- Tổng hợp và khái quát các biện pháp phi thuế quan theo quy định của
1. Tổng quan Hiệp định Nông nghiệp của WTO về các biện pháp bảo hộ hàng nông sản
1.1. Các cam kết về mở cửa thị tr−ờng
Để giảm bảo hộ, Hiệp định Nông nghiệp của WTO tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực cam kết chính: tiếp cận thị tr−ờng, hỗ trợ trong n−ớc và trợ cấp xuất khẩu.
* Tiếp cận thị tr−ờng:
Cũng nh− trong các lĩnh vực khác, trong nông nghiệp, tiếp cận thị tr−ờng là mức độ một n−ớc cho phép hàng nhập khẩu bên ngoài thâm nhập vào thị tr−ờng của mình. Các điều khoản của tiếp cận thị tr−ờng trong Hiệp định Nông nghiệp nhằm điều tiết và hạn chế các cản trở đối với th−ơng mại trong nông nghiệp. Do đó các biện pháp mở cửa thị tr−ờng trong Hiệp định Nông nghiệp tập trung vào hai vấn đề chính là cắt giảm thuế/ thuế quan hoá các rào cản phi thuế quan và cam kết mở cửa thị tr−ờng tối thiểu.
Trong tr−ờng hợp không có nhu cầu nhập khẩu đối với một số sản phẩm nhất định, các n−ớc phát triển vẫn phải tạo cơ hội mở cửa thị tr−ờng tối thiểu cho những sản phẩm đó là 3% so với sức tiêu thụ nội địa trong thời kỳ cơ sở 1986-1988. Tỷ lệ 3% này bắt đầu thực hiện từ năm 1995 và nâng lên 5% vào năm 2000. Tỷ lệ này là l% đối với các n−ớc đang phát triển và sẽ tăng lên 4% và năm 2004. Do kết quả của các cam kết mở cửa thị tr−ờng tối thiểu, các n−ớc phải nhập khẩu một số l−ợng khiêm tốn nhất những hàng hóa hạn chế chặt chẽ nhất.
* Hỗ trợ trong n−ớc:
Tại Phụ lục 2 của Hiệp định Nông nghiệp đã phân các biện pháp hỗ trợ trong n−ớc có yêu cầu đ−ợc miễn trừ cam kết cắt giảm cần phải thoả mãn các yêu cầu cơ bản là các biện pháp đó không có tác động bóp méo th−ơng mại và ảnh h−ởng đến sản xuất. Khi đàm phán về dỡ bỏ hàng rào bảo hộ thì ng−ời ta quy các loại hỗ trợ này về 3 dạng hỗ trợ, đó là: hỗ trợ dạng hộp hổ phách, hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây và hỗ trợ dạng hộp xanh da trời (Hỗ trợ dạng hộp xanh là các biện pháp hỗ trợ phù hợp và đ−ợc đề cập ở mục 1.2).
* Trợ cấp xuất khẩu
Những khoản chi của Chính phủ hoặc những khoản đóng góp tài chính của các Chính phủ cho các nhà sản xuất hay xuất khẩu để họ xuất khẩu hàng hóa hay dịch vụ đ−ợc gọi là trợ cấp xuất khẩu. Theo Hiệp định Nông nghiệp, các n−ớc phát triển phải giảm 21% trợ cấp (tính theo l−ợng trợ cấp) và 36% (tính theo giá trị) trong vòng 6 năm, các n−ớc đang phát triển là 14% (theo l−ợng) và 24% (theo giá trị) trong vòng 9 năm. Thời kỳ cơ sở của cắt giảm trợ cấp xuất khẩu đ−ợc tính từ 1986 - 1990. Các cam kết cắt giảm đ−ợc thực hiện theo nhóm sản phẩm chứ không theo từng sản phẩm cụ thể.
Trong điều 20 của Hiệp định Nông nghiệp, các n−ớc đã cam kết tiếp tục đàm phán về cắt giảm nhanh chóng và đáng kể hỗ trợ và bảo hộ để tạo nên quá trình cải cách cơ bản và liên tục, việc đàm phán sẽ bắt đầu 1 năm tr−ớc khi kết thúc thời gian thực hiện các cam kết tr−ớc đó. Tháng 11 năm 2001, Hội nghị Bộ tr−ởng tại Doha đã đặt ra một nhiệm vụ thiết lập các mục tiêu một cách rõ ràng hơn, các mục tiêu này đ−ợc xây dựng trên cơ sở những kết quả cần đạt đ−ợc và thời hạn để đạt đ−ợc những kết quả đó. Một bản dự thảo “ph−ơng thức” sửa đổi đ−ợc đ−a ra để đàm phán trong tháng 3 năm 2003 và đ−ợc sử dụng để làm cơ sở cho các đàm phán về mặt kỹ thuật.
1.2. Các biện pháp bảo hộ phù hợp
Theo Hiệp định Nông nghiệp, các biện pháp hỗ trợ trong n−ớc thuộc dạng hộp xanh lá cây và hộp xanh da trời đ−ợc coi là các biện pháp bảo hộ phù hợp.
* Các biện pháp trong ''hộp xanhlá cây'' (green box) là những chính
sách không hoặc rất ít làm bóp méo giá trị th−ơng mại các mặt hàng nông sản đ−ợc tất cả các n−ớc áp dụng để hỗ trợ chung cho sản xuất nông nghiệp nh− hỗ trợ về các dịch vụ công, hỗ trợ nhằm đảm bảo an ninh l−ơng thực và an sinh xã hội, bảo vệ môi tr−ờng, giảm nhẹ thiên tai…
* Các biện pháp trong ''hộp xanh da trời'' (blue box) hỗ trợ trực tiếp
cho ng−ời sản xuất thông qua các ch−ơng trình nh− hỗ trợ đầu t− cho các vùng khó khăn, trợ cấp đầu vào cho ng−ời nghèo, trợ cấp để chuyển dịch vùng trồng cây thuốc phiện sang các cây trồng khác…
* Các tr−ờng hợp ngoại lệ (quyền tự vệ và các −u đ∙i đặc biệt trong nông nghiệp)
Ngoài các biện pháp tự vệ đ−ợc điều chỉnh bằng Hiệp định về tự vệ, đối với nông sản, các biện pháp tự vệ còn có những điều khoản cơ sở khác - Điều 5 của Hiệp định Nông nghiệp. Điều khoản về tự vệ đặc biệt trong nông nghiệp khác với tự vệ thông th−ờng. Mức thuế tự vệ cao có thể đ−ợc áp dụng một cách tự động khi khối l−ợng nhập khẩu v−ợt qua một mức nào đó, hoặc nếu giá cả giảm xuống quá mức nào đó và không cần phải chứng minh những tổn th−ơng mà nó gây ra đối với ngành sản xuất trong n−ớc.
1.3. Các ngoại lệ đ−ợc phép
* An ninh l−ơng thực:
Để đảm bảo an ninh l−ơng thực, nhiều Chính phủ áp dụng các ch−ơng trình quốc gia dự trữ l−ơng thực, thực phẩm (lúa gạo, ngô…). Bên cạnh đó, còn có các ch−ơng trình dự trữ các mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất nông nghiệp nh− giống cây, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật…hay quan trọng đối với phát triển các ngành nghề khác nh− bông…Các biện pháp hạn chế xuất khẩu nh− kiểm soát xuất khẩu l−ơng thực để duy trì sự ổn định cung cầu trên thị tr−ờng nội địa với mục tiêu đảm bảo an ninh l−ơng thực cũng đ−ợc coi nh− các ngoại lệ đ−ợc phép trong bảo hộ nông sản.
* Bảo vệ nguồn gen:
Nhiều n−ớc đã bày tỏ những lo ngại nh− việc cấy ghép gen ngẫu nhiên, tính bất ổn định của gen, và sự đột biến gen do lai cấy gen… Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học để phân tích, dự báo và phòng ngừa rủi ro, cộng với việc theo dõi vào kiểm soát chặt chẽ cần phải đ−ợc tiếp tục để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh h−ởng sinh thái tiêu cực của các loài cây trồng biến đổi gen. Mặc dù không nằm trong các điều khoản của Hiệp định Nông nghiệp, các lý do bảo hộ đ−ợc đ−a ra xuất phát từ yêu cầu này th−ờng đ−ợc coi là hợp lý.