Nợ nước ngoài

Một phần của tài liệu 570 Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam (Trang 42 - 52)

Tổng nợ của Việt Nam bao gồm cả nợ dài hạn, nợ tín dụng của IMF và nợ ngắn hạn. Sau 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế không còn nữa, nợ vay tăng thêm hằng năm tuy có giảm đi, nhưng mức nợ khổng lồ từ trước đó tiếp tục sinh lãi làm cho nợ tồn

đọng vẫn ở mức đáng lo ngại, từ 23.270 triệu USD năm 1990 tăng lên đỉnh điểm 26.257 triệu USD năm 1996. Giai đoạn sau, Việt Nam tiếp tục vay thêm nợ với tốc

độ tăng hằng năm xấp xỉ 2 lần. Như vậy, mức độ tăng liên tục kéo theo tổng nợ phải trả theo cam kết và lãi vay hằng năm của Việt Nam cũng tăng lên. Nếu so với mức tăng 78,8%/năm của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thì tổng dịch vụ nợ không

đáng lo ngại nhưng nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng GNP trung bình 10%/năm thì tổng dịch vụ nợ thực sự là một gánh nặng. Kể từ năm 1997, tổng nợ đã được cải thiện nhờ ta được giảm nợ và bố trí lại lịch trả nợ. Chúng ta đã hoàn tất được thỏa thuận giảm nợ là 572 triệu USD làm tổng nợ Việt Nam giảm 17% so với năm 1996, gánh nặng nợ nần phần nào “dễ thở” hơn. Năm 2000, Nga thực hiện hiệp định gia hạn nợ và đã đưa tổng nợ xuống còn 12.787 triệu USD. Nhìn chung, Nợ Việt Nam

đến thời điểm này không quá lo ngại do chúng ta đã thành công trong xử lý nợ đến hạn, khống chế được luồng nợ vay ngắn hạn,… nhưng còn một số vấn đề trong sử

dụng và quản lý nợở nước ta còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết.

Đồ thị 2.12: Nợ nước ngoài và dịch vụ nợ của Việt Nam

Đó là trong vay nợ và viện trợ, chúng ta chưa xác định rõ mục tiêu, hiệu quả kinh tế

theo quan điểm thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu tạo ra lợi nhuận và có ngoại tệ để trả

nợ. Nhiều cán bộ lãnh đạo của chúng ta khi nhận được các khoản ODA vẫn còn nghĩ

là “của cho không”, họ không có ý thức vay là phải trả vì thế đã để buông lỏng trong quá trình thực hiện các dự án. Ngay cả khi viện trợ không hoàn lại cũng có cái giá của nó, nhà tài trợ đòi hỏi người sử dụng phải dùng vốn vào đúng mục đích, đúng nơi, đúng chỗ. Thêm vào đó, chúng ta chưa xây dựng được một chiến lược vay và trả

nợ cụ thể rõ ràng cho từng khoản vay, do đó việc ban hành các chính sách và cơ chế

quản lý không khỏi lúng túng. Nhiều cấp cùng quản lý một dự án và có khi một nguồn viện trợđược phân tán ở nhiều ngành, nhiều địa phương gây ra những chi phí giao dịch không đáng kể.

Một điểm nổi bật liên quan tới vấn đề vay nợ của Việt Nam đó là việc lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế sau 10 năm chuẩn bị vào 27/10/2005 tại New York. Sự kiện này là một dấu hiệu cho thấy một bước tiến hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Với số nợ trái phiếu 750 triệu USD phát hành tuy làm cải thiện cán cân thanh toán nhưng lại làm tăng tổng nợ của Việt Nam. Thêm vào đó, phần lớn trong số nợ này (500 triệu USD) được dùng vào việc cho Vinashin vay đểđầu tư. Vì vậy, rõ ràng khoản nợ này phụ thuộc vào khả năng trả nợ của Vinashin, trong trường hợp công ty không thể thanh toán được thì rõ ràng sẽ tạo áp lực khá lớn cho chính phủ khi đến thời điểm đáo hạn. Do đó, việc quản lý hiệu quả sử dụng nợ vay lại được

đặt ra. Rủi ro quốc gia của Việt Nam cũng được thể hiện trong đợt phát hành trái phiếu lần này khi nhà đầu tư mua trái phiếu với giá bằng 98,223% mệnh giá. Điều này cho thấy rõ mức độ rủi ro quốc gia tác động đến khả năng vay nợ của một quốc gia.

Dù số dư nợ vay thêm hàng năm của Việt Nam có giảm nhưng đó chỉ là do các chủ

nợ xóa và giảm nợ chứ không phải ta sử dụng nguồn lực của mình để trả nợ. Thêm vào đó là nợ vay thêm tăng lên nhanh chóng tạo ra những nguy cơ vay nợ ngày càng cao trong khi tốc độ tăng trưởng lại không tương xứng với tốc độ gia tăng của nợ.

Điều này có thể dẫn đến vỡ nợ và mất chủ quyền quốc gia. Lúc đó, sẽảnh hưởng đến môi trường đầu tư, hạn chế luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước. Vấn đề thâm hụt NSNN và mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư có lẽ là nhân tố chủ yếu làm nợ

vay thêm của Việt Nam hàng năm tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra còn phải kế đến tốc độ tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát,…cũng ảnh hưởng đến tình hình vay nợ.

Chương II: Tình hình kinh tế Việt Nam dưới góc độ rủi ro quốc gia

Nếu chúng ta để xảy ra tình trạng vay nợ quá mức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng

đến nền kinh tế vĩ mô. Đó là gây tổn thất về tính hiệu quả của việc đánh thuế: vay nợ

nhiều tạo áp lực buộc nhà nước phải tăng thuếđể trả nợ vay và điều này sẽ càng làm bóp méo kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến thu hút vốn nước ngoài.

2.2.3 Hệ thống tài chính – ngân hàng

2.2.3.1 H thng ngân hàng thương mi (NHTM):

Theo báo cáo gần đây của WB, ngân hàng (NH) là lĩnh vực chậm cải cách nhất trong nền kinh tế năng động của Việt Nam. Theo báo cáo này thì thách thức lớn nhất đối với quá trình hội nhập quốc tế trong dịch vụ NH của Việt Nam là xuất phát điểm còn thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ chức NH lạc hậu và trình độ quản lý thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Phần lớn các NHTM Việt Nam đều có vốn tự có thấp, quy mô kinh doanh nhỏ, quản trị còn yếu kém, hoạt động trong tình trạng quá tải (do vốn hạn hẹp, thị trường vốn còn kém phát triển, yêu cầu về vốn cho tăng trưởng kinh tế cao). Năng lực tài chính của các NH nội địa còn rất non yếu. Theo dựđoán của VAFI - Hiệp hội các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam, quy mô trung bình của hệ thống NHTM Việt Nam 5 năm tới chỉ vào khoảng 100 triệu USD/NH, đây là khoảng cách rất xa so với mức trung bình 1- 2 tỷ USD/NH ở các nước trong khu vực. Mức vốn tự có thấp là nguyên nhân làm sức mạnh tài chính yếu và khả năng chống đỡ rủi ro kinh doanh kém. Hiện nay, tỷ lệ

vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro của hầu hết các NHTM quốc doanh chỉđạt mức 2,5 – 3%, trong khi quy định của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) là 8%. Uy tín không cao nên khả năng huy động cũng hạn chế. Trong khi nợ tồn đọng khá lớn (nhất là các khoản tồn đọng liên quan đến các vụ án, liên quan đến các công trình lớn của Nhà nước) thì yêu cầu về vốn cho nền kinh tế là rất lớn (nhất là vốn trung và dài hạn). Các NHTM quốc doanh hiện đang quá tải do vốn hạn chế, đòi hỏi vốn của nền kinh tế lại cao, các NHTM cũng phải đảm đương các nhiệm vụ chính trị như tham gia vào các dự án lớn, dự án trọng điểm của Nhà nước.

Chất lượng tín dụng tuy đã được cải thiện nhưng rủi ro còn cao, mối quan hệ tín dụng giữa NH và doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không được giải quyết triệt để cho nên tỷ lệ nợ xấu sẽ còn tăng lên. Hiện tại, quan hệ

này đã được thay đổi theo hướng thương mại, tính tự chủ của NH trong cho vay đã

được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, cơ cấu cho vay theo chỉđịnh từ trước đến nay vẫn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHTM không thực sự bền vững. Khi thị trường tài chính kém phát triển, hệ thống pháp luật kém hiệu lực thì khả năng thanh lý những khoản nợ khó đòi ở các DNNN sẽ là công việc rất khó. So với các nước trong khu vực và thế giới thì mức độ dịch vụ

NH tại Việt Nam đang ở mức thấp, tỷ lệ phí trên tiền lãi của các NHTM Việt Nam chỉ hơn 10%, trong khi tỷ lệ này của Mỹ và Canada là 56%, Australia và New- Zealand là 63%, Nhật Bản và Hàn Quốc là 44%.

Chi phí đầu tư cho phát triển và hiện đại hóa các dịch vụ NH tăng không tương ứng với hiệu quảđem lại. Mối liên kết, hợp tác giữa các NH còn lỏng lẻo. Khả năng giám sát của NH tuy đã được cải thiện nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế. Các NH chưa tạo dựng được hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho phân tích, dự báo tình hình tài chính, tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay, các quy định về việc phân loại cho vay chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn hơn là rủi ro tín dụng của các khoản cho vay; các vấn đề liên quan

đến việc định giá tài sản thế chấp không được đánh giá đầy đủ; các quy trình thanh tra hiện tại tập trung vào việc tuân thủ quy định với hướng dẫn do NHNN ban hành thay vì việc đánh giá mức vốn an toàn trên cơ sở cơ cấu rủi ro của NH.

Công nghệ NH tuy được đổi mới cơ bản song vẫn còn một khoảng cách khá xa so với hệ thống NH của các nước trong khu vực và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Điều này thể hiện ở tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông vẫn chiếm một tỷ lệ lớn và là phương tiện thanh toán chủ yếu ở Việt Nam do các doanh nghiệp và dân cư vẫn chưa sẵn sàng sử dụng dịch vụ thanh toán của NH.

Trình độ quản lý của các NHTM còn nhiều bất cập so với yêu cầu mới. Tình hình này phản ánh một phần thực trạng chưa phát triển của thị trường tài chính và các khuôn khổ pháp luật, kế toán và quản lý không đầy đủ nhưng chủ yếu do thiếu sự

cạnh tranh trong ngành NH và cơ cấu sở hữu mang tính độc quyền, điều tạo ra rất ít

động lực cho các NH cải thiện hoạt động. Hệ thống dịch vụ NH trong nước còn đơn

điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về

dịch vụ NH truyền thống. Các NH huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của NH, chiếm trên 80% tổng thu nhập.

Việt Nam còn thiếu rất nhiều các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực NH. Điều này không những đáng lo ngại cho các NH nội địa trong vấn đề quản lý NH mà còn là nguy cơ cạnh tranh nhân lực giữa các NH sẽ đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao

Chương II: Tình hình kinh tế Việt Nam dưới góc độ rủi ro quốc gia

chất xám. Bên cạnh những điểm hạn chế hay còn gọi là những nguy cơ tiềm ẩn nêu trên, các NH trong nước còn gặp phải vấn đềđáng lo ngại nữa là thị phần co hẹp. Vào tháng 5/2006, chính phủđã phác thảo một chiến lược cải tổ lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam được chuyển đổi thành một ngân hàng trung ương hiện đại được ủy nhiệm (và có khả năng) điều hành chính sách tiền tệ và giám sát các

định chế tài chính. Các ngân hàng quốc doanh sẽ được tái cấu trúc trong một nỗ lực cải thiện hiệu quả hoạt động và sẽ tiến hành cổ phần hóa cho đến 2010. Và trong nỗ

lực này, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã thực hiện cổ phần hóa vào cuối năm 2007. Một sự bùng nổ thị trường chứng khoán đã tạo khả năng cho nhiều ngân hàng thương mại cổ phần gia tăng vốn chủ sở hữu và vì thế gia tăng tỷ lệ

an toàn vốn. Một số ngân hàng trong nước cũng đã bắt tay với các ngân hàng quốc tế

với vai trò đối tác chiến lược như Sacombank, ACB, …

2.2.3.2 Th trường chng khoán:

Thị trường chứng khoán Việt Nam tập trung chính thức hoạt động vào tháng 07/2000 với những con so ban đầu nhỏ bé. Tuy nhiên theo thời gian, thị trường chứng khoán phát triển vượt xa hơn kỳ vọng. Nổi bật là trong năm 2006, Số lượng các công ty niêm yết tăng từ 41 lên 193 và tổng giá trị vốn hóa thị trường được tạo ra hầu như

gấp 20 lần so với năm 2005, lên mức 14 tỷ USD, tức khoảng 22,7% GDP. Chỉ số

chính của thị trường VN-Index đi lên từ mức 307,5 vào cuối năm 2005 đến mức 751,8 sau đó 12 tháng, và đạt mức 1.138 vào cuối tháng 2/2007. Trong thời gian này,

đã có những quan ngại về các nhà đầu tư sử dụng vốn từ việc vay mượn ngân hàng có thể đối mặt với những khó khăn khi chi trả nếu giá chứng khoán giảm xuống nhanh, và dòng vốn lớn có thể gây ra khó khăn cho việc thực hiện các chính sách tiền tệ và tỷ giá. Với suy nghĩ này, ngân hàng trung ương đã cảnh báo các ngân hàng thương mại về rủi ro của việc gia tăng các khoản cho vay cầm cố bằng chứng khoán và đã yêu cầu các ngân hàng báo cáo về các khoản cho vay này.

Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán tương đương khoảng 28% GDP trong 2007 (số liệu từ ADB) so với mức 5% trong năm 2005. Dưới những áp lực về sự bất

ổn của chứng khoán và tác động lạm phát của tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vào tháng 6, ngân hàng nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng giới hạn cho vay kinh doanh chứng khoán ở mức 3% tổng dư nợ tính tới cuối 2007.

Đồ thị 2.13: Diễn biến chỉ số VN-Index từ 2005 đến đầu 2008

Nguồn: Dữ liệu từ Công ty chứng khoán BIDV www.bsc.com.vn

Luật chứng khoán đã được thông qua và có hiệu lực vào tháng 1/2007. Nó cung cấp một cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ nhà đầu tư và tính minh bạch của thị trường, bao gồm các yêu cầu về công bố thông tin ra công chúng đối với các công ty cổ phần đại chúng. Tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty niêm yết

được nâng từ 30% lên 49%. Sự bùng nổ thị trường chứng khoán cũng khuyến khích nhiều hơn các công ty quốc doanh tiến hành cổ phần hóa. Nhiều công ty thành viên của các công ty quốc doanh chủ lớn trong các lĩnh vực như thủy điện đã thực hiện thành công việc phát hành lần đầu ra công chúng. Vào tháng 12, thủ tướng đã thông qua danh sách các công ty nhà nước sẽ cổ phần hóa trong giai đoạn 2007-2010, bao gồm những công ty chủ chốt như Viet Nam Airlines.

Áp lực cạnh tranh gia tăng từ việc hội nhập sâu hơn vào thị trường toàn cầu đã khích lệ nhu cầu tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đã lên kế hoạch cổ

phần hóa thêm 1500 doanh nghiệp cho số 2100 doanh nghiệp đến 2010. Chẳng hạn như công ty bảo hiểm Bảo Việt, công ty bảo hiểm lớn nhất, đã phát hành cổ phần lần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầu ra công chúng và tháng 6/2007 và các doanh nghiệp khác như Vietcombank đã tiếp nối. Thêm vào đó, các công ty thuộc sở hữu 100% hoặc một phần của nhà nước

được chuyển từ các bộ và tỉnh sang cho Công ty đầu tư vốn nhà nước nhằm giảm sự

liên quan của các bộ ngành trong việc điều hành doanh nghiệp.

Mặc dù có những bước phát triển được đánh giá là rất tốt nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được xem xét:

Chương II: Tình hình kinh tế Việt Nam dưới góc độ rủi ro quốc gia

Một phần của tài liệu 570 Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam (Trang 42 - 52)