Khái quát về những ca khúc của Trịnh Công Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn: PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN potx (Trang 38 - 55)

7. Bố cục của luận văn

1.3.2.Khái quát về những ca khúc của Trịnh Công Sơn

Về số lƣợng ca khúc của Trịnh Công Sơn, công chúng thƣờng phỏng đoán ông đã sáng tác khoảng trên 600 ca khúc. Tuy nhiên đây chỉ là sự phỏng đoán vì không có những căn cứ cụ thể. Chính Trịnh Công Sơn, lúc sinh thời, cũng không biết mình đã viết bao nhiêu ca khúc, vì thời chiến tranh sống cuộc đời trốn tránh, lang bạt, ông không có điều kiện giữ gìn, và những sáng tác ấy thất lạc khắp nơi.

Năm 1991, cô Yoshii Michiko, một sinh viên ngƣời Nhật làm luận văn cao học về nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, đã sƣu tầm đƣợc 196 bài hát, trên cơ sở tài liệu do chính Trịnh Công Sơn cung cấp dựa vào trí nhớ của tác giả hoặc của các ca sĩ.

Mƣời năm, sau khi Trịnh Công Sơn qua đời năm 2001, những bạn bè của ông ở trong và ngoài nƣớc đã sƣu tầm những bài hát của ông qua nhiều nguồn. Ông Phạm Văn Đỉnh - Chủ tịch Hội Văn hoá Trịnh Công Sơn (Pháp) đã kì công sƣu tầm đƣợc 288 bài, có chú thích năm tháng cẩn thận. Đây có thể đƣợc coi là thƣ mục bài hát tìm đƣợc nhiều nhất tính đến thời điểm hiện nay.

Nhƣ vậy, căn cứ vào một số cứ liệu và qua quá trình tìm hiểu, có thể nhận định Trịnh Công Sơn đã sáng tác khoảng hơn 300 ca khúc.

Những ca khúc của Trịnh Công Sơn về thực chất là nhật kí ghi lại những suy tƣ, chiệm nghiệm của một con ngƣời bình thƣờng về những khoảnh khắc, cảm xúc, tâm trạng trong nhiều giai đoạn, nhiều hoàn cảnh trải dài trong suốt cuộc đời của mình. Trịnh Công Sơn từng viết: “Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hƣ ảo” (Theo [37, tr.223]).

Nhạc Trịnh thƣờng đƣợc xếp thành 3 mảng chính là: Tình yêu, Quê hƣơng và Thân phận.

Tình yêu là đề tài lớn nhất trong tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục ca khúc của ông. Nhạc tình của Trịnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 Công Sơn đa số là nhạc buồn, thƣờng nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn nhƣ trong Sương đêm, Uớt mi..., mang nỗi sầu li biệt nhƣ Diễm xưa, Biển nhớ..., hay nuối tiếc những gì đã qua nhƣ Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên...

Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, thƣờng đƣợc viết với tiết tấu chậm. Phần lời đƣợc đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài mộc mạc nhƣng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tƣợng trƣng, siêu thực.

Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam. Nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là “Ngƣời Việt viết tình ca hay nhất thế kỉ” [65].

Tiếp theo là mảng ca khúc về quê hƣơng. Mảng này lại chia thành các ca khúc phản chiến (các tập nhạc Da vàng nổi tiếng thập kỉ 60, 70 trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe) và các ca khúc ngợi ca con ngƣời xây dựng tái thiết đất nƣớc sau năm 1975 (với những ca khúc nhƣ Em ở nông trường em ra biên giới, Chiều trên quê hương tôi..., ngoài ra còn có những ca khúc viết cho thiếu nhi nhƣ Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng..., và những bài hát viết cho phim nhƣ Đời gọi em biết bao lần).

Trong mảng ca khúc viết về quê hƣơng, ngƣời ta chú ý nhiều đến những ca khúc phản chiến mang tính chất chống chiến tranh, ca ngợi hoà bình. Có thể kể đến những tập ca khúc phản chiến tiêu biểu nhƣ: Ca khúc da vàng, Kinh Việt Nam, Phụ khúc da vàng...

Cuối cùng là mảng ca khúc về thân phận con ngƣời, đƣợc viết bằng sự chiêm nghiệm về thân phận mình, thân phận ngƣời và cuộc đời với nội dung sâu sắc, mang tính triết lí cao, làm nên tính “bác học” và “độc đáo” của nhạc Trịnh. Những ca khúc tiêu biểu nhƣ: Bốn mùa thay lá, Phôi pha, Một cõi đi về, Ngẫu nhiên, Tiến thoái lưỡng nan, Như một lời chia tay... Những ca khúc này thƣờng nói về tính phù du của cuộc sống, của đời ngƣời:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40

Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta (Bốn mùa thay lá) Từ đó tác giả kêu gọi con ngƣời hãy yêu nguời: “hãy yêu nhau đi cho gạch đá có tin vui” và yêu đời, bởi “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”.

Có lẽ ít có dòng nhạc nào có tầm ảnh hƣởng lớn nhƣ nhạc Trịnh. Trong những năm tháng chiến tranh, nhạc của Trịnh Công Sơn chƣa đƣợc phép lƣu hành, thế nhƣng những ngƣời lính ở cả hai bên chiến tuyến vẫn say sƣa hát lên những ca khúc phản chiến, những bản tình ca và những bài tự tình quê hƣơng, dân tộc của ông. Sau năm 1975, vì một số lí do, nhạc Trịnh Công Sơn vẫn bị cấm biểu diễn trong một thời gian dài (cho đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX - thời kì mở cửa, nhạc Trịnh Công Sơn mới chính thức đƣợc phổ biến). Tuy nhiên, trong những năm chính quyền không cho phép, trên khắp nẻo đƣờng đất nƣớc, từ những nơi núi rừng heo hút cho đến chốn thị thành, ngƣời dân vẫn nghe và yêu nhạc Trịnh. “Ngày nay, đi đến bất cứ nơi đâu trên trái đất này, nếu có cộng đồng ngƣời Việt sinh sống, thì nơi đó có nhạc Trịnh Công Sơn” [33, tr.47].

Hãy nghe những lời phát biểu về tầm ảnh hƣởng của Trịnh Công Sơn và âm nhạc của ông:

“Nguyễn Trọng Tạo: Ở Việt Nam thế kỷ XX, có hàng vạn ngƣời sáng tác ca khúc, nhƣng có 3 ngƣời không ai là không biết, đấy là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Trong 3 ngƣời đó, Trịnh Công Sơn là ngƣời ít tuổi nhất và nhạc phẩm của anh xuất hiện sau đến vài chục năm, nhƣng hơn 500 bài hát của anh đƣợc ngƣời đời say đắm đến cuồng nhiệt đã tạo ra một hiện tƣợng lạ lùng trong âm nhạc Việt thế kỷ XX. Anh thực sự là Ông Hoàng của tình ca Việt Nam, nhƣng cũng là một nhạc sĩ “phản chiến”, một nhạc sĩ của khát vọng hoà bình với cả trăm bài hát trong các tập Kinh Việt NamCa khúc da vàng.

Ca từ của anh không chỉ giàu chất thơ nhƣ ngƣời ta thƣờng nói, mà đấy là những bài thơ thật sự, những bài thơ thấm đẫm triết lý về cuộc sống, về tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 yêu, về sự sinh ra và trở về Cát Bụi của thân phận ngƣời ngắn ngủi” (Theo [46, tr.461]).

“Hoàng Bình Thi: Nỗi đam mê tình yêu lứa đôi không thay thế đƣợc những điều lớn lao ở nhạc Trịnh Công Sơn, đó là nỗi đam mê nhận thức đời sống, đeo đuổi cho đến cùng câu hỏi nghiệt ngã nhất “ta là ai?”. Nhƣ một đời sống thứ hai đầy cám dỗ, âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã khải thị những giá trị thực của đời ngƣời. Nó chống lại sự xáo mòn, băng hoại. Không dồn đuổi con ngƣời ta tới một nhịp sống gấp gáp, cũng không làm con ngƣời buông xuôi trƣớc số phận mà là nhìn nhận một cách chân xác chỗ đứng đúng nghĩa của con ngƣời.

Có lẽ tình yêu và nỗi đau phận ngƣời là những giá trị lớn nhất mà Trịnh Công Sơn để lại. Đó là một gia tài đồ sộ đến mức thử giả định nếu không có Trịnh Công Sơn, nếu không có âm nhạc của ông, đời sống của chúng ta sẽ nghèo nàn và thảm hại đến nhƣờng nào” (Theo [46, tr.462]).

“Phạm Tuyên: Trong lĩnh vực ca khúc, lời ca có một vị trí hết sức quan trọng và v mặt này Trịnh Công Sơn thực sự là một nhà thơ. Lời ca anh không dễ dãi tuỳ tiện, mà luôn luôn ẩn sâu một triết lý về cuộc đời và điều đáng nói là anh đã tìm đƣợc những giai điệu phù hợp, dung dị, không cầu kỳ, kiểu cách để thể hiện nội dung đó. Đối với ngƣời sáng tác, có đƣợc một phong cách riêng là một điều phải phấn đấu. Trịnh Công Sơn không chủ tâm tạo cho mình một sự khác biệt lập dị, nhƣng bằng tình cảm chân thnàh của mình, anh đã có đƣợc một phong cách rất riêng đƣợc sự mến mộ của đông đảo công chúng.

Sẽ còn có nhiều công trình nghiên cứu về hàng trăm ca khúc của anh với những sự đánh giá có thể khác nhau, nhƣng phải khẳng định rằng sự nghiệp sáng tác của anh đã góp phần xứng đáng vào nền ca khúc Việt Nam hiện đại” (Theo [46, tr.463])...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 - Ca từ đƣợc hiểu là ngôn ngữ văn học trong âm nhạc, bao gồm: lời ca trong ca khúc, hợp xƣớng; kịch bản trong nhạc cảnh, nhạc kịch; tên gọi, tiêu đề của những bài hát, bản nhạc hoặc của từng chƣơng nhạc… Trong âm nhạc, ca từ có vai trò rất quan trọng. Nó bổ sung tính cụ thể, nối thêm sức truyền cảm và mở cửa cho hình tƣợng nghệ thuật đi vào lòng ngƣời thƣởng thức.

- Ngôn ngữ trong ca từ là ngôn ngữ nghệ thuật đƣợc chọn lọc, tinh luyện, giàu hình ảnh, nhạc điệu, có những đặc trƣng riêng biệt và đƣợc tổ chức một cách đặc thù nhằm phản ánh cô đọng đời sống và biểu thị tinh tế mọi cung bậc tâm trạng, cảm xúc của con ngƣời.

- Hình tƣợng trong ca từ là những hình tƣợng nghệ thuật, là bức tranh tâm trạng, bức tranh cuộc sống của con ngƣời trong một giai đoạn lịch sử nhất định, đƣợc phản ánh trong ca khúc qua góc nhìn và sự nhạy cảm của nhạc sĩ. Hình tƣợng trong ca từ có tính điển hình và liên quan chặt chẽ với hình tƣợng của toàn bộ tác phẩm âm nhạc.

- Chủ thể cảm xúc trong ca từ xét đến cùng chính là tác giả của những ca từ ấy. Cách thể hiện “cái tôi - tác giả” trong tác phẩm rất phong phú và đa dạng: có thể đƣợc biểu hiện trực tiếp trong tác phẩm, có thể đƣợc ẩn đi hoặc thể hiện thông qua những nhân vật trữ tình.

- Một trong những phƣơng thức làm nên vẻ đẹp và nét độc đáo của ngôn ngữ trong ca từ là so sánh. So sánh là cách sử dụng ngôn ngữ đặc biệt trong quá trình sáng tạo ngôn từ nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ trong ca từ nói riêng. So sánh là một quá trình của sự nhận thức thế giới khách quan để phát hiện và chỉ ra sự đồng nhất cũng nhƣ khác biệt về thuộc tính của các sự vật đặt bên nhau. Trong âm nhạc, phƣơng thức này góp phần tạo nên những lời ca hấp dẫn, giàu hình ảnh, đồng thời cho thấy một phần phong cách riêng của tác giả, trong đó có nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.

- Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ đã ghi lại dấu ấn đậm nét và cũng là một hiện tƣợng hiếm gặp trong nền âm nhạc Việt Nam. Với những ca khúc về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 Quê hƣơng, Tình yêu và Thân phận con ngƣời, Trịnh Công Sơn đã tạo dựng cho mình một dòng nhạc độc lập, có sức sống và vị trí riêng, đƣợc gọi với cái tên bình dị, thân quen là Nhạc Trịnh. Những ca khúc của Trịnh Công Sơn có tầm ảnh hƣởng lớn không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn vƣợt biên giới đến với những trái tim yêu nhạc ở nhiều nƣớc trên thế giới. Một trong những yếu tố làm nên sức sống của nhạc Trịnh chính là phần ca từ và đó cũng là nơi thể hiện sự tài hoa trong sử dụng tiếng Việt của ông, trong đó có sử dụng phƣơng thức so sánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC

VÀ NGỮ NGHĨA CỦA PHƢƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN

2.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC CỦA PHƢƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN

2.1.1. Các kiểu cấu trúc so sánh

Trong 242 ca khúc đƣợc khảo sát, có 148 bài trong đó Trịnh Công Sơn sử dụng phƣơng thức so sánh, thể hiện ở 406 lƣợt so sánh, với 13 kiểu cấu trúc so sánh.

Sau đây là ví dụ và sự phân tích đối với từng kiểu cấu trúc:

-Cấu trúc A + tnss + B, ví dụ:

Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy

Để mắt em cười tựa lá bay (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui) (Trong đó: A: mắt em cười

tnss: tựa

B: lá bay) Và các ví dụ khác:

- Tình như đá hoài những chờ mong

Tình vu vơ sao ta muộn phiền (Nhƣ một lời chia tay) - Trời nước bao la em như là chim én

Em trên xuồng qua rạch rồi lại nối qua sông

(Mênh mông Đồng Tháp) - Chiều nay em ra phố về

Thấy đời mình là những quán không (Nghe những tàn phai) - Đời ta có khi tựa lá cỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 Cấu trúc A + tnss + B đƣợc sử dụng 272/406 lƣợt, chiếm tỉ lệ 67%. Với kiểu so sánh này, tác giả đã đồng nhất hoặc tƣơng tự hoá hai sự vật hiện tƣợng khác loại (A và B), mặc dù chúng có rất nhiều đặc tính. Cách so sánh mở này buộc ngƣời nghe phải suy ngẫm và liên tƣởng để chọn ra đặc tính nào (hoặc những đặc tính nào) là căn bản và đƣợc xem là tồn tại ở hai sự vật hiện tƣợng khác loại này, để tác giả lấy đó làm căn cứ so sánh.

-Cấu trúc A + x + tnss + B, ví dụ:

Bao nhiêu năm làm kiếp con người

Chợt một chiều tóc trắng như vôi (Cát bụi) (Trong đó: A: tóc x: trắng tnss: như B: vôi) Và các ví dụ khác: - Những hẹn hò từ nay khép lại

Thân nhẹ nhàng như mây (Nhƣ một lời chia tay) - Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa

Em mướt xanh như ngọc mà tôi có đâu ngờ (Hoa xuân ca) - Thương ai màu áo trắng

Trong như ánh sao băng (Thƣơng một ngƣời) - Một chiều kia có em buồn buồn

Thân mong manh như lau sậy hiền (Níu tay nghìn trùng)… Cấu trúc A + x + tnss + B đƣợc sử dụng 67/406 lƣợt, chiếm tỉ lệ 17%. Với kiểu so sánh này, tác giả đã nêu ra một sự vật cùng với một đặc tính nhất định của nó (A+x) để so sánh với một sự vật hiện tƣợng khác loại (B). Cách so sánh này có tác dụng gợi dẫn ngƣời nghe tới một đặc tính nhất định, thƣờng là tồn tại hiển nhiên ở sự vật hiện tƣợng so sánh (B). Rốt cuộc sự so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 sánh mang lại hiệu quả là gán cho sự vật đƣợc so sánh (A) đặc tính này của B, trong hoàn cảnh cụ thể của ca khúc.

- Cấu trúcA + B, ví dụ:

- Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa

Em suối kia rất ngọt và tôi đứng hai bờ (Hoa xuân ca) (Trong đó: A: em (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B: suối kia rất ngọt) Và các ví dụ khác:

- Sen hồng một độ

Em hồng một thủa xuân xanh (Đoá hoa vô thƣờng)

- Đời vẽ tôi tên mục đồng Rồi vẽ thêm con ngựa hồng

Từ đó tôi lên đường phiêu linh (Chỉ có ta trong một đời) - Một người ngồi hai mươi năm

Cuộc buồn vui ly rượu đắng (Ngày dài trên quê hƣơng) - Rồi từ nay em gọi

Tình yêu dấu chim bay (Gọi tên bốn mùa)...

Cấu trúc A + B đƣợc sử dụng 34/406 lƣợt, chiếm tỉ lệ 8,4%. Đây là kiểu cấu trúc vắng yếu tố phƣơng diện và yếu tố quan hệ, chỉ còn lại yếu tố đƣợc so sánh (A) và yếu tố so sánh (B) đƣợc đặt dƣới hình thức đối chọi, và sự liên kết giữa chúng không đƣợc hiển ngôn, chỉ căn cứ vào khả năng liên tƣởng. Cách so sánh này khiến ngƣời nghe phải tìm ra những đặc tính của A và những đặc tính của B để rồi tìm ra giao điểm của A và B tức là chọn ra đặc tính chung nhất của hai đối tƣợng. Không những thế, ngƣời nghe còn phải suy ngẫm để xác định quan hệ giữa A và B là quan hệ tƣơng tự hay quan hệ ngang

Một phần của tài liệu Luận văn: PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN potx (Trang 38 - 55)