Về đầu tư xây dựng Khu công nghiệ p

Một phần của tài liệu 412 Phát triển các khu công nghiệp Tp. Cần Thơ đến năm 2010 (Trang 44 - 46)

Sử dụng có hiệu quả các loại nguồn vốn có thể huy động được để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị nói chung và kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN nói riêng với nỗ lực luôn luôn sẵn sàng có trước mặt bằng, điện nước, đường giao thông... và có thể giao ngay cho nhà đầu tư khi có nhu cầu thuê.

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị nói chung phải đảm bảo đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (quy hoạch chi tiết) đã được duyệt của từng dự án với nhau thành một hệ thống tổng thể đồng bộ kết cấu hạ tầng với chất lượng kỹ

thuật đồng đều của một khu đô thị, nhất là tại khu đô thị Nam sông Cần Thơ liền kề

với KCN Hưng Phú và khu dân cư tại phường trà Nóc, quận Bình Thủy, khu dân cư

tại phường Phước Thới, quận Ô Môn liền kề với khu công nghiệp Trà Nóc.

- Trung ương cần hỗ trợ để hoàn thành sớm các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia và quốc tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cần có sự cân nhắc chọn lọc thấu đáo trong xác định trọng tâm, trọng điểm trước sau của từng lĩnh vực kết cấu hạ tầng để tập trung vốn đầu tư có tính đột phá, làm bật dậy tiềm năng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo mục tiêu đã định: Cần Thơ

tương lai phải thật sự là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao của ĐBSCL.

- Công ty phát triển KCN hoạt động chủ yếu từ vốn ngân sách nên hầu như

không đáp ứng nhu cầu sẵn sàng mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư. Để có thể có đủ

vốn xây dựng các công trình then chốt, xin đề xuất thêm một số phương án sau: + Giám sát chặt chẽ thi công, thực hiện “đầu tư cuốn chiếu” một cách khoa học nhất.

+ Đổi đất lấy hạ tầng: thành phố cần hỗ trợ công ty phát triển khu công nghiệp kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dưới hình thức BOT, BT. Chấp nhận cho nhà đầu tư dạng BT được quy đổi giá trị công trình của mình bằng tiền thuê một diện tích đất trong một thời gian nhất định. Trên phần đất này họ có thể

xây dựng nhà máy của chính họ hay cho người khác thuê lại đất.

+ Cho nhà đầu tư thuê đất với diện tích lớn để họ cho thuê lại: cần mạnh dạn cho các nhà đầu tư (nhất là nước ngoài) thuê đất với diện tích lớn với giá ưu đãi. Những nhà đầu tư này với lợi thế là có đầu mối giao dịch rộng, mạng lưới tiếp thị

lớn nên họ dễ dàng tìm kiếm nhà đầu tư thật sựđể cho thuê lại đất. Như vậy, trong khuôn viên một khu công nghiệp có thể có nhiều công ty phát triển hạ tầng cùng hoạt động. Trong trường hợp này công ty phát triển khu công nghiệp có thể giảm lợi nhuận do cho thuê lô đất lớn với giá rẽ nhưng xã hội sẽđược lợi nhờ thu hút nhiều

đầu tư, giảm áp lực vốn.

+ Thành phố cần cho phép và bảo lãnh cho công ty phát triển hạ tầng KCN phát hành trái phiếu xây dựng công trình hoặc vay vốn nước ngoài để xây dựng hạ

tầng trên cơ sở xác định KCN là động lực quan trọng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nó cần được ưu đãi tối đa.

+ Vềđất đai dành cho các công trình dịch vụ cần:

Miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê lại đất (do nhà nước giải tỏa đền bù) đối với chủđầu tư xây nhà ở cho công nhân.

Miễn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 05 năm đầu đối với chủđầu tư vào việc xây dựng nhà ở cho công nhân trong các KCN.

Có chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 5 – 7 năm đối với các chủđầu tư xây dựng công trình nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo phục vụ công nhân tại các KCN.

Một phần của tài liệu 412 Phát triển các khu công nghiệp Tp. Cần Thơ đến năm 2010 (Trang 44 - 46)