Định h−ớng tổ chức và quản lý các hoạt động của chợ đầu mố

Một phần của tài liệu 374 Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta (Trang 91 - 93)

2 Diện tích đất trồng ngũ cốc đ−ợc tính trên cơ sở cộng diện tích đ−ợc sử dụng gieo trồng của mỗi mùa vụ Do đó, tổng diện tích đất trồng ngũ cốc ở những vùng gieo trồng hoặc

3.1.6.Định h−ớng tổ chức và quản lý các hoạt động của chợ đầu mố

Tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh trên chợ đầu mối nông sản là nội dung quan trọng có ảnh h−ởng quyết định đến việc thực hiện các định h−ớng phát triển trên đây, cũng nh− đến quá trình hình thành và phát triển loại chợ này ở n−ớc ta. Tuy nhiên, việc tổ chức và quản lý các chợ đầu mối nông sản hiện là vấn đề phức tạp và th−ờng rơi vào tình trạng không phát huy đ−ợc hiệu quả của công tác tổ chức và quản lý nhằm đạt đến các mục tiêu phát triển đã đề ra. Điều này xuất phát từ những tính đa dạng về mục tiêu kinh tế – xã hội trong công tác tổ chức và quản lý chợ nói chung và chợ đầu mối nông sản nói riêng. Thêm vào đó, những vấn đề tồn tại trong cơ chế, chính sách quản lý của nền kinh tế chuyển đổi cũng làm tăng tính phức tạp trong công tác tổ chức và quản lý chợ. Trên cơ sở những vấn đề thực tiễn đang đặt ra và yêu cầu nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý các chợ đầu mối ở n−ớc ta hiện nay, những nội dung cơ bản trong định h−ớng này, bao gồm:

Định h−ớng tăng c−ờng công tác quản lý Nhà n−ớc đối với các chợ đầu mối nông sản hiện nay

Trong những năm tới, yêu cầu tăng c−ờng quản lý Nhà n−ớc đối với hoạt động chợ đầu mối nông sản sẽ ngày càng trở nên cấp bách hơn do sự gia tăng số l−ợng chợ hiện nay và những kỳ vọng về giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản qua các chợ đầu mối. Xuất phát từ thực tiễn quản lý hiện nay và

yêu cầu thực hiện công tác quản lý nhà n−ớc đối với các chợ đầu mối một cách khoa học, những vấn đề cơ bản của nội dung định h−ớng này cần đ−ợc chú trọng bao gồm: 1) Xác định đúng các mục tiêu quản lý nhà n−ớc đối với các chợ đầu mối nông sản cần đạt đ−ợc; 2) Xây dựng nội dung quản lý nhà n−ớc đối với các chợ đầu mối nông sản theo h−ớng tách bạch rõ quan hệ quản lý về chợ giữa Nhà n−ớc với tổ chức quản lý chợ với t− cách là một đơn vị kinh tế đặc thù; 3) Nghiên cứu đổi mới các hình thức và ph−ơng thức quản lý nhà n−ớc đối với chợ đầu mối nông sản.

Xây dựng mô hình tổ chức và quản lý chợ đầu mối nông sản phù hợp với mục tiêu quản lý đề ra

Việc tăng c−ờng công tác quản lý nhà n−ớc tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi mô hình và chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị kinh doanh chợ nói chung và chợ đầu mối nông sản nói riêng. Ng−ợc lại, việc xây dựng mô hình tổ chức và quản lý chợ đầu mối nông sản hợp lý sẽ tạo điều kiện để nhà n−ớc thực hiện tốt công tác quản lý chợ. Trong khi đó, mô hình tổ chức và quản lý chợ, nhất là đối với các chợ đầu mối nông sản ở n−ớc ta từ tr−ớc đến nay vẫn ch−a đ−ợc cải biến nhiều. Mặc dù gần đây, Bộ Th−ơng mại đã có h−ớng dẫn khá cụ thể về mô hình các đơn vị quản lý chợ, nh−ng trên thực tế vẫn ch−a đ−ợc triển khai. Do đó, đây là một trong những nội dung quan trọng trong định h−ớng tổ chức và quản lý chợ đầu mối nông sản. Trong nội dung định h−ớng này cần chú trọng đến các vấn đề sau: 1) Xác định loại hình của đơn vị kinh doanh chợ đầu mối nông sản; 2) Xác định đúng mối quan hệ giữa Nhà n−ớc với đơn vị kinh doanh chợ; 3) Xây dựng mô hình tổ chức cơ bản của đơn vị kinh doanh chợ; 4) Xác định những chức năng, nhiệm vụ cơ bản của đơn vị kinh doanh chợ.

Định h−ớng đào tạo cán bộ thực thi công tác tổ chức và quản lý chợ đầu mối nông sản

Thực tế, lực l−ợng cán bộ tham gia công tác quản lý tại các chợ ở n−ớc ta hiện nay còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực thi công tác quản lý chợ, nhất là với các chợ đầu mối nông sản. Tồn tại này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nh−: Quan niệm đơn giản về công tác quản lý chợ của cơ quan có thẩm quyền và trong việc cử ng−ời thực hiện công việc này (đối với các chợ do Nhà n−ớc đầu t−); Sự hiểu biết và quan niệm về tính nghề nghiệp của chính những ng−ời làm công tác quản lý chợ thấp; Thiếu các ch−ơng trình đào tạo phù hợp cho những ng−ời làm công tác quản lý chợ;… Vì vậy, trong những năm tới, cùng với yêu cầu tách bạch giữa quyền quản lý Nhà n−ớc về kinh tế với quyền quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chợ tại các chợ đầu mối và yêu cầu nâng cao chất l−ợng quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh chợ đầu mối, cần phải có định h−ớng về đào tạo cán bộ thực thi

công tác quản lý chợ nói chung và chợ đầu mối nông sản nói riêng. Trong nội dung này cần chú trọng đào tạo các đối t−ợng chính sau: 1) Ng−ời thực hiện công tác quản lý nhà n−ớc về chợ nói chung và chợ đầu mối nông sản nói riêng; 2) Ng−ời phụ trách các đơn vị kinh doanh chợ; 3) Các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý các hoạt động tại chợ đầu mối nông sản.

Một phần của tài liệu 374 Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta (Trang 91 - 93)