Nhóm các điều kiện về quản lý phát triển chợ đầu mố

Một phần của tài liệu 374 Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta (Trang 28 - 29)

3) Dịch vụ môi giới mua và bán hàng nông sản Trong điều kiện ng−ời sản xuất, nhất là các hộ nông dân có nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông

1.3.3.Nhóm các điều kiện về quản lý phát triển chợ đầu mố

Quản lý là một hoạt động tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội. Nó đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện và xác định các biện pháp cần thiết để đạt đ−ợc mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn phát triển nào đó. Khi các hoạt động quản lý tham gia vào quá trình phát triển xã hội nói chung và từng lĩnh vực cụ thể nói riêng sẽ thúc đẩy, hay kìm hãm và thậm chí làm thay đổi xu h−ớng phát triển của quá trình đó. Cụ thể hơn, việc áp dụng hệ thống các biện pháp nhằm thực hiện những yêu cầu quản lý sẽ làm thay đổi những cơ sở, điều kiện phát triển, trong chừng mực nào đó, để h−ớng quá trình phát triển đến mục tiêu đã lựa chọn. Nh− vậy, nếu xem các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội là những cơ sở khách quan, thì yếu tố quản lý đ−ợc xem là cơ sở chủ quan của các quá trình phát triển.

Đối với quá trình hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản, yếu tố quản lý, với t− cách là cơ sở chủ quan, đóng vai trò hết sức quan trọng, chi phối hầu hết các ph−ơng diện phát triển của chợ. Bởi vì, yêu cầu quản lý đặt ra đối với các chợ đầu mối nông sản cũng toàn diện hơn và ở trình độ cao hơn. Điều này xuất phát từ những vấn đề chủ yếu nh−: Phạm vi, qui mô hoạt động và khả năng ảnh h−ởng của chợ đầu mối nông sản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội rất rộng lớn; Các hoạt động kinh doanh qua chợ đầu mối cũng ngày càng đa dạng hơn, phức tạp hơn và ở trình độ cao hơn với sự tham gia của nhiều đối t−ợng; Qui mô và giá trị đầu t− của xã hội vào công trình chợ đầu mối lớn hơn;…

Sự tham gia của những yêu cầu quản lý vào quá trình hình thành và phát triển của chợ đầu mối nông sản đ−ợc thể hiện trên các khía cạnh nh−: Tr−ớc hết, xác định cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại vùng nào đó; Hai là, xác định quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể quản lý chợ đầu mối nông sản; Ba là, xác lập khung khổ pháp lý cho phép các chủ thể kinh tế tham gia và rút khỏi hoạt động kinh doanh tại các chợ đầu mối; Bốn , ban hành các qui định nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh tại các chợ đầu mối nông sản; Năm là, áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật của các chợ đầu mối nông sản.

Nhìn chung, những cơ sở hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản đ−ợc tập hợp từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Sự đa dạng về những cơ sở hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản có thể mang lại những căn cứ vững chắc trong việc ra quyết định đầu t− xây dựng, nh−ng cũng có thể mang lại những tổn thất nếu không đánh giá một cách đầy đủ và đúng mức các cơ sở hình thành và phát triển của nó. Bởi vì, chợ về ph−ơng diện là thị tr−ờng luôn luôn có cơ sở tồn tại, nh−ng về ph−ơng diện là cơ sở th−ơng nghiệp cũng luôn chịu sự cạnh tranh và có xu h−ớng bị thay thế bởi các cơ sở

th−ơng nghiệp tiến bộ, hiện đại và văn minh. Đây là xu h−ớng đang mạnh dần lên ở các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở n−ớc ta hiện nay. Do đó, để hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm trong những năm tới, ngoài việc đánh giá đầy đủ và đúng mức các cơ sở khách quan, cần phải tăng c−ờng tạo lập một cách đầy đủ và hữu hiệu hơn những cơ sở chủ quan.

Một phần của tài liệu 374 Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta (Trang 28 - 29)