Về quy hoạch

Một phần của tài liệu 412 Phát triển các khu công nghiệp Tp. Cần Thơ đến năm 2010 (Trang 42 - 44)

Công tác quy hoạch luôn được xem là khâu then chốt, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển và đảm bảo sự thành công của KCN.

Trước khi bàn về công tác quy hoạch KCN ta hãy xem xét một điểm chưa phù hợp của nghị định 36/CP ngày 24/04/1997 của Chính phủ ban hành về Qui chế

KCN, KCX, KCNC. Đó là việc chưa được thừa nhận KCN là một thực thể kinh tế

hoàn chỉnh.Thực vậy, theo định nghĩa tại Nghị định nói trên thì “Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư

sinh sống; do Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất” Từ khái niệm này ta thấy KCN của chúng ta chỉ là nơi tập hợp các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ công nghiệp. Trong khi đó, hầu hết các nước đều coi KCN là một thực thể kinh tế hoàn chỉnh, thậm chí còn coi KCN là một thành phố công nghiệp. Bên cạnh việc phát triển hạ tầng kỹ thuật trong KCN phục vụ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, người ta còn phát triển các khu dân cư, cơ sở y tế, trường học... biến KCN thành một khu kinh tế xã hội hoàn chỉnh

Nhìn nhận sự chưa phù hợp đó, việc xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải thể hiện nhất quán, có tính khoa học cao. Quy hoạch phải dựa trên cơ sở

nhận thức đầy đủ Cần Thơ là một thành phố trẻ, trung tâm của một vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam, đây là một thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại và phát triển bền vững của vùng sông nước, khi quy hoạch khu công nghiệp phải quan tâm bảo vệ và tô đậm nét đặc thù đó với yêu cầu nghiêm ngặt về xử lý chất thải và cải thiện môi trường sinh thái... không nên vì nôn nóng thu hút đầu tư mà hấp tấp làm phá vỡ quy hoạch.

- Quy hoạch phát triển KCN phải gắn với xu thế đô thị hoá tất yếu của các vùng nông thôn ven thành phố. Đối với những nơi có tiềm năng phát triển cần quy hoạch ưu tiên phát triển trước kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, khu dân cưđô thị mới

liền kề ngoài hàng rào KCN nhằm tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợđời sống vật chất tinh thần của công nhân lao động và hoạt động của các doanh nghiệp KCN, như nhà ở cho công nhân lao động và chuyên gia, cơ sở

dạy nghề, trạm y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, cửa hàng thực phẩm, các công trình phúc lợi, thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí.... kể cả dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

- Song song với việc đảm bảo thực hiện quy hoạch phải ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phát triển cơ sở công nghiệp một cách tràn lan, tự phát, phải định hướng phát triển vào địa bàn trọng điểm là các KCN. Chỉ cho phép cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp nằm ngoài hàng rào KCN với điều kiện không gây ô nhiễm môi trường và với số lượng vừa phải, hợp lý.

- Quy hoạch phải dựa trên quan điểm toàn vùng chứ không nên theo địa giới hành chính nhằm tránh tình trạng đầu tư dàn trãi, trùng lắp. Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy cũng vậy tránh trùng lắp và tránh trường hợp sản phẩm của những ngành sản xuất “đối nghịch” với nhau thì không nên cho xây dựng gần nhau tính theo khoảng cách địa lý. Chẳng hạn, nhà máy chế biến lương thực thực phẩm không nên gần kề với các nhà máy chế biến thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng, thức ăn gia súc...

Nhìn chung quy hoạch các Khu Công nghiệp Cần Thơ phù hợp nhu cầu và tiềm năng phát triển tất yếu của Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, theo thuyết minh tổng hợp về Quy hoạch chi tiết Khu Công nghiệp và khu Chế xuất Cần Thơ của Bộ

Xây Dựng ta thấy công tác quy hoạch khu công nghiệp Trà Nóc chưa chú trọng đến việc hình thành, xây dựng các khu dân cư vệ tinh nhằm cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cho khu công nghiệp phát triển bền vững. Kết quả là, mặc dù đã hình thành khá lâu nhưng KCN Trà Nóc hiện vẫn chưa xây dựng được khu vực đô thị mới với nhà ở và công trình công cộng cho công nhân và chuyên gia nước ngoài. Khu đô thị mới này nên nằm chủ yếu về phía Nam của quốc lộ 91 từ phía Bắc sân bay Trà Nóc lên hết địa phận xã Phước Thới - Ô Môn và một phần phía Bắc quốc lộ 91. Dự kiến khu đô thị

mới này sẽ cung cấp khoảng 60 - 70% chỗ ở cho các lao động làm trong khu công nghiệp Trà Nóc I và II; 30 - 40% số lao động còn lại sẽ có chỗở tại TP. Cần Thơ, thị

Thơ, khu công nghiệp Trà Nóc sẽ có các quan hệ chặc chẽ với thị trấn Ô Môn và các xã lân cận. Về quy hoạch phát triển Khu Công nghiệp Hưng Phú là phù hợp.

Một điểm cần lưu ý nữa là cần xác định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp. Các doanh nghiệp này khi tiến hành kinh doanh, cho thuê hạ tầng phải chịu trách nhiệm về chất lượng các công trình trong suốt thời gian cho thuê. Nhằm tạo sự an tâm, tin tưởng của các chủđầu tư khi quyết định đầu tư. Chẳng hạn, trong suốt thời gian thuê nếu có xãy ra hư hỏng hoặc chất lượng công trình kém không thuộc lỗi của bên thuê thì bên cho thuê phải tiến hành khắc phục sửa chữa và hoàn toàn chịu các khoản phí phát sinh. Nghĩa là, các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng phải có trách nhiệm bảo hành các hạ tầng cơ

sở mình cho thuê.

Một phần của tài liệu 412 Phát triển các khu công nghiệp Tp. Cần Thơ đến năm 2010 (Trang 42 - 44)