Tiềm lực tài chính của Công ty VTN tương đối mạnh, tài sản của Công ty VTN do nhà nước đầu tư trang bị thông qua VNPT. Công ty VTN có tài khoản riêng nên rất thuận lợi trong việc giao dịch với các đối tác thông qua ngân hàng. Công tác tài chính kế toán của Công ty VTN được quản lý chặt chẽ, tuân thủ đúng các nguyên tắc tài chính kế toán của Nhà nước và của VNPT. Tuy nhiên, sự chặt chẽ quá mức trong nhiều trường hợp dẫn đến cứng nhắc về cơ chế, gây khó khăn cho đầu tư, làm chậm các quyết định đầu tư và các hoạt động kinh doanh mang tính thời cơ.
Công ty VTN hoạt động trong ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho cuộc sống hiện đại, nên doanh thu của Công ty VTN hàng năm tăng rất cao. Đây là một trong những yếu tố giúp tài chính của Công ty VTN mạnh thêm và có điều kiện tích lũy vốn để tái đầu tư mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh .
Tuy Công ty VTN là một công ty hàng đầu trong nước, nhưng so với công ty của các nước trong khu vực thì vẫn kém về hiệu quả quản lý và hiệu quả kinh tế mang lại. Các loại dịch vụ phát triển khá nhưng chưa tương xứng với qui mô và hoạt động của Công ty VTN. Việc tăng doanh số, sản lượng và lợi nhuận đối với Công ty VTN có thể sẽ ngày càng khó khăn do trong tương lai khả năng sẽ có nhiều công ty viễn thông khác cũng mở tuyến viễn thông liên tỉnh mà không cần “quá giang” qua Công ty VTN (vốn là dịch vụ chính và là năng lực lõi của Công ty VTN).
2.6.5. Nhân sưï:
Tổng số lao động chính qui của Công ty VTN là trên 3.000 người. Cơ cấu, thành phần lao động chính qui (không bao gồm lao động mùa vụ) của Công ty VTN như sau:
+ Bộ phận văn phòng khoảng 450 người (chiếm 15% tổng CB.CNV toàn Công ty VTN). Trên 80% trong số này có trình độ đại học, cao đẳng.
+ Bộ phận trực tiếp sản xuất khoảng 2.550 người (chiếm 85% tổng CB.CNV toàn Công ty VTN). Hầu hết trong số này là những cán bộ kỹ thuật chuyên ngành viễn thông và công nhân lành nghề có kinh nghiệm.
Đội ngũ lao động trẻ có chuyên môn và đầy nhiệt huyết chiếm đa số (trên 70%) trong Công ty VTN nên đã phát huy được tính năng động, dám nghĩ dám làm, đồng thời họ cũng được Công ty VTN tạo mọi điều kiện thuận lợi đi học nâng cao tay nghề hoặc tu nghiệp ở nước ngoài. Do đó họ học hỏi được nhiều tiến bộ từ các đối tác, nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn và mang lại những kết quả rất đáng lạc quan. Đội ngũ cán bộ - công nhân viên vận hành khai thác các thiết bị viễn thông có trình độ vững vàng, kinh nghiệm và đa số đều được đưa đi nước ngoài đào tạo chuyên ngành viễn thông.
Đội ngũ lãnh đạo các cấp của Công ty VTN có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý và phẩm chất đạo đức tốt. Công tác quản trị nhân sự chú trọng đặc biệt đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ, đào tạo nâng cao tay nghề cho các chuyên viên. Thông qua các phong trào thi đua nhiều sáng kiến, phát kiến của cá nhân cũng như tập thể được đưa ra và ứng dụng trong thực tế mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Câu nói “đưa sáng kiến trở thành nhiệm vụ của mọi người” cũng đã trở thành phương châm hành động hàng ngày của cán bộ công nhân viên Công ty VTN. Nhờ những sáng kiến, phát kiến đó mà qua phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến xuất sắc.
Hệ thống liên lạc của Công ty VTN hiện đại và đầy đủ, góp phần đảm bảo liên lạc chặt chẽ giữa Công ty VTN với các công ty khác, giữa các bộ phận trực thuộc Công ty VTN với nhau,…tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và điều hành công việc được thuận lợi.
2.6.6. Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty VTN được chia thành ba khối chính như sau:
+ Khối chức năng gồm có 9 phòng; + Khối Sản xuất gồm có 4 trung tâm;
+ Khối xây dựng cơ bản gồm có 1 ban quản lý dự án.
Cơ cấu lãnh đạo Công ty VTN bao gồm có một Giám đốc Công ty phụ trách chung và ba Phó giám đốc Công ty phụ trách ba khối mảng nghiệp vụ khác nhau.
+ Một Phó giám đốc (thường trực) phụ trách khối chức năng. + Một Phó giám đốc phụ trách khối sản xuất.
+ Một Phó giám đốc phụ trách khối xây dựng cơ bản.
Khối chức năng:
1- Phòng Đầu tư -Xây dựng Cơ bản; 2- Phòng Hành chính-Quản trị;
3- Phòng Kỹ thuật-Nghiệp vụ Điều hành; 4- Phòng Kế hoạch-Kinh doanh;
5- Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính; 6- Phòng Tổng hợp-Thi đua;
7- Phòng Kiểm toán Nội bộ; 8- Phòng Tin học;
9- Phòng Tổ chức Cán bộ-Lao động.
Khối sản xuất:
1. Trung tâm Viễn thông khu vực I; 2. Trung tâm Viễn thông khu vực II;
3. Trung tâm Viễn thông khu vực III; 4. Trung tâm Thanh khoản.
Khối XDCB:
1. Ban Quản lý dự án.
2.6.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE):
Qua kết quả phân tích môi trường nội bộ, chúng tôi đã rút ra những điểm mạnh (S) và những điểm yếu (W) đối với Công ty VTN như sau:
* Những điểm mạnh (S) của Công ty VTN:
S1. Với bề dày kinh nghiệm lâu năm, Công ty VTN đã cung cấp nhiều loại dịch vụ viễn thông có chất lượng phục vụ tốt cho chỉ đạo của mọi cấp ủy Đảng và chính quyền, đáp ứng tốt nhu cầu của nhiều tầng lớp nhân dân.
S2. Sau nhiều lần điều chỉnh giá cước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ BC-VT, hiện nay giá cước dịch vụ viễn thông tương đối phù hợp với mọi người.
S3. Tiềm lực tài chính tương đối mạnh. Công ty VTN có tài khoản riêng nên rất thuận lợi trong việc giao dịch với các đối tác thông qua ngân hàng, khả năng thu hút vốn đầu tư rất lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang bị các thiết bị viễn thông hiện đại.
S4. Công ty VTN đã thiết lập được nhiều mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực viễn thông trong nước và quốc tế. Các Trung tâm Viễn thông Liên tỉnh của Công ty VTN ở từng khu vực hoạt động trải dài khắp đất nước Việt Nam góp phần khai thác triệt để các lợi thế của từng địa phương.
S5. Lực lượng lao động lành nghề, kinh nghiệm. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành khai thác các thiết bị viễn thông có trình độ tay nghề vững vàng và đa số đều được đưa đi nước ngoài đào tạo chuyên ngành viễn thông. Đội ngũ lãnh đạo các cấp của Công ty VTN có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý và phẩm chất đạo đức tốt.
S6. Hệ thống mạng lưới trải rộng khắp toàn quốc. Tuyến cáp quang dài 6.000
km của Công ty VTN ngày càng được mở rộng và hoàn thiện đã tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc thiết lập các đường truyền lớn cả về số lượng và chất lượng.
*Những điểm yếu (W) của Công ty VTN:
W1. Hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là thủ tục đầu tư rườm rà, qua nhiều tầng nấc trung gian thẩm định và xét duyệt nên đã hạn chế nhiều đến công tác đầu tư phát triển.
W2. Hiện nay công tác nghiên cứu triển khai của Công ty VTN tuy khá nhất trong VNPT nhưng cũng chưa được tốt, cần phải đổi mới nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của Công ty trong tình hình mới.
W3. Công ty VTN là một công ty hàng đầu về viễn thông liên tỉnh ở Việt Nam, nhưng so với công ty của các nước trong khu vực thì vẫn kém về hiệu quả quản lý và hiệu quả kinh tế. Các loại dịch vụ của Công ty VTN phát triển khá nhưng chưa tương xứng với qui mô và phạm vi hoạt động.
W4. Thiết bị của Công ty VTN tuy khá hiện đại so với các nước trong khu vực nhưng chưa cao, còn thua công nghệ của các công ty đối thủ “sinh sau đẻ muộn” đã đi tắt đón đầu bằng công nghệ cao và hiện đại.
W5. Các dịch vụ viễn thông mới của Công ty VTN trong thời gian qua còn ít, chưa thật sự đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng.
W6. Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty VTN vẫn còn khá cao đã làm tăng chi phí dịch vụ và về lâu dài sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh.
BẢNG 2.6: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG (IFE).
STT Các yếu tố bên trong Mức độ
quan trọng
Phân loại Số điểm
quan trọng
I ĐIỂM MẠNH
1 Dịch vụ viễn thông liên tỉnh có chất lượng tốt. 0,07 3 0,21 2 Giá cước viễn thông hiện nay khá phù hợp. 0,06 4 0,24 3 Có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư lớn. 0,10 4 0,40 4 Có mối quan hệ tốt với nhiều đơn vị viễn
thông trong và ngoài nước.
0,08 4 0,32 5 Lực lượng lao động lành nghề, và có kinh
nghiệm. 0,08 4 0,32 6 Hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước, từ Bắc chí Nam. 0,06 3 0,18 II ĐIỂM YẾU
1 Đầu tư phát triển chưa đủ mạnh, đúng tầm. 0,10 1 0,10 2 Công tác nghiên cứu phát triển còn yếu. 0,09 1 0,09 3 Công tác quản lý còn nhiều bất cập, chưa tốt. 0,09 1 0,09 4 Thiết bị hiện đại nhưng công nghệ chưa cao. 0,08 2 0,16 5 Các dịch vụ viễn thông mới vẫn còn ít. 0,09 1 0,09 6 Chi phí sản xuất vẫn còn khá cao, chưa thật
sự hợp lý.
0,10 2 0,20
Nhận xét: Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,40 cho thấy Công ty VTN chưa phát huy, tận dụng được hết những điểm mạnh để khắc phục những điểm yếu tồn tại trong nội bộ. Vì vậy, Công ty VTN cần phải có hướng khắc phục những mặt yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh của Công ty như: Chú trọng đặc biệt và không ngừng tăng cường công tác nghiên cứu phát triển; thu hút vốn cho đầu tư phát triển; tập trung vào những dịch vụ vốn là “năng lực lõi” của Công ty có lợi thế cạnh tranh cao đối với đối thủ; đổi mới, sắp xếp lại bộ máy hoạt động theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả.
Qua việc phân tích một cách kỹ lưỡng môi trường vĩ mô và môi trường vi mô, phân tích môi trường nội bộ Công ty VTN, chúng tôi đã thành lập ma trận SWOT của Công ty VTN như sau:
2.7. Thành lập ma trận SWOT của Công ty VTN:
O: Những cơ hội O1. Dịch vụ VT liên quan mật thiết với mọi người.
O2. Công nghệ VT phát triển với tốc độ rất nhanh.
O3. Chính phủ hỗ trợ phát triển ngành VT.
O4. Nhu cầu xã hội về dịch vụ VT ngày càng đa dạng.
O5. Môi trường chính trị ổn định, thu hút vốn FDI.
O6. Xu thế ngành VT phát triển tốt trong tương lai. T: Những nguy cơ T1. Khi VN gia nhập WTO, cạnh tranh sẽ rất gay gắt. T2. Hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc thời tiết.
T3. Thu nhập của người dân VN hiện nay còn thấp.
T4. Phụ thuộc nguồn cung cấp thiết bị nước ngoài.
T5. Luật pháp và chính sách còn thiếu, không đồng bộ.
T6. Chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất cao.
S: Những điểm mạnh S1. Dịch vụ VT có chất lượng tốt.
S2. Hiện nay, giá cước VT có
Kết hợp S-O
S1, S2, S6, + O1, O4: Giữ thị trường hiện hữu và mở rộng thị trường bằng
Kết hợp S-T
S3, S4, S5, + T1, T2, T3
Ỉ Chiến lược phát triển sản phẩm mới.
thể được xem là tương đối phù hợp.
S3. Có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư lớn.
S4. Có quan hệ tốt với nhiều công ty viễn thông.
S5. Lực lượng lao động về cơ bản có tay nghề, nhiều kinh nghiệm. S6. Hệ thống mạng lưới trải rộng khắp toàn quốc, từ Bắc chí Nam. những dịch vụ VT có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh Ỉ Chiến lược thâm nhập thị trường.
W: Những điểm yếu
W1. Đầu tư phát triển vẫn còn yếu, chưa đủ mạnh, đúng tầm.
W2. Công tác R&D chưa đạt yêu cầu trong tình hình mới.
W3. Công tác tổ chức, quản lý còn nhiều bất cập, chưa thật sự hợp lý.
W4. Thiết bị VT hiện đại nhưng trình độ công nghệ chưa cao.
W5. Các dịch vụ VT mới còn ít, chưa đa dạng và phong phú.
W6. Chi phí sản xuất còn khá cao, chưa thật sự hợp lý.
Kết hợp W-O
W1, W2, W5 + O2, O5, O6 Ỉ Chiến lược thâm nhập thị trường.
Kết hợp W-T
W1, W2, W4, W6 + T2, T5, T6Ỉ Chiến lược hội nhập dọc về phía sau.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG TY VIỄN THÔNG LIÊN TỈNH
(VTN) ĐẾN NĂM 2010.
3.1. Quan điểm phát triển Công ty VTN từ nay đến năm 2010:
3.1.1. Quan điểm 1: Phát triển Công ty VTN thành một công ty lớn mạnh hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông liên tỉnh tại Việt Nam. đầu trong lĩnh vực viễn thông liên tỉnh tại Việt Nam.
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, trên cơ sở phát huy tiềm năng sẵn có, Công ty VTN sẽ thiết kế những giải pháp chiến lược thích hợp nhằm đưa Công ty VTN phát triển lên một tầm cao hơn nữa trong lĩnh vực viễn thông để trở thành một công ty hàng đầu có danh tiếng tại Việt Nam.
3.1.2. Quan điểm 2: Phát huy mọi nguồn lực hiện có của Công ty VTN.
Phát huy mọi nguồn lực hiện có của Công ty VTN, tạo điều kiện cho tất cả các bộ phận, phòng ban chức năng và cá nhân trong Công ty VTN tham gia phát triển doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng do ban giám đốc Công ty VTN điều hành với những cơ chế phù hợp nhất trong tình hình mới.
3.1.3. Quan điểm 3: Tận dụng mọi cơ hội từ môi trường bên ngoài.
Tận dụng mọi cơ hội, phát huy có hiệu quả các điểm mạnh để phát triển nhanh và ổn định, chiếm lĩnh và giữ vững thị trường trong nước trước khi các tập đoàn viễn thông khổng lồ của nước ngoài “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam sau khi Hiệp định Thương mại Việt Mỹ có hiệu lực.
3.1.4. Quan điểm 4: Phát huy “năng lực lõi”, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty VTN.
Phát huy”năng lực lõi”, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty VTN là nhiệm vụ vô cùng cấp bách để củng cố thị trường hiện có sau khi Chính phủ bãi bỏ độc quyền doanh nghiệp (Chính phủ có chính sách chuyển sang độc quyền nhà nước trong lĩnh vực viễn thông) và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế và các ưu đãi khác khi Việt Nam gia nhập WTO.
3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty VTN từ nay đến năm 2010:
3.2.1. Cơ sở để xây dựng mục tiêu:
Các mục tiêu của Công ty VTN từ nay đến năm 2010 được xây dựng dựa trên nền tảng cơ sở sau đây:
3.2.1.1. Đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước:
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực: Việt Nam hiện đang trong tiến trình kết thúc đàm phán để sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
- Đẩy mạnh phát triển ngành BC-VT, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, củng cố và mở rộng mạng lưới phục vụ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về thông tin theo đà phát triển của xã hội.
3.2.1.2. Định hướng phát triển của ngành BC-VT:
Trong Chiến lược phát triển ngành BC-VT đến năm 2010 đã được Thủ