Về cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu 412 Phát triển các khu công nghiệp Tp. Cần Thơ đến năm 2010 (Trang 46 - 54)

Môi trường đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đến sự thành công và phát triển của KCN. Nó là cả một không gian tổng hợp được hình thành bởi nhiều yếu tố: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh trật tự... đảm bảo tạo được niềm tin đầu tư có sinh lợi cao nơi những nhà đầu tư. Xin đề xuất một số giải pháp sau:

a/ Trước hết, về công tác tuyên truyền vận động thu hút đầu tư:

+ Phải tập trung mọi nổ lực làm sao để các cấp các ngành và nhân dân Cần Thơ cùng đồng tình nhất trí chăm lo công việc cải thiện môi trường đầu tư, mong

ước biến Cần Thơ thành một môi trường hấp dẫn đầu tư nhất ởĐBSCL.

Muốn làm được điều đó, mọi người trước hết phải hiểu đúng, hiểu đủ về Cần Thơ, thấy được sự ưu đãi “trời cho” về vị trí địa lý, thiên nhiên, con người..., các KCN TP.Cần Thơ thật sự là điểm đến lý tưởng để đầu tư sinh lợi của mọi doanh nhân trong nước và quốc tế. Chỉ có hiểu biết đầy đủ và có lòng tự hào thì mới xúc tiến đầu tư với cả lòng tâm huyết như một nghĩa vụ tự nguyện góp phần bảo vệ và tô điểm cho Cần Thơ ngày càng hoành tráng hơn.

+ Cần xây dựng hệ thống thông tin đa dạng, phong phú về Cần Thơ và các KCN ở các ngành, các cấp (Ban Tuyên giáo, ngành Văn hóa Thông tin, Báo đài, văn học nghệ thuật, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, kiến trúc mỹ quan, kể cả

ngành giáo dục phổ thông, đại học...) để phổ biến đến mọi đối tượng gần xa trong và ngoài nước (kể cả những sinh viên, học sinh) một cách đầy đủ, đúng sự thật về vị

thế tự nhiên, vai trò tất yếu, môi trường thuận lợi đầy tiềm năng đặc thù của các KCN và của cả Cần Thơ.

+ Ban quản lý các KCN&CX Cần Thơ, các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, hội chợ, triển lãm, tài chính ngân hàng, kiến trúc xây dựng, các đơn vị xúc tiến đầu tư... cần có những tờ bướm, tạp chí tiếp thị, quảng cáo... chuyên ngành. Khai thác và cập nhật thông tin thường xuyên trên các website để kêu gọi đầu tư

vào các KCN Cần Thơ.

+ Tổ chức các hội thảo kêu gọi đầu tư theo hướng liên kết giữa các địa phương nhằm tránh lãng phí và cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin và cái nhìn toàn diện về môi trường đầu tư của ĐBSCL nói chung và của Cần Thơ nói riêng. Cần Thơ cần chủ động phối hợp với các tỉnh ĐBSCL trong việc tăng cường quảng

bá các tiềm năng, dự án để thu hút đầu tư. Hiện tại, có một thực tế không hay là các tỉnh ĐBSCL đang cạnh tranh với nhau trong kêu gọi thu hút đầu tư, địa phương nào cũng cố tranh thủ dự án về mình, dẫn đến tình trạng có nhiều lĩnh vực đầu tư trùng lắp không phát huy hiệu quả.

+ Một hình thức quảng bá cũng không kém phần quan trọng là thông qua việc tiếp cận, lấy ý kiến, nắm thông tin, hỗ trợ thường xuyên cho các doanh nghiệp

đến Cần Thơ làm ăn. Nếu các doanh nghiệp đầu tư hiệu quả nhờ môi trường thông thoáng, được các ngành các cấp Thành phố thường xuyên quan tâm thì chính họ

cũng sẽ là người quảng bá tốt về TP.Cần Thơ cho những nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, vấn đề này thời gian qua chưa thật sựđược Thành phố chú trọng.

b/ Khắc họa rõ nét môi trường kinh tế xã hội hấp dẫn của Cần Thơ bằng cách công khai hóa một các rộng rãi và minh bạch quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết thành phố Cần Thơ theo định hướng đô thị loại I, trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển các KCN và một số ngành then chốt khác như Thương mại, dịch vụ, Tài chính, Ngân hàng, Du lịch, “khu nông nghiệp công nghệ cao” và quy hoạch phát triển nông nghiệp rộng rãi theo mô hình “khu đô thị ruộng lúa chất lượng cao”, “khu đô thị vườn đặc sản”, “trang trại đô thị”... ở vùng nông thôn ven thành phố...

c/ Chú trọng hơn nữa cải cách hành chính, mặc dù đã được cải thiện nhưng thủ tục hành chính đầu tư vào KCN vẫn còn quá nhiều việc phải làm (Báo Tuổi trẻ

17/1/2004), vẫn còn phức tạp, chồng chéo làm nản lòng không ít nhà đầu tư. Cải cách hành chính không nên dừng lại ở khâu cấp phép đầu tư, thuế mà cần phải triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các thủ tục vềđất đai, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu....Để cải thiện: + Trước hết, phải đổi mới triệt để cách nghĩ, cách làm “tiền kiểm hậu đăng”

đối với nhà đầu tư trước đây sang “tiền đăng hậu kiểm”, mạnh dạn đơn giản hóa thủ

tục hành chính đăng ký đầu tư (thủ tục đầu vào) theo cơ chế một cửa, đồng thời hướng dẫn, phục vụ đến nơi đến chốn các nhà đầu tư thực hiện giấy phép, gắn liền với nắm chặt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

+ Thực hiện cơ chế quản lý đặc thù “một cửa, tại chỗ” tại Ban quản lý các KCN TP.Cần Thơ (nhà đầu tư làm hồ sơ, thủ tục chỉ nộp vào “một cửa” và nhận kết quả giải quyết cũng “tại chỗ” Ban quản lý KCN) bằng cách khi nhận được hồ sơ

Ban quản lý KCN có trách nhiệm cử cán bộ trực tiếp giúp các nhà đầu tưđến các cơ

quan có liên quan nộp hồ sơ xin giấy phép. Bởi vì theo quy định của pháp luật hiện hành khi nhà đầu tư vào các KCN để thực hiện mục đích của mình thì họ làm thủ

tục không chỉ tại “một cửa” cơ quan Ban quản lý các KCX & CN Cần Thơ, mà còn phải đến gõ cửa các cơ quan có thẩm quyền, xin phê duyệt hoặc xin các loại giấy phép trong suốt quá trình trước, sau khi có giấy phép đầu tư và hoạt động của dự án. + Không ngừng giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực tổng hợp của đội ngũ cán bộ công chức. Đánh giá năng lực cán bộ

công chức phải dựa vào hiệu quả cao thấp được mang lại vì lợi ích chung qua hành xử công việc hàng ngày của mỗi người. Xử lý thích đáng những hành vi quan liêu cửa quyền, tham nhũng, hối lộ... đồng thời biểu dương khen thưởng kịp thời tinh thần làm việc tận tâm, tận lực, liêm khiết, vô tư vì lợi ích chung, xem khó khăn của nhà

đầu tư như của chính mình (xem hiệu quả kinh doanh của họ chính là đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thành phố).

+ Cuối cùng, Thành phố cần tăng cường phân cấp quản lý quy định cụ thể rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của cấp cơ sở, đồng thời thường xuyên kiểm tra cấp này để kịp thời chấn chỉnh khi có biểu hiện tiêu cực, trì trệ, nhũng nhiễu doanh nghiệp. Khắc phục tình trạng như hiện nay, hầu như cấp nào cũng có quyền đối với doanh nghiệp nên các doanh nghiệp vẫn còn phải chịu nhiều phiền phức khi cần đến các cơ quan công quyền.

d/ Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN.

Đã được đề cập ở phần trước nhưng ở đây nói để thấy sự rất quan trọng của nó. Dù có chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tưđến mức nào đi nữa mà kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN chưa hoàn chỉnh, sẵn sàng thì chỉ làm xấu thêm môi trường đầu tư mà thôi.

“Gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho biết họ ít quan tâm về giá thuê đất mà chủ yếu quan tâm đến cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh” (báo Cần Thơ ngày 10/11/2004). Do vậy, kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp đồng bộ, hoàn chỉnh, giá cả hợp lý, càng đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài để thực hiện dự án thì có sức hấp dẫn càng cao đối với nhà đầu tư.

Tiện ích trước mắt về kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp, nhất là đường giao thông nội bộ khu công nghiệp và diện tích mặt bằng đã

được thuê, phải được chuẩn bị trước, có sẵn, để sau khi được cấp giấy phép đầu tư, nhà đầu tư triển khai ngay thực hiện dự án, xây dựng nhà xưởng và đưa dự án đi vào hoạt động sớm nhất. Khó có nhà đầu tư nào dễ dàng chấp nhận trường hợp đã thuê đất rồi mà không có đường vào tiếp cận được đất đã thuê hoặc đất được thuê vẫn còn sở hữu của người dân vì chưa được bồi thường giải tỏa hoặc phải chờđến 6 – 8 tháng sau mới có mặt bằng và còn chưa kểđến điện, nước, bưu điện, nhà máy xử lý nước thải... cũng chưa sẵn sàng. Có thể nói đó là nhược điểm lớn nhất của Cần Thơ vềđầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN trong thời gian qua cần

được khắc phục sớm.

- Tiện ích về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN, đặc biệt là giao thông đường bộ, đường thủy, hàng hải, hàng không, PCCC chuyên nghiệp... là điều kiện cơ bản đảm bảo cho các dự án đầu tư sau khi hoàn thành công việc xây dựng lắp đặt nhà máy được an toàn và hoạt động thông suốt, lâu dài và được sinh lợi. Sau khi nhà máy cho ra hàng loạt sản phẩm thì khâu phân phối lưu thông đóng vai trò quyết định. Việc vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ khắp nơi, quan hệ xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, hàng hóa với nước ngoài, việc đi lại, giao dịch của chuyên gia và nhà đầu tư... với thời gian và chi phí thấp nhất, trở thành những đắn đo cân nhắc có tính chất sống còn của những dự án đầu tư, và còn chưa kể đến những nhu cầu chính đáng về ăn ở, sinh hoạt... của đông đảo công nhân lao động và chuyên gia

đang làm việc tại các KCN cần được bảo đảm những điều kiện tối thiểu về vật chất và tinh thần... để tái sản xuất sức lao động một cách bền vững.

- Vì vậy, ngoài cố gắng của địa phương huy động vốn đầu tư xây dựng nhà

ở, các công trình phúc lợi, dịch vụ..., và xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng các

đường giao thông tại các khu đô thị liền kề ngoài hàng rào các KCN, thì cần tập trung mọi nỗ lực tác động sự hỗ trợ của các ngành trung ương có liên quan, đẩy nhanh đầu tư xây dựng hoàn thành sớm nhất các công trình giao thông then chốt cấp quốc gia và quốc tếđã được thẩm duyệt trên địa bàn TP.Cần Thơ, trong đó khẩn cấp nhất là nạo vét luồng Định An và đưa sân bay Cần Thơ vào hoạt động, rồi sau đó

mới đến cầu Cần Thơ, hệ thống quốc lộ 1, hệ thống Quốc lộ 91 hệ thống đường cao tốc thành phố HCM – Cần Thơ...

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong hàng rào và ngoài hàng rào KCN càng chậm và thiếu đồng bộ là thu hút đầu tư càng bị hạn chế. Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có dự định đầu tư vào các KCN Cần Thơ, trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh quyết liệt hiện nay, không thể có đủ thời gian chờ đợi Cần Thơ tự

hoàn thiện mình “quá chậm chạp”. Nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này thì hình

ảnh Cần Thơ xinh đẹp, hấp dẫn xưa nay sẽ có nguy cơ bị lu mờ dần trong ký ức của mọi người, mà quan trọng nhất là các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

e/ Sau bước có mặt bằng xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị,

đường, điện, nước... tương đối đầy đủ thì đến lượt tuyển dụng lao động, đào tạo tay nghềđểđưa nhà máy vào hoạt động, đối với các nhà đầu tư hiện nay quả thật không

đơn giản, mặc dù vùng ĐBSCL nói chung, Cần Thơ nói riêng, được chú ý là nơi

đang thừa lao động và lao động rẻ. Mâu thuẫn phổ biến trong có cấu lao động hiện nay là “ thừa thầy, thiếu thợ”. Nhiều doanh nghiệp thông báo tuyển dụng rất lâu những vẫn không có người đến đăng ký, hoặc vẫn thiếu theo yêu cầu, nhất là ở

ngành may mặc, chế biến thủy sản, nông sản, cơ khí, điện...

- Nhược điểm chung dễ thấy trong cố gắng giải quyết việc làm cho người lao

động hiện nay là rời rạc, mạnh ai nấy làm theo kiểu xã hội hóa dịch vụ chung chung, không có hệ thống tổ chức và mục tiêu định hướng rõ ràng, trong khi đó thì lực lượng lao động đi tứ tán khắp nơi, “lùng sục” tìm việc làm, “may nhờ rủi chịu”... Thiết nghĩ tổ chức chỉ đạo một cách có nề nếp cung ứng lao động đủ, kịp thời và đúng yêu cầu cho các dự án cũng là một đóng góp quan trọng cho cải thiện môi trường thu hút đầu tư.

Nên có sự phối hợp chủ trì của ngành Lao động Thương binh Xã hội, các

Đoàn thể và Ban Quản lý các KCN & CX Cần Thơ, tiến hành gắn kết lại một cách thường xuyên và chặt chẽ trên cùng một Chương trình hành động thống nhất của bốn nhóm tổ chức có liên quan đến giải quyết việc làm cho người lao động, gồm các Đoàn thể, Trung tâm dịch vụ việc làm, Cơ sở dạy nghề, và doanh nghiệp, theo sự phân công của từng nhóm như sau:

+ Nhóm Đoàn thể các cấp, trong đó nòng cốt là Đoàn Thanh niên Cộng Sản HCM, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Phụ nữ, được phân công khảo sát, thống kê, nắm chắc lực lượng “lao động dự trữ” từ cơ sở cần được giải quyết công ăn việc làm và thường xuyên tập hợp tổ chức tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp một cách có bài bản theo xu thế tất yếu chuyển dịch cơ cấu lao động của Thành phố, đặc biệt hướng đến những ngành nghềđang cần lao động ở các nhà máy, các dự án đầu tư...

ở các KCN, đồng thời lập danh sách gởi đến các trung tâm dịch vụ việc làm

+ Nhóm Trung tâm dịch vụ việc làm phải thực hiện tốt vai trò trung tâm liên kết hữu cơ giữa nhóm (các đoàn thể) nắm nguồn “lao động dự trữ” với nhóm doanh nghiệp (các dự án đầu tư, các KCN...) có nhu cầu lao động với tay nghề kỹ thuật cụ

thể và nhóm cơ sở dạy nghề (các trường đào tạo, trung tâm dạy nghề các loại). + Nhóm cơ sở dạy nghề vừa có chương trình kế hoạch đào tạo cơ bản (dài hạn) theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động của Thành phố, vừa có chương trình kế hoạch đào tạo tình thế (ngắn hạn), kể cả bồi dưỡng lực lượng công nhân lao động đang làm việc tại các nhà máy cần được nâng cao tay nghề kỹ thuật, và nói chung dạy nghề phải theo “đơn đặt hàng” của các Trung tâm dịch vụ việc làm hoặc các doanh nghiệp.

+ Nhóm các doanh nghiệp (các dự án đầu tư, chủđầu tư...) ngay từ ngày đầu

được cấp phép đầu tư, cần sớm được hướng dẫn quan hệ với các Trung tâm dịch vụ

việc làm và sớm có đơn đặt hàng cụ thể về nhu cầu lao động với tay nghề kỹ thuật cụ thểđểđược giới thiệu, cung ứng lao động cần thiết hoặc được chuẩn bị kế hoạch

đào tạo lao động theo thời gian, số lượng với tay nghề kỹ thuật phù hợp với nhu cầu triển khai thực hiện dự án...

Theo hướng trên, việc giới thiệu, tuyển dụng đào tạo công nhân lao động theo nhu cầu của các nhà đầu tư từng bước đi vào nề nếp theo kế hoạch địa chỉ “đơn

đặt hàng” và tay nghề kỹ thuật sát hợp, và từ đó sẽ hình thành dần một thị trường lao động có tổ chức trên địa bàn Cần Thơ, trong đó các trung tâm dịch vụ việc làm là đầu mối liên kết giao dịch và tổ chức thực hiện.

f/ Cải tiến chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư chỉ là một trong sáu giải pháp chủ yếu góp phần cải thiện môi trường đầu tư.

Chính sách ưu đãi phải thật sự phù hợp với nhu cầu thực tế khách quan, công bằng và đúng pháp luật để có tác dụng tốt vừa cải thiện môi trường thu hút đầu tư,

Một phần của tài liệu 412 Phát triển các khu công nghiệp Tp. Cần Thơ đến năm 2010 (Trang 46 - 54)