1 Thiết kế quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu 485 Xác định kiến thức, kỹ năng cần thiết của cán bộ quản lý cấp quận (Trang 37 - 41)

- Từ cơ sở nêu trên, có thể thấy hiện nay dù đã có tiêu chuẩn về kiến thức, và kỹ năng cho các CBQL làm vịệc trong hệ thống chính trị (Quyết định 199 –

2. 1 Thiết kế quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 02 bước : nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu định tính được thực hiện 02 lần, thông qua hình thức thảo luận:

- Nghiên cứu định tính lần 1: để khám phá các yếu tố, bằng phương pháp Brain Storming, Giáo viên hướng dẫn, Tiến sĩ Trần Thị Kim Dung đã tổ chức thảo luận với các nhân viên (gồm 120 sinh viên lớp Quản trị kinh doanh – Văn bằng 2, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ) có tiếp xúc với các CBQL để lấy ý kiến những kiến thức, kỹ năng cần có của một CBQL. Kết quả thu được 154 kiến thức, kỹ năng cần thiết (Phụ lục 1.2 và 1.3).

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính lần 1, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Quận 5, đề tài thực hiện nghiên cứu định tính lần 2 dưới hình thức thảo luận với đối tượng tham gia là 08 đồng chí CBQL cấp Quận tại cơ quan Quận ủy Quận 5 (Phụ lục 2).

Kết quả nghiên cứu định tính lần 2 đã giúp đề tài phát hiện thêm nhiều biến quan sát, bổ sung vào bảng câu hỏi điều tra như : kiến thức về lý luận chính trị và quản lý hành chính Nhà nước, kiến thức quản lý đô thị, kiến thức về quản trị nhân sự, kiến thức về tình hình tôn giáo, kỹ năng chịu đựng phê bình, kỹ năng tự học hỏi hoàn thiện bản thân, kỹ năng hạn chế điểm yếu của cấp dưới.

Qua kết quả nghiên cứu định tính lần 2, đề tài xác định được 06 nhóm kiến thức và 08 nhóm kỹ năng cần thiết đối với người CBQL cấp Quận, đó là :

I - Kiến thức II - Kỹ năng

1 Quản trị - Kinh tế Nhân sự

2 Chính trị - Pháp luật Lãnh đạo

3 Văn hóa – xã hội Hoàn thiện bản thân

4 Tình hình thời sự Tác nghiệp

5 Đạo đức nghề nghiệp Giao tiếp

6 Ngoại ngữ Trình bày

7 Sử dụng công cụ, phương tiện làm

việc hiện đại

Đồng thời, qua phân tích tầm quan trọng, tính lặp lại của các yếu tố, nghiên cứu loại bỏ 86 biến từ kết quả nghiên cứu định tính, trong đó kiến thức là 24 biến và 62 biến kỹ năng.

Từ kết quả của 02 lần thực hiện nghiên cứu định tính, kết quả có 61 biến quan sát, trong đó có 23 biến liên quan đến kiến thức và 38 biến thuộc về kỹ năng người CBQL cấp Quận.

Bảng câu hỏi điều tra được thiết kế từ kết quả nghiên cứu định tính. Kết cấu bảng câu hỏi gồm 61 câu, tương ứng với 61 biến quan sát (23 biến về kiến thức và 38 biến về kỹ năng), các thông tin cá nhân như giới tính, tuổi tác, trình độ chuyên môn, mức độ làm việc với CBQL cũng được thiết kế trong bảng câu hỏi theo thang đo danh xưng để đo lường sự khác biệt khi đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố kiến thức, kỹ năng cần thiết. (Phụ lục 3).

Với sự giúp đỡ của Ban Tổ chức Quận ủy, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp 292 người là CBQL hiện đang công tác tại Quận 5 và một số các chuyên viên giúp việc công tác tại cơ quan Quận ủy Quận 5, đối tượng phỏng vấn có độ tuổi từ 25 đến 55 tuổi.

Hình 2.1 – Quy trình nghiên cứu của đề tài :

Hình 2.1 - QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Mô hình lý thuyết : Các kiến thức và kỹ năng cần thiết của CB lãnh đạo và quản lý chủ chốt cấp Quận

Nghiên cứu định tính ThảĐo luóng vai ận tay đôi (02 lần) Điều chỉnh Thang đo chính Nghiên cứu định lượng (N = 292) Kết quả - Kiểm định mức độ quan trọng của các yếu tố - Tính hệ số Cronbach Alpha của các nhóm kiến thức và kỹ năng - Kiểm định T - Test - Kiểm định Anova

2.2 – Nghiên cứu định tính

2.2.1 - Các nhóm kiến thức cần thiết đối với người CBQL cấp Quận – Nhóm kiến thức về quản trị - kinh tế – Nhóm kiến thức về quản trị - kinh tế

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới - WTO vào ngày 07/11/2006, các cam kết của Việt Nam về thay đổi hệ thống luật pháp, phù hợp thông lệ quốc tế, … buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển biến mạnh mẽ từ phong cách quản lý, kiến thức quản trị kinh tế, kiến thức luật pháp để phù hợp, thích nghi, tồn tại, vươn lên trong cạnh tranh. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với CBQL cũng cần am hiểu các kiến thức về kinh tế nói chung và kinh doanh nói riêng dù công tác ở ngành, lĩnh vực nào.

Trong xu thế hiện nay, phát triển kinh tế là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, để nâng cao đời sống của người dân, vì mục tiêu xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, tăng cao phúc lợi xã hội về mọi mặt. Đứng ở giác độ chính trị, phát triển kinh tế còn góp phần “sử dụng quyền lực chính trị”, từ đó tạo hiệu ứng “giữ quyền lực chính trị” hay nói cách khác là giữ được chủ quyền quốc gia. CBQL dù đang công tác ở đâu cũng cần kiến thức về kinh tế để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị của bất kỳ một công dân đối với đất nước.

Trong nhóm này phải kể đến các kiến thức về quản trị nói chung, tâm lý trong quản lý, các kiến thức về nhân sự, … đó là :

Một phần của tài liệu 485 Xác định kiến thức, kỹ năng cần thiết của cán bộ quản lý cấp quận (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)