ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu 294 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đự án đầu tư tại Bình Thuận (Trang 44 - 54)

ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

2.4.ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.4.1. Chưa xây dựng chi tiết khung phân tích dự án đầu tư

Thực tế hiện nay, việc phân tích thẩm định dự án đầu tư chủ yếu dựa vào các số liệu tổng quát được cung cấp bởi nhà đầu tư, chưa xây dựng được một khung phân tích thẩm định dự án đầu tư chi tiết. Như ta thấy, mục đích cuối cùng của phân tích dự án là dựa trên kết quả các chỉ tiêu thẩm định để trả lời câu hỏi: Dự án có giá trị hay không, có đầu tư được không? Các kết quả thẩm định đều phải dựa vào nền tảng của những phân tích bộ phận như: doanh thu, chi phí, thu nhập do dự án mang lại. Nền tảng này cần được thiết kế chi tiết thành khung phân tích dự án

đầu tưđược trình bày bằng một bảng phân tích dự án, bảng phân tích này bắt đầu từ cơ sở dữ liệu có được từ những nghiên cứu nhu cầu, khối lượng hoạt động; ước tính giá trị đầu tư, kế hoạch tài chính và tài trợ…cho đến dòng ngân lưu ròng của từng khoản mục. Nội dung bảng phân tích bao gồm:

- Bảng thông số : Nhằm thiết lập các thông số dùng để tính toán trong quá trình thẩm định dự án, nó bao gồm tất cả các số liệu, chỉ tiêu, thông số dùng trong quá trình tính toán như: Lãi tiền vay, tỷ giá hối đoái, vốn lưu động dự kiến, chi phí đầu tư, cơ cấu tài chính, suất chiết khấu, công suất, sản lượng, giá bán ….

- Bảng chỉ số lạm phát và tỷ giá ngoại hối : Lạm phát và tỷ giá ngoại hối là những nhân tố vô cùng quan trọng tác động đến kết quả thẩm định dự án. Do đó, xác định tỷ lệ lạm phát và tỷ giá ngoại hối trong suốt vòng đời dự án là việc không thể không thực hiện. Việc xác định chính xác tỷ lệ lạm phát cho năm tới là một công việc vô cùng khó thì việc xác định tỷ lệ lạm phát trong suốt vòng đời của dự án lại càng là một việc không tưởng. Để giải quyết vấn đề này, trong thực tế các nhà thẩm định dự án giải quyết theo hai hướng sau: Thứ nhất, sử dụng mô hình kinh tế lượng để dự báo lạm phát và tỷ giá trong suốt vòng đời dự án. Hướng giải quyết cho kết quả khá chính xác nhưng đòi hỏi cần phải có nhiều số liệu từ quá khứ và lập mô hình kinh tế lượng khá phức tạp. Thứ hai, có thể dùng một hướng giải quyết khác đơn giản hơn là dự báo tỷ lệ lạm phát trong năm tới và giả định tỷ lệ này là không đổi trong suốt vòng đời dự án. Phương pháp này cũng giả định rằng tỷ giá ngoại hối sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.

- Lịch đầu tư : Là thời gian phát sinh chi phí cho dự án, nó bao gồm các khoản chi phí ( bao gồm cả các khoản trợ cấp, trợ giá của nhà nước ) cần phải thực hiện từ khi triển khai tới khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động bình thường. Từng khoản chi phí này cần được xác định theo năm mà ta dự kiến nó xảy ra.

- Kế hoạch doanh thu : Để xác định doanh thu cần phải lập kế hoạch sản xuất và dự kiến giá bán trong suốt vòng đời của dự án. Giá bán sản phẩm của dự án cần phải xác định theo năm bán của sản phẩm. Muốn vậy giá bán của sản phẩm dự kiến khi triển khai dự án được nhân với chỉ số lạm phát qua các năm đã được xác định ở bảng lạm phát.

- Kế hoạch hoạt động : Bao gồm tất cả các chi phí phát sinh kể từ khi dự án đi vào hoạt động bình thường. Từng khoản chi phí này cần được xác định theo năm dự kiến xảy ra.

- Lịch vay nợ : Được xây dựng nhằm mục đích xác định các khoản nợ vay tài trợ cho dự án và khoản trả lãi nợ vay. Tất cả các khoản này đều phải tính tới tác

động của lạm phát, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng thiếu vốn để thực hiện dự án và không tính hết các chi phí để trả lãi vay. Các lịch vay và trả nợ, sẽ bao gồm :

- Lịch vay nội địa (tính bằng nội tệ)

- Lịch vay nước ngoài (tính bằng ngoại tệ) - Lịch vay nước ngoài (quy đổi ra nội tệ).

- Bảng tính toán vốn lưu động : Bao gồm tiền mặt, khoản phải thu (receivable) trừ đi khoản phải trả (payable) và hàng tồn kho. Tất cả các khoản mục này phải được tính theo năm dự kiến xảy ra. Đây là các khoản mục chịu tác động của lạm phát rõ nhất nên cần phải đặc biệt chú ý khi tính toán.

- Bảng xử lý khấu hao : Chi phí khấu hao không phải là một hạng mục trong bảng ngân lưu nhưng được sử dụng để tính toán thuế, tính toán giá trị tài khoản thanh lý.

- Bảng chi phí sản xuất đơn vị và các chi phí hàng bán : Các bảng tính này được thành lập nhằm mục đích tính toán giá trị hàng tồn kho. Khi thẩm định dự án có tính tác động của lạm phát, mặc dù lượng hàng tồn kho không thay đổi nhưng dưới tác động của lạm phát sẽ làm chi phí hàng bán thay đổi. Tác động của lạm phát tới chi phí hàng bán tuỳ thuộc vào phương pháp xuất kho (LIFO, FIFO hay bình quân gia quyền).

- Bảng báo cáo thu nhập : Báo cáo thu nhập cho biết trong một chu kỳ kế toán, doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh lời hay lỗ bằng một con số cụ thể. Trong báo cáo thu nhập, lời hay lỗ của doanh nghiệp là hiệu số giữa tổng thu nhập từ doanh thu và tổng chi phí. Đây là khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Thiết lập bản báo cáo thu nhập nhằm xác định khoản thuế thu nhập để đưa vào bản báo cáo ngân lưu.

- Xử lý chi phí lịch sử : Chi phí lịch sử còn gọi là chi phí chìm, phải được xử lý khi thẩm định dự án nhằm tránh sai lệch khi ra quyết định đầu tư.

- Chi phí cơ hội : Khi thẩm định dự án phải tính toán đến các chi phí cơ hội của dự án mặc dù chúng chưa hề xuất hiện trong các bút toán của kế toán. Đây là một điều rất khó chấp nhận đối với kế toán. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó lượng hoá chi phí cơ hội trong các dự án, do đó các nhà phân tích dự án thường có khuynh huớng ghi nhận sự tồn tại của chi phí cơ hội hơn là cố tìm cách định lượng nó.

- Chi phí đất đai : Đất đai không có khấu hao. Cần xử lý đất như một khoản đầu tư riêng biệt. Không được gộp lãi hoặc lỗ như khoản thu hoặc chi phí đối với khoản đầu tư vào đất nếu như không làm cho chất lượng của đất được cải thiện hay bị hư hại.

Không có một khuôn mẫu trình bày một cách tiêu chuẩn cho báo cáo ngân lưu của một dự án đầu tư. Tuy nhiên ngân lưu ròng của một dự án đầu tư là khoản chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi. Do đó báo cáo ngân lưu có thể được trình bày thành phần thu và chi.

Cần phải chú ý phân biệt sự khác nhau giữa việc xây dựng báo cáo ngân lưu và báo cáo thu nhập. Muốn vậy, cần phân biệt sự khác nhau giữa doanh thu (sales) và khoản thu (receipts), giữa chi phí (expenses) và khoản chi (expenditures).

Trong khi lợi nhuận trong báo cáo thu thập chỉđơn giản là hiệu số của doanh thu và chi phí, còn trong báo cáo ngân lưu thể hiện những dòng thu, dòng chi bằng tiền mặt - trừ một trường hợp ngoại lệ: chi phí cơ hội.

Cho đến nay trong thẩm định dự án đầu tư chưa thống nhất được việc xây dựng chi tiết khung phân tích thẩm định dự án đầu tư này.

2.4.2. Chưa quan tâm đầy đủ việc phân tích các khía cạnh của dự án đầu tư khi thẩm định dự án đầu tư

Có rất nhiều phương án được sử dụng để phân tích các khía cạnh khác nhau của dự án đầu tư khi thẩm định các dự án đầu tư, chẳng hạn như phương pháp PAPERS ( Person-con người, Amount -lượng tiền, Purpose -mục đích, Equity-vốn tự có Repayment –hoàn trả và Security – các bảo đảm ) hoặc phương pháp 5C ( Character-tư cách, Capital-vốn, Capacity-khả năng hoàn trả, Conditions-điều kiện và Collateral-thế chấp).

Thực trạng ngày nay trong quá trình phân tích dự án, chúng ta chưa quan tâm tới những vấn đề phi tài chánh như kỹ năng quản lý, tiếp thị và các khía cạnh về mặt luật pháp trước khi phân tích, đánh giá các thông tin tài chính của dự án, chưa quan tâm nhiều đến việc đánh giá tư cách của người đi vay, khả năng về vốn, nguồn vốn và việc sử dụng vốn cũng như tất cả khả năng trả nợ.

Trong việc phân tích thẩm định dự án đầu tư cần thiết phải quan tâm đến các khía cạnh như sau :

2.4.2.1. -Khía cạnh kỹ thuật

Khi thẩm định dự án về khía cạnh kỹ thuật, vấn đề cơ bản cần phải xem xét là liệu dự án có hợp lý về mặt kỹ thuật và công nghệ hay không. Hợp lý về mặt công nghệ là vấn đề cơ bản trong quá trình chuẩn bị và thẩm định dự án, nó được xem xét toàn diện ở mọi khía cạnh. Phương pháp phân tích và thẩm định là khác nhau tùy thuộc mỗi dự án, mỗi ngành nghề hoạt động kinh doanh, tuy nhiên nó vẫn có những điểm chung.

Vấn đề quy mô dự án thường được quan tâm nhất khi phân tích khía cạnh kỹ thuật. Một số vấn đề dự án phát huy hiệu quả kinh tế với quy mô lớn, và việc giới

hạn dự án ở một quy mô hạn chế nào đó chỉ là sự lãng phí nguồn vốn mà thôi. Do đó, việc xác minh quy mô tối thiểu của mỗi dự án phải phụ thuộc vào đặc điểm của từng dự án. Xác minh quy mô hợp lý cho dự án, dĩ nhiên không chỉ xem xét dưới khía cạnh hiệu quả kỹ thuật và chi phí sản xuất mà còn phải được đánh giá theo nhu cầu phát sinh trong tương lai. Các vấn đề này là một phần của vấn đề tính thời gian của dự án trong phân tích kinh tế của thẩm định dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi phân tích dự án ở khía cạnh kỹ thuật cũng như phải xem xét tới sự tương thích giữa công nghệ và quy trình sản xuất. Ở những ngành mà công nghệ phát triển nhanh và nhiều thiết bị mới ra đời thì vấn đề công nghệ lạc hậu, lỗi thời cũng cần được quan tâm. Tuy nhiên việc sử dụng công nghệ kỹ thuật còn tùy thuộc vào tình hình phát triển của mỗi nước, mỗi địa phương. Ở tỉnh ta, lực lượng lao động hiện đang dư thừa và giá công nhân tương đối rẻ, cần sử dụng các máy móc thiết bị cần sử dụng nhiều lao động. Việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại đôi khi là không phù hợp.

Vấn đề địa điểm và thiết kế kiến trúc dự án cũng là khía cạnh kỹ thuật đáng quan tâm. Nếu chọn địa điểm thích hợp cho nhà máy thuỷ điện thì sẽ tiết kiệm vốn đầu tư rất lớn, việc chọn hướng tuyến phù hợp cho mỗi con đường sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí duy tu, bảo dưỡng. Đối với các dự án công nghiệp, cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa địa điểm dự án và nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất: nước, lao động cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Khi phân tích kỹ thuật cần phải nhận diện các yếu tố có thể làm chậm trễ việc thực hiện dự án. Thời gian xây dựng dự án phải được hoạch định thực hiện hợp lý. Đối với các công việc trong dự án cần phải hoạch định kế hoạch thực hiện cụ thể để đảm bảo sự thành công của dự án, không chỉ nêu các công việc cần phải thực hiện- từ thiết kế kỹ thuật thi công, đền bù giải toả, xây dựng, đấu thầu mua sắm, cho đến việc tuyển dụng huấn luyện nhân viên, vận hành thử nghiệm- mà còn cần phải phối hợp các công việc theo trình tự hợp lý để việc hoàn thành dự án có hiệu quả nhất. Cũng còn phải tính đến yếu tố thời vụ ảnh hưởng tới hoạt động ổn định của dự án.

Hoạch định, ước tính chi phí xây dựng và chi phí sản xuất của dự án cũng cần phải được quan tâm. Việc đối chiếu chi phí của dự án cần thẩm định với các dự án đã thực hiện là rất hữu ích. Một điều phải chú ý là thông thường những năm đầu dự án sẽ không hoạt động hết công suất.

2.4.2.2 Khía cạnh quản lý

Quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các nhân tố cần thẩm định. Muốn thực hiện dự án với các cơ cấu tổ chức hiện hữu, cần phải tiến hành đánh giá

lại trình độ quản lý của tổ chức đó. Việc thiếu kinh nghiệm và khả năng quản lý là một trong những khó khăn chính tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Bình Thuận là một tỉnh thiếu cán bộ quản lý giỏi về hành chánh lẫn kinh doanh. Một khó khăn khác thường gặp là việc giới hạn khái niệm vai trò quản lý ở một số nước, quản lý chỉđược hiểu đơn giản là làm sao để cho nhà máy vận hành trôi chảy, và các khía cạnh thị trường, các quan hệ nhân công, kế hoạch tài chính và các vấn đề khác thì không được chú trọng.

Nói chung, thẩm định về khía cạnh công tác quản lý là một công việc mang tính chất khoa học và nghệ thuật, nhưng thực tế thì người thẩm định thông thường lại đánh giá dựa vào kinh nghiệm của bản thân được tích luỹ.

2.4.2.3. Khía cạnh tổ chức

Một vấn đề có liên quan chặt chẽ tới công việc quản lý là vấn đề loại hình tổ chức nào là phù hợp nhất để thực hiện và điều hành dự án thành công. Vấn đề này thường chủ yếu nằm trong hai lĩnh vực sau: tổ chức nào là thích hợp trong giai đoạn điều hành dự án và loại hình tổ chức nào thích hợp cho giai đoạn hậu dự án.

Ở giai đoạn xây dựng dự án, vấn đề then chốt thường là cần thêm sự giúp đỡ của tổ chức bên ngoài. Ở giai đoạn điều hành dự án, một trong những vấn đề được quan tâm nhất là trách nhiệm và quyền lực nên tập trung hay phân quyền, phân cấp. Câu trả lời tùy thuộc quy mô dự án, địa bàn hoạt động, mức độ chuyên môn hóa của nhân sự và số lượng cán bộ được phân quyền. Một dự án, cho dù là dự án mở rộng hay được xây dựng mới, thường là không tránh được việc phải hoạt động trong một điều kiện thay đổi so với trước. Do đó, tổ chức hiện nay cần phải được xem xét kỹ đểđánh giá nó còn thích hợp với môi trường hoạt động mới hay không.

Các công tác quản lý nội bộ phải được xem xét vì chúng là cơ sở để hình thành một tổ chức hợp lý. Để chức năng quản lý có hiệu quả, cơ cấu tổ chức phải có khả năng thực hiện các báo cáo nhanh về tình hình hoạt động hiện tại và kế hoạch hoạt động trong tương lai, khi đó mới có thể giải quyết được các khó khăn mới phát sinh.

Cuối cùng, việc phân tích cơ cấu tổ chức bao gồm các vấn đề tổ chức chương trình đào tạo, huấn luyện cho toàn thể nhân viên để nâng cao trình độ cho phù hợp, tương xứng với quy mô, máy móc thiết bị hiện đại.

2.4.2.4 Khía cạnh thương mại

Vấn đề chủ yếu cần giải quyết khi thẩm định dự án ở khía cạnh thương mại là liệu các cam kết mà dự án có được đã đảm bảo cho việc thu mua nguyên vật liệu và dịch vụ cần thiết để xây dựng và thực hiện dự án hay chưa. Khi việc xây dựng đã hoàn tất, dự án có đủ điện năng, nhân công và nguyên vật liệu để đi vào hoạt

động và bán sản phẩm ra thị trường. Mục tiêu của dự án ở khía cạnh này là các hợp

Một phần của tài liệu 294 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đự án đầu tư tại Bình Thuận (Trang 44 - 54)