Nguyên nhân khách quan – những tồn tại lịch sử

Một phần của tài liệu 520 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 58 - 60)

Xuất phát điểm thấp kém của nền kinh tế & triền miên chiến tranh giành độc lập dân tộc. Như đã trình bày ở mục 2.1, lịch sử kinh tế của đất nước ta trong từng giai

đoạn phát triển của nhân loại đều đi sau các nước tiên tiến trên thế giới. Chúng ta phải triền miên sống dưới sự đô hộ của phong kiến Trung Quốc, cai trị của thực dân Pháp, Mỹ

và những cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc kéo dài đến mãi năm 1975. Tuy vậy, doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ mới thực sự bắt đầu từ năm 1986, hội nhập kinh tế thế giới cũng chỉ mới bắt đầu khi lần đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức ASEAN vào năm 1995. Do đó những thiếu sót về văn hóa doanh nghiệp như đã trình bày ở trên là không thể tránh khỏi trong thời gian phát triển ngắn.

Không có đội ngũ doanh nhân đủ mạnh để kiến tạo văn hóa doanh nghiệp.

Trong suốt chiều dài phát triển kinh tế của đất nước, doanh nhân chưa bao giờ được tôn trọng và khuyến khích phát triển. Cho đến mãi thế kỷ 15, thứ hạng của xã hội được quan niệm là sĩ – nông – công – thương, làm quan rồi đến làm nông và cuối cùng mới là thương nhân, cha mẹ chỉ thích con cái học hành đỗ trạng làm quan. Kẻ giàu có bằng thương nghiệp bị quan lại ức hiếp, sách nhiễu. Trong thời kỳ bao cấp thì xã hội coi doanh nhân là thứ “con buôn” rồi đến “con phe”, tư tưởng cho doanh nhân là tầng lớp bóc lột. Hơn thế nữa, trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc, vai trò của doanh nhân cũng rất mờ nhạt, chưa đóng góp lớn cho xã hội nên chưa thay đổi được những quan niệm của xã hội. Những quan niệm khắt khe của xã hội về kinh doanh đã không khuyến khích những người tài giỏi đi theo nghiệp kinh doanh, không tạo ra niềm đam mê kinh doanh trong nhân dân.

Văn hóa làng xã khép kín ảnh hưởng đến sự đổi mới, năng động, sáng tạo cần có trong thời đại kinh doanh ngày nay. Tập quán của hệ thống làng xã khép kín và tự trị vốn có tác dụng trong tổ chức chống ngoại xâm, bảo tồn nền văn hóa dân tộc thì những tàn dư còn đọng lại của nó hôm nay lại là lực cản cho sự phát triển. Mô hình này dễ làm nảy sinh và duy trì một lối sống dễ bằng lòng với cái hiện có, dễ thỏa hiệp, ngại “rút giây động rừng”, tự an ủi “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, sợ “sinh sự thì sự sinh” cho nên chủ trương “cơm sôi lửa nhỏ”, “một điều nhịn chín điều lành”. Tâm lý “trâu ta ăn cỏ đồng ta”, cung cách “sống lâu lên lão làng”, cái trật tự “lão quyền”, “ông bảy mươi phải hỏi ông bảy mươi mốt”… Kết quả là chúng ta ngại đổi mới, ít thích va chạm với môi trường, ít có tư tưởng đột phá.

Một phần của tài liệu 520 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)