Các tác động bất lợ

Một phần của tài liệu 471 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 84 - 88)

- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế

3. Đánh giá tổng quát tác động của việc trung quốc gia nhập WTO tới xuất khẩu của Việt Nam

3.2. Các tác động bất lợ

Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, xuất khẩu của Việt Nam cũng chịu nhiều tác động bất lợi khi Trung Quốc gia nhập WTO vì Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu t−ơng đồng với Trung Quốc. Trong khi đó, nếu xét về

mức l−ơng và tay nghề của lao động thì Trung Quốc là một n−ớc có lợi thế so sánh hơn so với hầu hết các n−ớc khác trong khu vực. Đồng thời trong hai năm qua, các cơ sở đào tạo đại học đã đáp ứng tốt với xu thế phát triển của nền kinh tế. Ví dụ, năm 2000, 37% sinh viên tốt nghiệp đại học của Trung Quốc là kỹ s−

trong khi đó ở Hoa Kỳ chỉ là 6%. Do đó, có 3 tác động tiêu cực chủ yếu của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với các n−ớc trong khu vực, trong đó có Việt Nam: áp lực cạnh tranh trong n−ớc do hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc, giảm xuất khẩu và sự dịch chuyển của FDI và các ngành chế tạo sang Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, do không phải là thành viên của WTO nên Việt Nam sẽ không đ−ợc h−ởng sự đối xử S&D của các n−ớc phát triển là thành viên WTO23, đối xử MFN vĩnh viễn của Hoa Kỳ, đ−ợc phép áp dụng các biện pháp tự vệ theo quy định của WTO, giải quyết tranh chấp trong DSM của WTO và lợi ích của việc xoá bỏ hạn ngạch hàng dệt may với t− cách là một n−ớc đang phát triển trong WTO mà dĩ nhiên Trung Quốc sẽ đ−ợc h−ởng. Nh− vậy, th−ơng mại của Việt Nam với Trung Quốc và với các đối tác khác sẽ hoàn toàn dựa trên cơ sở các Hiệp định song ph−ơng. Do đó, th−ơng mại với n−ớc thứ ba của Việt Nam sẽ bất lợi hơn Trung Quốc khi Trung Quốc đã gia nhập WTO còn Việt Nam không phải thành viên của tổ chức này.

Xét riêng ảnh h−ởng đối với xuất khẩu, xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang Trung Quốc giảm đi do phải cạnh tranh với hàng nội địa của Trung Quốc và hàng xuất khẩu của các n−ớc khác.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là ảnh h−ởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới xuất khẩu của Việt Nam sang các thị tr−ờng khác. Nh− trên đã phân tích, xuất khẩu sang thị tr−ờng thứ ba của hai n−ớc t−ơng đồng nhau, ba trong số 10 nhóm/mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam (nông sản, dệt may, giày dép) t−ơng tự nh− hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc. Ngoài ra, các thị tr−ờng xuất khẩu chính cũng là Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ và ASEAN.

Bên cạnh các lợi thế so sánh sẵn có so với Việt Nam bao gồm tài nguyên thiên nhiên, diện tích rộng, quy mô và cầu của thị tr−ờng lao động và nguồn vốn, việc Trung Quốc là thành viên của WTO trong khi Việt Nam không phải là thành viên của WTO càng làm tăng hơn áp lực cạnh tranh đối với hàng hoá Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá hai n−ớc sẽ phụ thuộc vào chi phí sản xuất, chính sách tỷ giá hối đoái, các rào cản th−ơng mại thuế quan và phi thuế quan của chính phủ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Những cải thiện chính sách của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đã tác động tích cực đến những yếu tố này, làm tăng đáng kể năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Trung Quốc.

23

Việt Nam có thể vẫn đ−ợc h−ởng chính sách −u đãi hơn của các n−ớc đang phát triển nh− đ−ợc h−ởng GSP của EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các n−ớc này .

- Xét về chi phí sản xuất, khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam

thấp hơn nhiều so với hàng Trung Quốc. Thứ nhất, giá đầu vào nói chung cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều cao do Việt Nam phải nhập khẩu đa số hàng nguyên liệu trong khi Trung Quốc có thể tự túc đ−ợc và do trình độ công nghệ và kỹ thuật thấp. Ngành dệt may là ngành Việt Nam có khả năng cạnh tranh nh−ng thực tế ngành dệt chỉ đáp ứng đ−ợc khoảng 15-20% nguyên liệu cho ngành may, còn lại là phải nhập khẩu. Thứ hai, chi phí đầu vào cao cũng do cơ sở hạ tầng vận tải của Việt Nam còn yếu kém, kể cả đ−ờng bộ, đ−ờng biển và đ−ờng hàng không, đ−a chi phí lên loại cao nhất khu vực châu

á24. Trong khi đó, Trung Quốc đang rất chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng của n−ớc này. Trung Quốc đang cho phép khu vực t− nhân và kêu gọi đầu t−

n−ớc ngoài tham gia nhiều hơn vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc Trung Quốc tự do hoá các lĩnh vực dịch theo cam kết WTO và kêu gọi FDI vào xây dựng cơ sở hạ tầng chắc chắn sẽ giúp cải thiện nhiều hơn chi phí đầu vào và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Thứ ba là trong khi giá lao động ở Việt Nam tăng trong những năm gần đây, chi phí lao động của Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong ít nhất là một thập niên nữa.

Thực tế, nguyên nhân cơ bản của cả ba lý do trên là khả năng thu hút FDI vào chế xuất của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Trung Quốc có chính sách thu hút FDI thông thoáng và khuyến khích hơn so với Việt Nam nh−

thuế thu nhập, VAT và việc cấp giấy phép đầu t−, đặc biệt là các chính sách dành cho các đặc khu kinh tế và khu chế xuất. Các nhà đầu t− n−ớc ngoài nhận thấy Trung Quốc là nơi sản xuất lý t−ởng cả để tiêu thụ tại thị tr−ờng trong n−ớc và để xuất khẩu. FDI mang đến cho Trung Quốc không chỉ vốn, nguyên liệu mà cả trình độ công nghệ, quản lý giúp Trung Quốc giảm chi phí sản xuất.

- Về chính sách tỷ giá hối đoái, ngày 21/7/2005, Trung Quốc đã chính

thức huỷ bỏ chế độ tỷ giá NDT/USD vốn đ−ợc duy trì suốt nhiều năm qua. Mức phá giá b−ớc đầu là 2,1%, đ−a tỷ giá hối đoái lên 1 USD ăn 8,11 NDT.

Đối với các ngành nh− công nghiệp dệt may, ti vi, điện tử và các công nghiệp khác của Trung Quốc, đồng NDT tăng giá sẽ làm cho giá của các sản phẩm xuất khẩu tăng lên và khả năng cạnh tranh giá quốc tế bị suy giảm, nh−ng đồng thời chi phí nhập khẩu các linh kiện và thiết bị máy móc cũng giảm đi. Đối với dầu mỏ, khí tự nhiên, thép, nhôm, đồng và các nguyên liệu thô thiết yếu khác, ảnh h−ởng của việc tăng giá đồng NDT chỉ mang tính ngắn hạn và trung hạn, vì giá của các mặt hàng này đ−ợc cố định theo USD. Về ngắn hạn, các nguyên liệu và sản phẩm này sẽ đ−ợc định giá thấp vì khi đồng NDT tăng giá sẽ

24

Theo Vietnam còn nhiều bất lợi trong cạnh tranh (Vasc Orient www.vnn.vn 29/6/2002). Vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam đến cảng Yokohama Nhật Bản đang có mức giá cao nhất so với trong khu vực châu á là 1.500 USD/container, loại 40 feet trong năm 2001, tăng 100 USD so với năm 2000. Trong khi giá vận chuyển từ Băng Cốc đến cảng này chỉ là 1.350 USD/container. Đối với hàng hoá xuất khẩu bằng đ−ờng biển, đội tàu biển Việt Nam chỉ chiếm đ−ợc 12% thị phần.

giảm chi phí đối với các công ty cần mua những nguyên liệu thô đó để sản xuất và khuyến khích nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này tăng lên.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì nếu Trung Quốc chỉ mở rộng biên độ tỷ giá hối đoái ở mức thấp nh− đã nêu trên thì về th−ơng mại sẽ có tác dụng cải thiện thâm hụt th−ơng mại của Việt Nam nh−ng mức độ không lớn do sức cạnh tranh mạnh của hàng hoá Trung Quốc với chi phí thấp và lợi thế hơn nhiều so với hàng hoá Việt Nam. Mặt khác do cơ cấu hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam cũng khác nhau (Trung Quốc xuất hàng công nghiệp, Việt Nam xuất hàng nông sản ) trong quan hệ hai chiều cho nên tác động tích cực của việc tăng giá đồng NDT không đủ bù đắp lợi thế về sức bán của hàng hoá Trung Quốc.

- Về khả năng cạnh tranh, các ch−ơng trình hoàn thiện thể chế chính sách hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp và thu hút đầu t− n−ớc ngoài cũng nh− những nỗ lực của khu vực doanh nghiệp trong chuyển giao công nghệ, bao gồm cả công nghệ quản lý đã đem lại thành công của các doanh nghiệp Trung Quốc. Với khả năng học hỏi nhanh và cạnh tranh về chi phí lao động, các doanh nghiệp t− nhân Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh với các công ty có công nghệ nguồn. Khi Trung Quốc là thành viên WTO, FDI vào Trung Quốc tăng rõ rệt nhờ chính sách thông thoáng hơn của Chính phủ, môi tr−ờng kinh doanh thuận lợi và minh bạch hơn nh−ng cũng do những tố chất trên của doanh nghiệp Trung Quốc. Ng−ợc lại FDI lại giúp phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc.

- Về rào cản th−ơng mại, thực tế cả hai n−ớc Việt Nam và Trung Quốc đều đã ký kết các Hiệp định th−ơng mại song ph−ơng với các thị tr−ờng lớn. Thuế quan của EU và Nhật Bản giành cho Trung Quốc sẽ không có gì thay đổi so với tr−ớc đây và không phải là nguyên nhân chính gây biến động về t−ơng quan th−ơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc tại hai thị tr−ờng này. Cả hai n−ớc đều đ−ợc h−ởng GSP của cả EU và Nhật Bản giành cho một số sản phẩm. Tuy nhiên, t− cách thành viên WTO mang lại cho Trung Quốc quy chế đối xử th−ơng mại bình th−ờng vĩnh viễn của Hoa Kỳ, giúp n−ớc này đ−ợc h−ởng mức thuế suất MFN vĩnh viễn trong khi Việt Nam vẫn chịu sự rà soát lại hàng năm của Quốc hội Hoa Kỳ. Tr−ớc đây, Việt Nam vẫn có lợi thế hơn so với Trung Quốc về thuế suất tại thị tr−ờng ASEAN nhờ vào các cam kết theo AFTA cắt giảm thuế xuống còn 0-5% trong khi thuế suất đối với đa số hàng hoá của Trung Quốc từ 25-30%. Tuy nhiên, những cam kết trong khuôn khổ Hiệp định Th−ơng mại tự do ASEAN – Trung Quốc đã tạo cơ hội ngang bằng cho Trung Quốc trong tiếp cận thị tr−ờng các n−ớc ASEAN, thậm chí Trung Quốc còn thuận lợi hơn ở các thị tr−ờng mà Trung Quốc đã ký Hiệp định th−ơng mại tự do nh− Thái Lan.

Lợi ích chủ yếu mà Trung Quốc đ−ợc h−ởng so với Việt Nam là các rào cản phi thuế tại các thị tr−ờng sẽ phải giảm theo cam kết. Trong đó phải kể đến

việc xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Trung Quốc từ năm 2005 theo ATC tại mọi thị tr−ờng trong khi Việt Nam ch−a phải là thành viên nên vẫn phải chịu hạn ngạch của Hoa Kỳ.

Hàng hoá Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với nhiều loại hàng hoá từ nhiều n−ớc khác do nền kinh tế Trung Quốc mở hơn. Theo các cam kết trong khuôn khổ WTO cũng nh− các song ph−ơng khác, Trung Quốc đã giảm đáng kể thuế quan cũng nh− cam kết cắt giảm hàng rào phi thuế quan đối với hầu hết các n−ớc thành viên WTO. Hàng hoá của các n−ớc phát triển nh−

Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản có chất l−ợng cao, đa dạng, phong phú nh−ng tr−ớc đây xuất khẩu vào Trung Quốc khá hạn chế do những rào cản th−ơng mại của Trung Quốc thì hiện nay có nhiều cơ hội để xuất khẩu vào thị tr−ờng Trung Quốc. Trong khi đó, trên thị tr−ờng Trung Quốc, những thay đổi về hàng rào phi thuế quan sau khi Trung Quốc gia nhập WTO đã ảnh h−ởng đến xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu 471 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)