Cán cân tài khoản vãng lai:

Một phần của tài liệu 570 Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam (Trang 36 - 38)

Xuất khẩu trong năm 2006 tăng 23% (đo lường bằng USD). Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP tăng từ 46% trong năm 2000 lên 66% trong năm 2006, cho thấy mức độ mở

cửa của nền kinh tế ngay cả khi Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 1/2007. Cơ cấu xuất khẩu ngày càng trở nên đa dạng hơn – các hàng hóa như dầu thô, gạo, hải sản, và cà phê vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, nhưng các sản phẩm chế biến cũng đang tăng lên. Xuất khẩu hàng may mặc, hàng điện tử, và sản phẩm gỗ mỗi loại cũng tăng ít nhất 20% trong năm 2006. Tăng trưởng trong xuất khẩu hàng hóa năm 2007 thì ngược lại giảm xuống 19,4% so với 25,7%. Giá trị dầu thô xuất khẩu giảm khoảng 10%, phần lớn do sự sụt giảm trong sản lượng dầu. Xuất khẩu hải sản, một trong các danh mục xuất khẩu lớn nhất, bị suy giảm bởi một số vấn đề liên quan tới các thị

trường nước ngoài về việc nhiểm bẩn chất kháng sinh trong tôm. Các hạng mục khác

đều tăng mạnh như: xuất khẩu cà phê tăng gấp đôi do khi giá cà phê toàn cầu tăng lên, dệt may tăng 25,9% sau khi nhưng bãi bỏ quota theo sau sự gia nhập WTO. Xuất khẩu đồ gỗ cũng như các năm trước đã tăng 23%.

Đồ thị 2.7: Tăng trưởng xuất khẩu và các nhóm hàng xuất khẩu

Số liệu tính theo nửa năm Nguồn: Asian Development Outlook 2007

Cầu trong nước gia tăng, đặc biệt từ các dự án đầu tư, làm gia tăng nhập khẩu, mở

rộng thâm hụt thương mại lên 4,5 tỷ USD trong năm 2006. Sự gia tăng mạnh mẽ

trong kiều hối và thu từ du lịch đã giúp giới hạn mức thâm hụt tài khoản vãng lai ở

mức 1,3 tỷ USD hay 2,1% GDP.

Đầu tư mạnh mẽ dẫn tới sự gia tăng 30,4% trong nhập khẩu hàng hóa vào nửa đầu 2007, gấp đôi tỷ lệ năm trước. Nhập khẩu máy móc thiết bị tăng 46,5% và nhập khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa sơ chế cũng gia tăng.

Đồ thị 2.8: Tăng trưởng nhập khẩu và các nhóm hàng nhập khẩu

Số liệu tính theo nửa năm Nguồn: Asian Development Outlook 2007

Thâm hụt thương mại tiếp tục mở rộng là kết quả của xu hướng trên với giá trị gần 4,8 tỷ USD trong nửa đầu 2007, tương đương với khoảng 16% GDP, so với mức 2 tỷ

cùng kỳ năm trước. Hầu hết phần giá trị thâm hụt tăng thêm này là các hàng hóa là

Chương II: Tình hình kinh tế Việt Nam dưới góc độ rủi ro quốc gia

vào). Vì thế cán cân tài khoản vãng lai ước tính sẻ thâm hụt khoảng 5% GDP trong năm 2007.

Đồ thị 2.9: Cán cân tài khoản vãng lai (%/GDP)

Nguồn: Asian Development Outlook 2007

Một phần của tài liệu 570 Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)