HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu 294 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đự án đầu tư tại Bình Thuận (Trang 41 - 44)

ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

2.3. HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.3.1. Những thành tích đạt được

+ Việc chủ trì tham mưu UBND tỉnh chấp thuận dự án theo qui định tại Quyết định 52 của UBND tỉnh còn nhiều bất cập, nên Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định 34/2003/QĐ- UBBT ngày 29/4/2004 (thay thế Quyết định 52) nhằm giảm những thủ tục không cần thiết trong việc đầu tư dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Việc UBND tỉnh ban hành Quyết định 34 là bước đột phá trong công tác quản lý dự án đầu tư có nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước. Triển khai thực hiện qui trình tiếp nhận, xử lý đơn đăng ký đầu tư theo qui định tại Quyết định này thể hiện được những ưu điểm sau:

- Đã rút ngắn thời gian của giai đoạn chuẩn bị đầu tư, kể từ khi nhà đầu tư tìm hiểu, gửi đơn đăng ký đầu tưđến khi UBND tỉnh có văn bản chấp thuận đầu tư. Mối quan hệ, phối hợp xử lý các đơn, dự án giữa các cơ quan quản lý Nhà nước sau khi tiếp nhận đảm bảo đúng quy trình, thời gian qui định; từng bước đi vào ổn định, nề nếp. Góp phần tăng số dự án được chấp thuận 61% so với năm 2003;

- Không trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; đã qui về đầu mối, tạo cho Nhà đầu tư một địa chỉđể liên hệ tìm hiểu thông tin về lĩnh vực muốn đầu tư; đồng thời, việc nắm bắt thông tin, phản ảnh tình hình thực hiện dự án đầu tư được thuận lợi hơn;

+ Một số cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh (Sở, ngành; UBND huyện, thành phố) đã có sự phối hợp trong quản lý đầu tư và xây dựng dự án kể từ khâu tham gia khảo sát theo đơn đăng ký đầu tư, có trách nhiệm trong giới thiệu vị trí, hướng dẫn Chủđầu tư lập hồ sơ có liên quan đến triển khai đầu tư, phản ảnh tình hình và phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Chủ đầu tư trong quá trình triển khai đầu tư dự án đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất- kinh doanh.

+ Việc rà soát dự án chậm triển khai, yêu cầu Chủ đầu tư cam kết thực hiện đã có bước chuyển biến ban đầu, một số Chủ đầu tư có biểu hiện chần chừ đã khởi công xây dựng công trình. Xác định và thu hồi những dự án mà Chủ đầu tư không tâm huyết hoặc không có năng lực.

2.3.2. Một số hạn chế về đầu tư tại tỉnh Bình Thuận

+ Về công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch sử dụng đất, qui hoạch chi tiết, xác định tuyến giao thông, triển khai đầu tư hạ tầng, chuyển đối đất qui hoạch 3 loại rừng trong vùng qui hoạch thực hiện chậm trễ nên Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa có cơ sở để xử lý các đơn, dự án đăng ký đầu tư vào các khu vực theo qui trình. Tính đến 31/12/2004 còn 58 đơn đăng ký đầu tư (chủ yếu lĩnh vực du lịch tại Tuy Phong, Hàm Thuận- Đa My, Sơn Mỹ- Tân Thắng, Hàm Tân,…) chưa xử lý.

+ Loại hình đầu tư nhất là trong du lịch dịch vụ còn đơn điệu chưa thu hút được dự án đầu tư vào lĩnh vực khu vui chơi, giải trí để thu hút khách du lịch, tăng thời gian lưu trú của khách dài hơn.

+ Về công tác phối hợp của các Sở, Ngành, địa phương:

- Theo Quyết định 34 thì Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì phối hợp với các Ngành, địa phương tổ chức khảo sát thực địa. Tuy nhiên, trong công tác khảo sát, một số ngành địa phương chưa phối hợp tốt thể hiện: không cử người tham gia khảo sát khi được mời hoặc cử cán bộ tham gia khảo sát chưa nắm chắc các vấn đề liên quan đến ngành mình quản lý; Việc cử người tham dự họp giao ban hàng tháng để giải quyết các vấn đề liên quan đến đơn, dự án đầu tư cũng còn chiếu lệ nên ý kiến tham gia chưa cụ thể; có trường hợp sau khi khảo sát hoặc sau cuộc họp giao ban Sở Kế hoạch và Đầu tư phải có công văn lấy ý kiến các cơ quan liên quan để báo cáo, tham mưu UBND tỉnh giải quyết kịp thời.

- Các Sở, Ngành, địa phương chậm có ý kiến về vị trí đất đầu tư và các vấn đề liên quan khi Sở Kế hoạch và Đầu tư có công văn đề nghị.

+ Một số cơ quan quản lý Nhà nước chưa tạo điều kiện thuận lợi thực sự cho nhà đầu tư trong việc làm các thủ tục liên quan như chưa công khai qui trình tiếp nhận xử lý hồ sơ; thiếu sự phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc Nhà đầu tư triển khai xây dựng dự án, đưa vào hoạt động sản xuất- kinh doanh.

+ Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ ảnh hưởng nhiều đến công tác thương lượng đền bù, giải tỏa mặt bằng, làm giảm tốc độ triển khai đầu tư dự án. Theo qui định tại Quyết định 34 thì thời gian đền bù giải tỏa đối với dự án nhóm B và C là 2 tháng, đối với dự án nhóm A là 3 tháng. Phần lớn dự án đầu tư lĩnh vực du lịch trên địa bàn Tỉnh chủ yếu là dự án nhóm B và C, nhưng hầu hết dự án tính từ khi ký hợp đồng đến khi hoàn tất đều quá thời gian qui định của UBND tỉnh, có dự án kéo dài từ 2 đến 3 năm nhưng vẫn chưa xong.

+ Thời gian giao đất, cho thuê đất, cắm mốc bàn giao đất phải thực hiện nhiều công đoạn, có công đoạn phải thực hiện nhiều lần. Nhìn chung, để có được Quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và nhận bàn giao đất tại thực địa nhà đầu tư mất khá nhiều thời gian, cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư còn gặp lúng túng khó khăn khi thực hiện qui trình này nhưng chưa có đơn vị dịch vụ nào giúp nhà đầu tư lo trọn gói các thủ tục này để rút ngắn thời gian chuẩn bịđầu tư.

+ Về phía Chủ đầu tư không thường xuyên thực hiện chế độ báo cáo tình hình định kỳ và nêu vướng mắc để Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các ngành tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ. Thậm chí nhiều trường hợp không báo cáo khi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính có văn bản yêu cầu (các dự án khu dân cư) hoặc không dự họp khi được mời.

+ Về quản lý vốn đầu tư: Do đã có cố gắng nhiều trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, nên chỉ tiêu tổng vốn đầu tư xấp xỉ với bình quân của cả nước. Qua 5 năm (2001-2005), tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP đạt bình quân 34,8%. Một điều đáng quan tâm là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh còn rất hạn chế. Đến nay cả tỉnh có 35 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 2.519 tỷ đồng đạt tỷ lệ rất thấp ( 3% ) so với tổng đầu tư toàn xã hội.

Việc bố trí kế hoạch vốn hàng năm thường phân tán, dàn trải, kéo dài, một số dự án chưa đủ điều kiện đã ghi kế hoạch. Trong điều kiện tổng số vốn đầu tư ít nhưng bố trí quá nhiều công trình, dự án nên vốn đầu tư ứ đọng ở khâu xây dựng dở dang lớn, thường chiếm 30-40% số vốn đầu tư. Đối với địa phương, có nhiều dự

án đầu tư kéo dài như các công trình: Hồ Sông Quao, Cảng cá Phan Thiết,… .Đối với khối trung ương, việc bố trí kế hoạch đầu tư của một số Bộ, ngành không hợp lý, không theo tiến độ và khối lượng thực hiện nên đã gây ra tình trạng thực hiện khối lượng vượt kế hoạch dẫn đến nợ dây dưa. Chỉ tính riêng ngành giao thông, mấy năm qua giá trị thực hiện rất lớn, song kế hoạch hàng năm bố trí rất thấp gây ra tình trạng thiếu vốn thanh toán cho các đơn vị thi công, làm tăng chi phí (đặc biệt là lãi vay ngân hàng ) dẫn đến giảm hiệu quảđầu tư.

Công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án chưa tốt, như các công trình Bệnh viện mới, Cảng cá Phan Thiết, Hồ Sông Quao,… . Một số trường hợp do chất lượng công tác tư vấn lập dự án, thiết kế thẩm định yếu làm cho cấp có thẩm quyền khi ra những quyết định liên quan đến trình tự, thủ tục XDCB như quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác, dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung, phải điều chỉnh dự án nhiều lần. Nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa phê duyệt thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán, công trình đã được khởi công dù không đảm bảo các thủ tục theo quy định.

Việc giải ngân vốn đầu tư còn chậm. Nguyên nhân do việc triển khai kế hoạch vốn của Bộ, ngành còn chậm; công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, công tác tổ chức đấu thầu chậm, nhất là đối với dự án tín dụng, thủ tục thanh toán còn phức tạp. Việc cân đối vốn thuộc ngân sách tỉnh không trải đều trong năm, mà thường giải ngân ào ạt vào cuối năm.

Tóm lại, công tác đầu tư của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua đã có bước phát triển, tổng số vốn đầu tư ngày một tăng, cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế kỹ thuật xã hội được tăng cường tạo thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Song hiệu quả đầu tư còn hạn chế, đến nay nền kinh tế của tỉnh vẫn ở điểm xuất phát thấp, thu nhập bình quân đầu người năm 2004 đạt 340USD thấp hơn bình quân cả nước.

Một phần của tài liệu 294 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đự án đầu tư tại Bình Thuận (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)