Đặc điểm của các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh

Một phần của tài liệu Luận văn: PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN potx (Trang 63 - 65)

7. Bố cục của luận văn

2.1.4.Đặc điểm của các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh

a. Các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh

Trong 406 lƣợt so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn, có 8 từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh, với tần số xuất hiện đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 2.4): STT Từ ngữ so sánh Số lƣợt Tỉ lệ % 1 như 221 57,1 2 132 34,1 3 tựa 12 3,1 4 như là 9 2,4 5 tựa như 5 1,3 6 hơn 4 1 7 bằng 2 0,5 8 cũng như 2 0,5 Tổng số 387 100 BẢNG 2.4 b. Cách sử dụng từ ngữ so sánh trong các kiểu so sánh

- So sánh ngang bằng: Kiểu so sánh này sử dụng các từ so sánh:

(132 lƣợt), bằng (2 lƣợt). Ví dụ: - Có khi mưa ngoài trời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64

Đã nương theo vào đời

Làm từng nỗi ưu phiền (Ru đời đi nhé) - Nắng có hồng bằng đôi môi em

Mưa có buồn bằng đôi mắt em (Nhƣ cánh vạc bay) - Một ngày tình cờ biết em

ngày lạ lùng biết trần gian (Còn thấy mặt ngƣời)...

- So sánh tƣơng tự: Kiểu so sánh này sử dụng các từ ngữ so sánh: như

(221 lƣợt), tựa (12 lƣợt), như là (9 lƣợt), tựa như (5 lƣợt), cũng như (2 lƣợt), ví dụ:

- Em đã đi chìm khuất đã theo

Em đã nhƣ ngọn gió quạnh hiu (Còn ai với ai) - Lá khô vì đợi chờ

Cũng nhƣ đời người mãi âm u (Nhƣ cánh vạc bay) - Từ trên đất này những con người mới

Mọc lên tựa tia nắng giữa chân trời

(Em ở nông trƣờng em ra biên giới) - Có những chàng trai vì quá yêu biển khơi

Lòng thênh thang tựa nhƣ những áng mây trôi (Biển sáng)

- Tôi nhƣ là người một hôm quay lại Vì nghe sa mạc nối dài (Tự tình khúc)...

- So sánh dị biệt hơn: Trong kiểu so sánh này, tác giả chỉ sử dụng từ so sánh hơn với 4 lƣợt, ví dụ:

- Một sớm thanh bình

Giọng cười em vút cao hơn bình minh (Cánh đồng hoà bình)

- Một ngày mà lòng vui sướng hơn muôn nghìn năm

(Cánh đồng hoà bình)

Tần số xuất hiện của các từ ngữ so sánh trong các kiểu so sánh đƣợc trình bày trong bảng sau (Bảng 2.5):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65

Kiểu Từ ngữ so sánh Số lƣợt Tỉ lệ %

So sánh tƣơng tự như, tựa, như là,

tựa như, cũng như 249 64,3

So sánh ngang bằng là, bằng 134 34,6

So sánh dị biệt hơn hơn 4 1,1

Tổng số 387 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BẢNG 2.5 Một số nhận xét:

- Yếu tố biểu thị quan hệ so sánh (từ ngữ so sánh) có thể là các từ đơn tiết (như, là, tựa, hơn, bằng) hoặc cụm từ (như là, tựa như, cũng như), trong đó thƣờng gặp là các từ đơn tiết (có tần số sử dụng lớn).

- Các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh trong kiểu so sánh tƣơng tự đƣợc sử dụng với tần số cao nhất (đặc biệt là từ như), tiếp đến là trong kiểu so sánh ngang bằng (đặc biệt là từ ). Tần số xuất hiện của từ ngữ so sánh trong kiểu so sánh dị biệt hơn chiếm một số lƣợng rất nhỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn: PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN potx (Trang 63 - 65)