Phƣơng thức so sánh với hình tƣợng tôi chủ thể trữ tình

Một phần của tài liệu Luận văn: PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN potx (Trang 90 - 100)

7. Bố cục của luận văn

3.2.Phƣơng thức so sánh với hình tƣợng tôi chủ thể trữ tình

TRỮ TÌNH

Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ thấm nhuần nền văn hoá lãng mạn Pháp từ thủa nhỏ. Vì vậy cái tôi, cái bản ngã của ông đƣợc khẳng định và bộc lộ rõ nét trong nhiều ca khúc.

Trong nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn, tôi (ta, mình) có thể là sự hiện thân của chính tác giả để tự sự, nói lên những suy tƣ, trăn trở và bộc lộ những tâm trạng, cảm xúc của mình, ví dụ:

Tôi như là người ngồi trong đêm dài

Nhìn tôi đang quá ngậm ngùi (Tự tình khúc) Hay: Ta mang cho em một chút buồn

Vì ta như sóng lênh đênh (Quỳnh hƣơng)

Tôi (ta, mình) cũng có thể đại diện cho một thế hệ, một lớp ngƣời của xã hội trong một hoàn cảnh nhất định, với những số phận và tâm trạng khác nhau. Ví dụ:

Tôi có người yêu chết trận Chu Prong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91 Ở đây, tôi là những cô gái, là những ngƣời có ngƣời yêu, ngƣời thân chết trận.

Hay một ví dụ khác:

Ta phải thấy mặt trời

Sáng trên quê hương này đầy loài người (Ta phải thấy mặt trời)

Ở đây, ta là thế hệ thanh niên yêu nƣớc quyết tranh đấu để dành lại hoà bình cho quê hƣơng.

Trong phần này, xin chủ yếu tập trung tìm hiểu tôi trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn với tƣ cách là chủ thể trữ tình, là sự nhập vai của chính tác giả, đƣợc thể hiện với nhiều tâm trạng và cảm xúc qua lời tự sự. Qua phƣơng thức so sánh, tôi sẽ đƣợc tìm hiểu dƣới ba khía cạnh: Với cuộc đời,

tôi là một kẻ cô đơn; Với quê hƣơng, tôi là một kẻ lạc loài; Với tình yêu, tôi là một kẻ bị phụ tình.

Trịnh Công Sơn có một gia đình đông anh em, có nhiều ngƣời tình và rất đông bạn bè. Thế nhƣng, ông lại là một khối cô đơn. Cho dù có những lúc gặp gỡ bạn bè, nói cƣời xôn xao ngoài phố, nhƣng khi trở lại với riêng mình và bất giác thu mình trong góc tối, ông lại chỉ thấy tất cả những niềm vui,

những nụ cƣời giữa phố chợ kia cũng giống nhƣ những lá khô rụng rơi lả tả: Tôi như mọi người mong ngày sẽ tới

Nhưng khi về lại thu mình góc tối

Trong tôi rụng đầy bao nhiêu nụ cười (Bay đi thầm lặng) Trịnh Công Sơn “thích ngồi yên lặng nhìn trời đất và suy tƣởng về những điều mình chƣa giải đáp đƣợc cho chính bản thân mình” [65]. Cái cảm giác trơ troi lẻ loi một mình luôn thƣờng trực trong con ngƣời ông, gần nhƣ gắn liền với bản chất của ông. Nhƣ ông thổ lộ: “Đây không phải là một mặc cảm. Tôi nghĩ đúng hơn là một cái gì đó thuộc về bẩm sinh. Sinh ra là một thứ mầm mống lẻ loi mọc lên trong thân phận làm ngƣời. Và vì vậy không cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92 phải đối phó, phải phản ứng gì cả. Nó là tôi, tôi là nó. Tất cả đã quyện vào nhau làm thành một số phận. Và điều quan trọng là tôi hoàn toàn thanh thản trong số phận đó. Và tôi có phát hiện một điều là càng ở giữa đám đông tôi càng thấy lẻ loi” (Theo [59, tr.7]):

Tôi như người ngây dại Giữa đám đông bạn bè Quanh đây là tiếng cười

Lòng sao không vui với (Ngậm ngùi riêng ta)

Là ngƣời muốn sống hết mình và hết lòng yêu thƣơng cuộc đời, Trịnh Công Sơn luôn quan sát cuộc sống dƣới lăng kính màu hồng và gắng điểm tô cho cuộc sống thành một khu vƣờn địa đàng thật nhiều hoa thơm quả ngọt. Nhƣng khi đã có nhiều trải nghiệm và nhận thấy hạnh phúc bấy lâu chỉ là

hạnh phúc ngu ngơ, ông lại thu mình, trở về với một cuộc sống bình lặng, buồn bã, lặng câm nhƣ kiếp đá:

Ngày nay thôi đành nhé Tôi như đá nặng nề

Trong giây phút tình cờ rớt xuống mịt mù (Ngày nay không còn bé)

Trong thế giới của riêng mình, có những lúc Trịnh Công Sơn mơ hồ tưởng mình đang là cơn gió, là chiếc bóng phai mờ, là chút vết mực nhoè... Có khi ông thấy mình nhƣ con chim bé nhỏ, tội nghiệp, một đời mỏi cánh tìm kiếm thiên đƣờng nhƣng thất vọng và “đành thôi quên lãng”:

Tôi như con chim buồn Bay về lúc chiều hôm Thôi quên đi thiên đường

Một đời tôi mãi tìm (Nhƣ chim ƣu phiền) Con chim ấy âu sầu chở buồn đau giữa ánh nắng chiều:

Tôi như con chim chiều Mang đầy nắng quạnh hiu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đôi vai u sầu

Tìm về nơi cuối đèo (Nhƣ chim ƣu phiền)

Và có lúc, Trịnh Công Sơn thấy mình là ngọn đèn nhỏ thắp lên cho riêng mình:

Tôi như ngọn đèn từng đêm vơi cạn

Lửa lên thắp một niềm riêng (Tự tình khúc)

Nỗi cô đơn đã đeo đẳng Trịnh Công Sơn đến tận cuối cuộc đời. Nhƣng chính nhờ sự cô đơn này, ông đã lắng nghe đƣợc cuộc đời, cảm nhận đƣợc những hiện tƣợng thiên nhiên và xã hội rõ ràng hơn. Ông không trốn vào nỗi đau của riêng mình và không lánh đời, mà trải lòng ra với đời, với ngƣời, đón nhận và chấp nhận:

Dù đến rồi đi

Tôi cũng xin tạ ơn người Tạ ơn đời tạ ơn ai

Đã cho tôi còn những ngày Quên kiếp sống lẻ loi (Tạ ơn)

Trịnh Công Sơn không chỉ cô đơn giữa cuộc đời mà còn là một kẻ lạc loài ngay trên chính quê hƣơng của mình.

Tự nhận mình là một “công dân ngoại hạng”, trong cuộc chiến tranh trên quê hƣơng mình, ông đi giữa hai làn đạn và hát lên những khúc ca về quê hƣơng, tình yêu và thân phận con ngƣời. Ở ông, chúng ta bắt gặp một thái độ không nhập cuộc. Ông đã sống lang thang nhƣ một kẻ vô gia cƣ, vô định trú trong thời kì trốn lính. Ông là ngƣời đi lạc trong một thành phố tƣởng là quen thân lắm nhƣng thực ra Trịnh Công Sơn không thuộc về một nơi nào hết:

Tôi như là người lạc trong đô thị

Một hôm đi về biển khơi (Tự tình khúc)

Trong những năm tháng tăm tối của chiến tranh, giữa những thù oán, chia lìa, Trịnh Công Sơn thấy mình nhƣ con chim nhỏ bơ vơ, lạc loài, không biết bay về đâu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94

Tôi như con chim nhỏ Bay về rất ngẩn ngơ Trên nhân gian chia lìa

Lòng đầy những oán thù (Nhƣ chim ƣu phiền)

Quê hƣơng luôn là nơi con ngƣời trở về để tìm sự bình an, sự gần gũi, gắn bó và thân quen. Thế nhƣng chốn xưa quê nhà với Trịnh Công Sơn sao xa lạ quá:

Tôi như người xa lạ

Giữa chốn xưa quê nhà (Ngậm ngùi riêng ta)

Ông thấy mình là đứa bé bị bỏ rơi, ngồi nhìn thế kỉ qua đi, đi tìm mà không thấy đƣợc nơi nƣơng tựa:

Tôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà Chờ xem thế kỉ tàn phai

Tôi như trẻ nhỏ tìm nơi nương tựa Mà sao vẫn cứ lạc loài (Tự tình khúc)

Lạc loài giữa chốn quê nhà, nhƣng Trịnh Công Sơn đã yêu quê hƣơng bằng một trái tim giàu lòng nhân ái. Ông đã đau nỗi đau của quê hƣơng trong cảnh mặt quê hương tan nát từng giờ, đã vui niềm vui của quê hƣơng khi đất nước tôi thanh bình. Và còn gì đáng trân trọng hơn thế khi ông tâm sự:

Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên Nhìn rõ quê hương và nghĩ lại mình

Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống Vì đất nước cần một trái tim

(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)

Cô đơn giữa cuộc đời, lạc loài giữa quê hƣơng, Trịnh Công Sơn tìm đến tình yêu để mong có đƣợc niềm an ủi. Nhƣng trong tình yêu, ông luôn là kẻ bị phụ tình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 95 Tôi tìm thấy tôi như giọt nắng kia

Làm hồng chút môi cho em nhờ (Cho đời chút ơn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tình yêu, ông đã đƣợc hƣởng những niềm hạnh phúc ngọt ngào nhƣng đồng thời cũng phải trải qua không ít đắng cay. Khi đắm chìm trong niềm hạnh phúc của một nguời yêu và đƣợc yêu, ông thấy lòng mình như khăn mới thêu - đẹp đẽ và mới mẻ:

Mười năm xưa đứng bên bờ dậu Đường xanh hoa muối bay rì rào Có người lòng như khăn mới thêu

(Có một dòng sông đã qua đời)

Thế nhƣng, khi ngƣời yêu bỏ đi và đi mãi, ông thấy nhƣ dòng sông kia đã

qua đời, cũng nhƣ trong lòng ông có một điều gì đó đã đổ vỡ. Để rồi muời năm

sau gặp lại, trong lòng chỉ còn một chút gì đó nhạt nhoà, yếu ớt nhưnắng qua đèo: Mười năm sau áo bay đường chiều

Bàn chân trong phố xa lạ nhiều Có người lòng như nắng qua đèo

(Có một dòng sông đã qua đời)

Với Trịnh Công Sơn, ngƣời tình luôn đƣợc ông trân trọng và ngợi ca. Khi em là những gì đẹp đẽ, thánh thiện, là tất cả những gì mà tôi mơ ƣớc, em

mang đến cho tôi niềm vui của những cánh diều no gió, niềm hân hoan của những bông hoa vừa mọc:

Từ khi trăng là nguyệt

Tôi như từng cánh diều vui... Từ trăng xưa là nguyệt Lòng tôi có đôi khi Tựa bông hoa vừa mọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 96 Nhƣng khi em đã thay lòng, khi tôi nhận rõ gƣơng mặt “xanh lòng tàn phai” của em, tôi hoá thân thành giọt nắng ngoài kia, tuy có vẻ hững hờ nhƣng trăn trở, khổ đau:

Từ trăng thôi là nguyệt

Tôi như giọt nắng ngoài kia (Nguyệt ca)

Sự thay lòng của em đã tạo thành một hố buồn thăm thẳm trong lòng tôi, khiến tôi thấy mình nhƣ đứa bé dại khờ, nhƣ đƣờng phố kia đã quên tên mình:

- Từ trăng thôi là nguyệt

Tôi như đường phố nhiều tên (Nguyệt ca) - Rằng em thôi là nguyệt

Tôi như đứa bé dại khờ (Nguyệt ca)

Luôn bị ám ảnh bởi sự phụ rẫy, có lúc Trịnh Công Sơn tự ủi mình:

Hãy cứ vui chơi cuộc đời Dù ngày mai em như chim bay Bỏ quên đây một người

Hát bên đời gian dối

Dù ta như con đường dài vắng người (Hãy cứ vui nhƣ mọi ngày)

Với rất nhiều ngƣời khác, bị phụ tình là một bi kịch tình yêu, nhƣng với Trịnh Công Sơn, bi kịch ấy lại là sự thăng hoa của một tâm hồn thánh thiện và nhân ái:

Yêu em yêu thêm tình phụ

Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ (Ru em)

Cô đơn, lạc loài, bị phụ tình, cuối cùng Trịnh Công Sơn mơ ƣớc trở về với hồn nhiên, trở về với cội nguồn, với quê nhà nằm sâu trong tiềm thức của ông:

Tôi con chim thanh bình Mơ được sống hồn nhiên Như hoa trên đồng xanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97

Một sớm kia rất hồng (Nhƣ chim ƣu phiền) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông muốn trở về với thật thà, với khờ dại, với ngây ngô của một đứa bé mới lớn lên giữa đời sống kia:

Hôm nay tôi nghe Tôi cười như đứa bé

Mới lớn lên giữa đời sống kia (Hôm nay tôi nghe)

Trịnh Công Sơn quan niệm: “Sống là sống với ngƣời khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn diễn đạt mình”. Và ông thổ lộ: “Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết, và nhiều phƣơng tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hƣớng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ đƣợc với ngƣời khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống” (Theo [46, tr.477]). Trong ca khúc, qua nhân vật tôi, Trịnh Công Sơn đã “diễn đạt mình” bằng nhiều phƣơng thức, trong đó có so sánh.

Tôi với những tâm trạng, nỗi niềm, cảm xúc phong phú thƣờng đƣợc Trịnh Công Sơn thể hiện bằng cấu trúc so sánh vắng yếu tố phƣơng diện. Trong cấu trúc này, tôi giữ vai trò yếu tố đƣợc so sánh. Yếu tố so sánh là những sự vật hiện tƣợng thuộc trƣờng nghĩa con ngƣời hoặc ngoài con ngƣời. Những sự vật hiện tƣợng này thƣờng đƣợc Trịnh Công Sơn nói rõ bằng việc thêm những chi tết miêu tả. Vì vậy có thể không cần nói ra thuộc tính chung làm cơ sở so sánh nhƣng chúng ta vẫn có thể hiểu đƣợc những tâm trạng, cảm xúc, nỗi niềm của tôi. Ví dụ:

Tôi như con chim bệnh Thiếu hạnh phúc trần gian Có những tháng mùa đông

Ngồi khóc rất âm thầm (Nhƣ chim ƣu phiền)

Ở đây, yếu tố đƣợc so sánh là tôi, yếu tố đƣợc so sánh là con chim + những chi tiết miêu tả (bệnh, thiếu hạnh phúc trần gian, có những tháng mùa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98

đông ngồi khóc rất âm thầm). Những chi tiết này đã nói lên tình cảnh ốm yếu, bất hạnh, cô đơn, lạnh lẽo của tôi.

Nhƣ vậy, qua phƣơng thức so sánh (với yếu tố so sánh đƣợc mở rộng), Trịnh Công Sơn đã “diễn đạt mình” và nhận đƣợc sự cảm thông của rất nhiều ngƣời yêu nhạc của ông, mến mộ tài năng và trân trọng tấm lòng của ông với đời.

Để xây dựng hình tƣợng nghệ thuật tôi, nhạc sĩ đã sử dụng phƣơng thức so sánh với những yếu tố đƣợc so sánh (A) và những yếu tố so sánh (B) đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 3.2):

STT A tnss B - (yếu tố mở rộng)

1 tôi nhƣ giọt nắng kia - làm hồng chút môi cho em nhờ

2 tôi nhƣ nguời ngây dại giữa đám đông bạn bè 3 tôi nhƣ ngƣời xa lạ giữa chốn xƣa quê nhà 4 tôi nhƣ đá nặng nề - trong giây phút tình cờ rớt

xuống mịt mù

5 tôi nhƣ từng cánh diều vui

6 tôi nhƣ giọt nắng ngoài kia

7 tôi nhƣ đứa bé dại khờ

8 tôi nhƣ đƣờng phố nhiều tên

9 tôi nhƣ con chim nhỏ - bay về rất ngẩn ngơ trên nhân gian chia lìa - lòng đầy những oán thù 10 tôi nhƣ chim xa lạ - đứng nhìn những ngày qua 11 tôi nhƣ con chim buồn - bay về lúc chiều hôm 12 tôi nhƣ con chim bệnh - thiếu hạnh phúc trần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99 khóc rất âm thầm

13 tôi nhƣ chim ƣu phiền - bay về cuối dòng sông 14 tôi nhƣ con chim chiều - mang đầy nắng quạnh

hiu trên đôi vai u sầu - tìm về nơi cuối đèo 15 tôi nhƣ mọi ngƣời - mong ngày sẽ tới

16 tôi nhƣ trẻ nhỏ - ngồi bên hiên nhà - chờ xem thế kỉ tàn phai

17 tôi nhƣ trẻ nhỏ - tìm nơi nƣơng tựa - mà sao vẫn cứ lạc loài

18 tôi nhƣ là Ngƣời lạc trong đô thị - một hôm đi về biển khơi

19 tôi nhƣ là ngƣời một hôm quay lại vì nghe sa mạc nối dài

20 tôi nhƣ là ngƣời ngồi trong đêm dài - nhìn tôi đang quá ngậm ngùi

21 tôi nhƣ đƣờng về - mở ra đô thị - chờ chân thiên hạ về vui (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22 tôi nhƣ nụ cƣời nở trên môi ngƣời - phòng khi nhân loại biếng lƣời

23 tôi nhƣ ngọn đèn - từng đêm vơi cạn - lửa lên thắp một niềm riêng

24 tôi nhƣ nụ hồng - nhiều khi ƣu phiền - chờ tôi rã cánh một lần

25 tôi là chiếc bóng phai mờ

26 tôi là chút vết mực nhoè

27 tôi con chim thanh bình - mơ đƣợc sống hồn nhiên nhƣ hoa trên đồng xanh một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100 sớm kia rất hồng

28 tôi con chim vô vọng - linh hồn rất mong manh

29 tôi tên mục đồng

30 tôi tên tuyệt vọng

31 tôi cây chƣa già

32 tôi cƣời nhƣ đứa bé mới lớn lên giữa đời sống kia 33 tôi mơ có cuộc tình nhƣ mơ ƣớc đƣợc gần với những nụ hồng 34 tôi yêu tôi sống nhƣ bao ngƣời

35 lòng tôi tựa bông hoa vừa mọc - hân hoan giây xuống thế

36 ta là thác đổ

37 ta là đêm - nở đoá hoa vô thƣờng 38 ta nhƣ con đƣờng dài vắng ngƣời

39 ta nhƣ sóng lênh đênh

40 lòng ta nhƣ đã nát nhầu đam mê

Một phần của tài liệu Luận văn: PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN potx (Trang 90 - 100)