Áp dụng hình thức thưởng tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 20 (Trang 73 - 78)

II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1 Công tác tổ chức lao động

8. Áp dụng hình thức thưởng tạo động lực cho người lao động

Làm thế nào để phát huy khả năng tiềm tàng của mỗi nhân viên, để nhân viên trung thành với công ty, làm việc tận tâm và luôn cố gắng cải tiến hoạt động để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Đó là khoa học và nghệ thuật của các nhà lãnh đạo. Để làm được điều đó, lãnh đạo công ty cần phải tạo động lực để kích thích người lao động.

Việc tạo động lực cho cán bộ công nhân việc là một việc làm thiết thực gắn liến với hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo động lực sẽ

làm cho người lao động trở nên hưng phấn và hăng hái hơn trong công việc, người lao động sẽ có ý thức hoàn thiện mình do họ cảm thấy được trách nhiệm của họ cần phải làm gì đó để đáp lại sự mong đợi của công ty.

Công ty nên áp dụng những hình thức như: thưởng cho những ai có kết quả làm việc tốt, có những sáng tạo mới mang lại lợi ích cho Công ty, tạo cơ hội phát triển và tăng tiến cho người lao động như đề bạt, tăng lương....

Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung vào thu nhập của người lao động, nó có tác dụng khuyến khích người lao động hăng say hoạt động sản xuất đồng thời với nó khi người công nhân có ý thức tiết kiệm vật tư, hoàn thành vượt mức kế haọch thì nó đem lại một lợi ích to lớn cho Công ty.

Ở các xí nghiệp may, vật tư có tầm quan trọng đặc biệt. Do vậy, việc tiết kiệm vật tư và hạ giá thành sản phẩm là yêu cầu rất quan trọng, là chỉ tiêu xét thưởng cho các xí nghiệp. Công ty phải xét đến các chỉ tiêu hao vật tư thực tế so với định mức, xác định độ lãng phí hay tiết kiệm vật tư của từng khâu để có thưởng phạt hợp lý.

Điều kiện thưởng là phân xưởng có tỷ lệ tiêu hao vật tư thấp hơn tỷ lệ định mức do Công ty, xí nghiệp quy định và đồng thời với nó là phạt khi tỷ lệ tiêu hao vật tư lớn hơn định mức và qui trách nhiệm cho từng công nhân để nâng cao ý thức của họ trong sản xuất.

Ví du:

Hiện nay mức tiêu hao vật tư của công ty cho xí nghiệp là 4% so với định mức kế hoạch nếu xí nghiệp tiêu hao vật tư thực tế là 3,5 % tiết kiệm được 0,5% chi phí vật tư. Xí nghiệp 2 sản xuất 22500 quân phục chiến sĩ quần đông nữ Tropican kết quả giá thành toàn bộ của sản phẩm là 160.612 đ/bộ. Chí phí vật tư là 97.628 đ/bộ, do vậy xí nghiệp tiết kiệm được là:

97.628 x 22.400 x 0.5% = 10.934.336 đ

Từ đó xí nghiệp sẽ được hưởng một phần tiết kiệm vật tư (chẳng hạn Công ty trích thưởng 50%), vậy số tiền thưởng xí nghiệp 2 sẽ nhận được là:

10.934.336 x 50% = 5.467.168 đ

Nguồn tiền thưởng này sẽ được xí nghiệp phân chia cho các tổ, cá nhân có thành tích tiết kiệm vật tư theo khả năng của từng tổ, từng người.

Ngoài tiền thưởng, tiết kiệm vật tư công ty còn nên đề ra chế độ thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch, thưởng sản xuất ra 100% chất lượng

sản phẩm loại I để khuyến khích người lao động hăng say, có trách nhiệm trong công việc, nhằm đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất.

KẾT LUẬN

Tiền lương có ý nghĩa vô cùng to lớn trong xã hội. Tiền lương được coi là đòn bẩy đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước. Do vậy các chính sách về tiền lương luôn luôn là chính sách quan trọng của mỗi quốc gia. Tiền lương kích thích năng suất lao động, tác động mạnh mẽ đến ý thức, thái độ của người lao động. Tiền lương luôn mang trong nó mục đích tự thân, nghĩa là trước khi là một phần của chí phí sản xuất, tiền lương là phương tiện cho việc thực hiện ý đồ kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của các chủ doanh nghiệp. Như vậy, tiền lương có vai trò rất quan trọng. Việc giải quyết các vấn đề phải đặt nó trong mối quan hệ và sự tác động qua lại với nhiều vấn đề kinh tế khác, đặc biệt với sự phát triển của xã hội và nâng cao năng suất lao động. Trong doanh nghiệp tiền lương phải đảm bảo được sự công bằng và khuyến khích người lao động tăng khả năng làm việc.

Đối với doanh nghiệp, để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì mỗi doang nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng, một cách thức trả lương thích hợp. Trả lương sản phẩm đang là một phương pháp được sử dụng rộng rãi tại các xí nghiệp bởi các ưu điểm của nó và việc hoàn thiện công trả lương này đang thực sự trở nên cần thiết giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trong cạnh tranh và phát triển một cách bền vững.

Trải qua 50 năm phát triền, Công ty 20 đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó công tác trả lương sản phẩm đã được Công ty rất quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế nhất định. Trong thời gian thực tập tại công ty 20, bằng những lý luận đã được trang bị kết hợp với thực tiễn của Công ty, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương sản

phẩm. Tuy nhiên do thời gian và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo PGS- TS Lê Thị Anh Vân, các thày cô trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Ban lãnh đạo, các phòng, ban thuộc Công ty 20, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này./.

Sinh viên thực hiện

Hoàng Văn Đạt TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quản trị nhân sự, Nguyễn Hữu Thân, NXB Thống kê, 2005.

2. Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý lao động, tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

3. Giáo trình tổ chức lao động khoa học trọng xi nghiệp, NXB Giáo dục, 1996.

4. Điều lệ công tác Hậu cần QĐNDVN ban hành tháng 2 năm 1999 5. Phát huy nguồn nhân lực - yếu tố con người trong sản xuất, kinh doanh của PTS Đặng Vũ Chư và PTS Ngô Văn Quế.

6. Cương lĩnh chính trị Đảng cộng sản Việt Nam về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020.

7. Nghị định 41/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ máy của Bộ Quốc phòng.

8. Chế độ tiền lương mới, NXB Lao động, 2005.

9. Giáo trình kinh tế lao động, NXB Lao động XH, 2000.

10. Tài liệu “Công ty 20 – 45 năm xây dựng và trưởng thành” NXB Quân đội nhân dân, 2004.

11. Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động XH, 2004.

12. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh năm 2004-2006 của Công ty 20.

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Sinh viên: Hoàng Văn Đạt

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Đề tài thực tập: Một số giải pháp quản lý nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 - Tổng cục Hậu cần - QĐNDVN.

Công ty 20 nhận xét về sinh viên Hoàng Văn Đạt trong thời gian thực tập tại Công ty (từ tháng 9/2006 đến tháng 01/2007) như sau:

- Chấp hành tốt các nội quy, quy định của Công ty;

- Có ý thức trong việc tìm tòi, học hỏi thực tế, tham gia tích cực vào các hoạt động của Công ty;

- Đoàn kết tốt, có nối sống giản dị, khiêm tốn, chan hoà gần gũi với CBCNV nên được mọi người tin yêu quý mến;

- Bài viết trung thực, có nhiều ý kiến phân tích sâu. Công ty có thể xem xét áp dung vào thực tế để nâng cáo hiệu quả về công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty.

Công ty 20 xác nhận sinh viên Hoàng Văn Đạt đã hoàn thành tốt kỳ thực tập tại Công ty. Kính đề nghị Trường Đại học Kinh tế Quốc dân quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ./.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 20 (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w