GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HUYNH ĐỆ
2.1.1.2 Phân tích các nhân tố vĩ mô năm
Tốc độ tăng trưởng:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm tăng 5,2%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (5%). Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong vòng 10 năm gần đây (năm 2008 tăng 6,18%, năm 2007 tăng 8,46%, 2006 tăng 8,23%...), nhưng Việt Nam vẫn được thế giới đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực châu Á (sau Trung Quốc tăng 7,8%).
Lạm phát:
Lạm phát là một nhân tố quan trọng trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phản ánh tình hình nền kinh tế. Năm 2006, Lạm phát ở mức 6.6% năm, giảm so với những năm trước đó. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nguồn cung tiền tệ nhiều làm cho lạm phát năm 2007 ở mức 2 con số là 12.63%.
C
riêng mặt hàng thực phẩm tăng đột biến: 6,88%. Đứng thứ 3 là nhóm nhà ở - vật liệu xây dựng, tăng 1,40%. Các nhóm hàng hóa còn lại đều tăng 1% hoặc thấp hơn. Tăng giá ít nhất là nhóm thiết bị đồ dùng gia đình: 0,25%. Chỉ số giá USD và vàng biến động mạnh. Giá vàng chỉ tăng thêm 0,49% trong tháng 12 nhưng cả năm 2009 đã tăng đến 9,16%. Chỉ số giá USD tháng 12 tăng 3,19% khiến mức tăng cả năm lên đến 9,17%.
Đầu tư:
Vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam cả năm 2009 ước đạt 21,48 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD.Trong năm 2009, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008, đến 15/12/2009, trong năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6 % so với năm 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD , bằng 30% so với năm 2008.
Xuất - nhập khẩu:
Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 68,8 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu hàng hóa năm 2009 ước tính vẫn ở mức 12,2% tỷ USD, giảm 32,1% so với năm 2008 và bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009.
Nhận định chung:
Mặc dù vẫn còn nhiều lo ngại về tính không chắc chắn của quá trình phục hồi, nhưng nhận định phổ biến hiện nay là kinh tế thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm 2010. Năm 2009, Việt Nam là nước có tốc độ phát triển đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và đã thành công khi khống chế lạm phát ở mức một con số. Năm 2010, cùng với sự phục hồi của cả thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ phục hồi, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức 7%. Kinh tế thế giới phục hồi sẽ làm nhu cho nhu cầu đối với các loại nguyên nhiên liệu, vật liệu tăng dần vì thế xuất khẩu
của Việt Nam cũng sẽ gia tăng. Thêm vào đó, năm 2010, nhiều nước đã quyết định tiếp tục duy trì gói kích thích kinh tế, lượng tiền tiếp tục được bơm thêm ra lưu thông sẽ tạo
sức ép khá mạnh đến lạm phát. IMF dự báo mức lạm phát của Việt Nam trong năm tới sẽ là khoảng 7%, phù hợp với mục tiêu của Việt Nam