Quan điểm 3: Tận dụng mọi cơ hội từ môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu 303 Một số giải pháp phát triển Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) đến năm 2010 (Trang 44)

Tận dụng mọi cơ hội, phát huy có hiệu quả các điểm mạnh để phát triển nhanh và ổn định, chiếm lĩnh và giữ vững thị trường trong nước trước khi các tập đoàn viễn thông khổng lồ của nước ngoài “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam sau khi Hiệp định Thương mại Việt Mỹ có hiệu lực.

3.1.4. Quan điểm 4: Phát huy “năng lực lõi”, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty VTN.

Phát huy”năng lực lõi”, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty VTN là nhiệm vụ vô cùng cấp bách để củng cố thị trường hiện có sau khi Chính phủ bãi bỏ độc quyền doanh nghiệp (Chính phủ có chính sách chuyển sang độc quyền nhà nước trong lĩnh vực viễn thông) và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế và các ưu đãi khác khi Việt Nam gia nhập WTO.

3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty VTN từ nay đến năm 2010:

3.2.1. Cơ sở để xây dựng mục tiêu:

Các mục tiêu của Công ty VTN từ nay đến năm 2010 được xây dựng dựa trên nền tảng cơ sở sau đây:

3.2.1.1. Đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước:

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

- Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực: Việt Nam hiện đang trong tiến trình kết thúc đàm phán để sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

- Đẩy mạnh phát triển ngành BC-VT, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, củng cố và mở rộng mạng lưới phục vụ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về thông tin theo đà phát triển của xã hội.

3.2.1.2. Định hướng phát triển của ngành BC-VT:

Trong Chiến lược phát triển ngành BC-VT đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một số điểm về định hướng phát triển viễn thông như sau:

- Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng viễn thông cao hơn từ 1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Có khoảng 23 triệu thuê bao, tương ứng với 25 máy/100 dân; phấn đấu bình quân hơn 60% số hộ gia đình có máy điện thoại, đạt mức bình quân khu vực. Riêng Hà Nội, TP.HCM đạt 35-40 máy/100 dân.

- Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng những dịch vụ viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực; đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Tách bưu chính ra khỏi viễn thông để hai khối ngành hoạt động độc lập, có hiệu quả, cung cấp các dịch vụ đa dạng theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Đổi mới doanh nghiệp theo mục tiêu: “Năng suất, chất lượng, hiệu quả”; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, tin học,…

- Tiếp tục xóa bỏ những lĩnh vực độc quyền doanh nghiệp, chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh trong mối quan hệ kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

3.2.1.3. Nhu cầu của khách hàng:

- Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển đã kéo theo nhu cầu trao đổi thông tin càng nhiều trong các lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, giao lưu,…

- Nhu cầu của khách hàng không chỉ dừng lại ở đơn thuần là trao đổi thông tin, mà họ còn có yêu cầu về tính đa dạng, tiện ích của dịch vụ như tính thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong việc sử dụng dịch vụ viễn thông.

- Do xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh nên vai trò của khách hàng ngày càng được đề cao, khách hàng ngày càng yêu cầu khắt khe hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn so với trước đây.

3.2.1.4. Thực trạng của Công ty VTN:

Công ty VTN có những thuận lợi và những tồn tại, khó khăn như sau:

*Về thuận lợi:

- Có nguồn nhân lực dồi dào, nhiều kinh nghiệm và được đào tạo cơ bản. - Có lượng lớn khách hàng truyền thống.

- Có uy tín trên thị trường viễn thông tại Việt Nam.

- Có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp viễn thông cùng ngành. - Xu hướng toàn cầu hóa sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. - Có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước.

*Về tồn tại và khó khăn:

- Khoa học công nghệ cho ra đời nhiều sản phẩm thay thế cạnh tranh với một số dịch vụ truyền thống của Công ty VTN.

- Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính rất mạnh và tổ chức linh hoạt có hiệu quả.

- Sự bảo hộ của Nhà nước với nhiều ưu đãi trong một thời gian dài sẽ phần nào tạo ra tâm lý ỷ lại, sự linh hoạt và nhạy bén không cao trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực.

- Trang thiết bị sản xuất chưa thật sự hiện đại và đồng bộ đã gây ra không ít khó khăn và ách tắc trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Nguồn nhân lực còn chưa tương xứng với yêu cầu mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

3.2.2. Mục tiêu của Công ty VTN giai đoạn 2005-2010:

Dựa vào những luận cứ khoa học nêu trên, mục tiêu của Công ty VTN được xây dựng như sau:

3.2.2.1. Mục tiêu cụ thể trước mắt:

*Về dịch vuï:

Tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ hiện có mang lại doanh thu cao cho Công ty VTN như dịch vụ viễn thông liên tỉnh, dịch vụ cho thuê kênh thông tin chuyên dụng,…với sản lượng điện thoại liên tỉnh tăng trên 25%/năm (đạt khoảng

5.000 triệu/phút)

*Về doanh thu:

Phấn đấu đạt doanh thu năm 2005 đạt 196 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với doanh thu năm 2004, vượt 0,5% so với kế hoạch đề ra.

*Về phát triển mạng lưới:

Tiến hành triển khai thử nghiệm xong dịch vụ điện thoại trả trước 1719 để đa dạng hóa dịch vụ viễn thông, phục vụ tốt cho người tiêu dùng.

Tiến hành triển khai thử nghiệm xong mạng thế hệ mới (Next Generation Network-NGN) trên nền công nghệ IP hiện đại để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh phục vụ khách hàng trong thời gian tới.

Tiến hành triển khai thử nghiệm xong dịch vụ điện thoại miễn phí đường dài 1800 theo yêu cầu của VNPT và chỉ đạo của Bộ BC-VT.

3.2.2.2. Mục tiêu chiến lược:

- Chủ động hội nhập và phát triển, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo trong lĩnh vực viễn thông liên tỉnh, phấn đấu tăng trưởng liên tục, năm sau luôn cao hơn năm trước, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

- Không ngừng củng cố vị thế của Công ty VTN trên thương trường, xây dựng thương hiệu mạnh.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Đổi mới công tác quản lý nhằm đạt được sự phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty VTN có khả năng đáp ứng tốt về các mặt hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới với hiệu quả cao nhất, đáp ứng tốt nhu cầu hội nhập và phát triển của ngành viễn thông trong thời gian tới. - Đảm bảo tốt vấn đề thông tin liên lạc của nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ an ninh, quốc phòng mà Đảng và Chính phủ giao phó.

- Không ngừng củng cố và phát triển mở rộng tầm phủ sóng đến tất cả các vùng của đất nước.

- Đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trong thời gian tới. Phấn đấu đến năm 2010 sản lượng điện thoại liên tỉnh tăng trên 25%/năm và có ít nhất 5 dịch vụ mới triển khai thử nghiệm thành công, doanh thu toàn Công ty VTN tăng trưởng trên 10%/năm

- Phấn đấu đến năm 2010 làm chủ công nghệ viễn thông hiện đại, xây dựng Công ty VTN thành một công ty viễn thông hàng đầu của Việt Nam, hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và Thế giới.

BẢNG 3.1: DỰ BÁO SẢN LƯỢNG ĐIỆN THOẠI LIÊN TỈNH

ĐVT: Triệu phút.

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Sản lượng 3950 4940 6175 7720 9650 12070

BẢNG 3.2: DỰ BÁO DOANH THU CỦA CÔNG TY VTN

ĐVT: Triệu đồng.

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh thu 196 216 238 262 290 320

(Nguồn:Tính toán dự báo của tác giaû)

3.3. Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển Công ty Viễn thông Liên

tỉnh (VTN) đến năm 2010:

Công ty VTN tồn tại và hoạt động trong một môi trường lành mạnh và khá thuận lợi cả về các điều kiện bên trong lẫn các yếu tố bên ngoài. Vấn đề đặt ra là Công ty VTN phải biết vận dụng các cơ hội để phát huy sức mạnh, dựa vào các mặt mạnh để nắm lấy cơ hội, đồng thời nắm bắt cơ hội, tận dũng sức mạnh để khắc phục những yếu kém và hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra cho Công ty VTN.

Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển Công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN) đến năm 2010 như sau:

3.3.1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: 3.3.1.1. Sự cần thiết của giải pháp: 3.3.1.1. Sự cần thiết của giải pháp:

- Dù hoạt động ở lĩnh vực nào, trong môi trường cạnh tranh và hội nhập đều phải xác định được nguồn nhân lực và vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Mặc dù Công ty VTN có đội ngũ cán bộ kỹ thuật khá hùng hậu so với các đơn vị khác trong VNPT nhưng lực lượng cán bộ trình độ chuyên môn cao hiện nay của Công ty chưa đáp ứng được đòi hỏi phát triển trong tình hình mới.

- Ngành viễn thông là lĩnh vực thay đổi rất nhanh chóng, những thế hệ thiết bị mới cứ 2-3 năm thay đổi một lần. Do vậy, phải thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhất thì mới có khả năng thành công.

- Chuẩn bị nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

3.3.1.2. Mục tiêu của giải pháp:

- Chuẩn bị một đội ngũ cán bộ giỏi giang, công nhân có tay nghề cao, chuyên viên có trình độ ngang bằng với các nước trong khu vực, tạo tiền đề thực hiện tốt những mục tiêu của Công ty VTN trong thời kỳ mới.

- Các chuyên gia và kỹ thuật viên bậc cao người Việt Nam từng bước làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, thay thế dần các chuyên gia kỹ thuật người nước ngoài trong việc quản lý, vận hành và bảo trì các thiết bị viễn thông thế hệ mới. - Sắp tới, khi Việt Nam gia nhập gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thì ngành viễn thông phải đề ra lộ trình phát triển hội nhập, nâng chất lượng phục vụ để đủ sức cạnh tranh với nền kinh tế Thế giới. Đến năm 2010, ngành viễn thông nói chung và các danh nghiệp viễn thông nói riêng phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

3.3.1.3. Nội dung chính của giải pháp:

*Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp:

Quản lý suy cho cùng là quản lý con người. Do vậy, Công ty VTN cần phải quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi để giải quyết việc thiếu hụt các cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm, năng động sáng tạo trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Có chính sách tuyển dụïng nhân tài phù hợp với xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật để đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực cụ thể. + Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp có trình độ nghiệp vụ cao, có khả năng sử dụng tốt các công cụ quản lý như phân tích số liệu kế toán, dự báo thống kê, xây dựng chiến lược kinh doanh,…

*Chính sách đãi ngộ nhân tài:

Lãnh đạo Đảng và lãnh đạo chuyên môn cần phải chú trọng đến việc xây dựng chế độ đãi ngộ nhân tài xứng đáng với chính sách khen cụ thể về lương thưởng, nâng cao thu nhập, đề bạt thỏa đáng cho đội ngũ công nhân, kỹ sư, chuyên viên trình độ cao (đặc biệt là những cán bộ trẻ và những chuyên gia đầu ngành) có đóng góp đáng kể vào việc phát triển doanh nghiệp nhằm nhằm hội tụ về Công ty VTN một đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết, tránh hiện tượng chảy máu chất xám. Xây dựng quĩ phát triển tài năng trẻ, cần mạnh dạn cử cán bộ trẻ đi học cao học hoặc đào tạo các khóa kỹ thuật chuyên sâu tại các quốc gia có ngành viễn thông phát triển.

*Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại:

Đối với ngành viễn thông và công nghệ thông tin thì việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực ngày càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn trong giai đoạn hội nhập và phát triển để giúp cán bộ công nhân viên thích ứng với công nghệ hiện đại, cập nhật và vận dụng sáng tạo những kiến thức mới về khoa học công nghệ và quản lý kinh tế trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. + Đối với cán bộ quản lyù: Cần tập trung vào các nội dung chính như tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo, vai trò lãnh đạo và chức năng quản lý theo quan điểm lý thuyết hệ thống, kỹ năng xử lý tình huống,…

+ Đối với cán bộ kỹ thuật: Cần tập trung vào các nội dung chính như chương trình quản lý mạng, quản lý nghiệp vụ kỹ thuật viễn thông (tổng đài, nguồn, truyền dẫn, mạng viễn thông,…)

+ Đối với cán bộ kế toán-tài chính-thống kê: Cần tập trung vào các nội dung như: phân tích quản trị tài chính, quản lý nhân sự nâng cao, kế toán quản trị,… - Đối với những dự án đầu tư mới, chỉ tiêu đào tạo chuyên viên kỹ thuật và huấn luyện tay nghề cho công nhân là một chỉ tiêu bắt buộc.

- Tổ chức tốt hệ thống tuyên truyền và cung cấp các thông tin kinh tế-xã hội đến toàn thể cán bộ công nhân viên về chính sách kinh doanh, về dịch vụ,…thông qua các tổ chức đoàn thể, các hội thi, hội thảo chuyên đề.

- Phân loại chi tiết lực lượng lao động hiện có tại Công ty VTN để phục vụ quá trình qui hoạch cán bộ chặt chẽ và khoa học.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng theo định kỳ và các lớp tập huấn nghiệp vụ, các kỳ thi chuyên môn.

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật trong toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty VTN.

- Sắp xếp bố trí công việc đúng người đúng việc để mọi người có thể có điều kiện phát huy được những khả năng tiềm ẩn của mình.

3.3.2. Giải pháp thúc đẩy nghiên cứu phát triển: 3.3.2.1. Sự cần thiết của giải pháp: 3.3.2.1. Sự cần thiết của giải pháp:

Ngành viễn thông là lĩnh vực có nhiều công nghệ tiên tiến nhất, đổi mới nhanh nhất và có tính quốc tế sâu rộng nhất. Chính sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ trong lĩnh vực này đòi hỏi Công ty VTN phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới về khoa học công nghệ viễn thông để có thể có những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

3.3.2.2. Mục tiêu của giải pháp:

- Nâng cao hơn nữa trình độ nghiên cứu khoa học công nghệ của ngành viễn thông trong tình hình mới.

- Tăng cường năng lực, trình độ của lực lượng nghiên cứu viên trong Công ty VTN để có thể sáng tạo ra những dịch vụ mới.

Một phần của tài liệu 303 Một số giải pháp phát triển Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) đến năm 2010 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)