Các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu khác

Một phần của tài liệu 46 Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 88 - 91)

- Các biện pháp hỗ trợ:

3.4. Các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu khác

yếu khác

3.4.1. Cao su:

Cao su là cây trồng đ−ợc Chính phủ Việt Nam đánh giá cao về tính bền vững, tính hiệu quả kinh tế và môi tr−ờng sinh thái, do đó trong những năm

qua Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ đầu t− phát triển, nh−: hỗ trợ kinh phí đầu t− cho việc khảo sát, quy hoạch các vùng trồng cao su; cho vay tín dụng −u đãi; Nhà n−ớc hỗ trợ cho việc nhập giống mới có năng suất cao; Thành lập Viện Nghiên cứu cao su do Ngân sách Nhà n−ớc tài trợ kinh phí để nghiên cứu, lai tạo, thực nghiệm giống cao su đ−a vào sản xuất, hỗ trợ kinh phí trong nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất cao su, nông hoá thổ nh−ỡng, bảo vệ thực vật...Đối với các hộ gia đình trên địa bàn có trồng cây cao su đ−ợc Nhà n−ớc hỗ trợ kinh phí khuyến nông thông qua Ngân sách địa ph−ơng để chi hỗ trợ về giống mới, nghiên cứu học tập ph−ơng pháp trồng, áp dụng kỹ thuật thâm canh và chăm sóc v−ờn cây cao su, kỹ thuật sơ chế mủ cao su trong nhóm nông hộ...

Ngân sách Nhà n−ớc hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo công nhân và nâng cao tay nghề cho công nhân.

Về chính sách thuế: Thực hiện việc miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp cao su theo Luật khuyến khích đầu t− trong n−ớc đối với các nhà máy công nghiệp chế biến gỗ cao su xuất khẩu 50 tỷ đến 70 tỷ đồng và miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với một số diện tích trồng cây cao su hàng năm gần 100 tỷ đồng.

Cao su cũng thuộc danh mục mặt hàng đ−ợc hỗ trợ xúc tiến th−ơng mại theo Quyết định số 44/2005/QĐ-TTg phê duyệt ch−ơng trình xúc tiến th−ơng mại trọng điểm năm 2005.

3.4.2. Đờng:

Đ−ờng thuộc danh mục mặt hàng nhạy cảm của Việt Nam và đ−ợc áp dụng nhiều chính sách can thiệp để quản lý nhập khẩu. Các biện pháp quản lý đã từng đ−ợc áp dụng đối với mặt hàng này rất khác nhau, bao gồm cấm nhập khẩu; hạn ngạch nhập khẩu; quy định giá tính thuế tối thiểu; giấy phép nhập khẩu (áp dụng đối với đ−ờng thô và đ−ờng tinh luyện); chỉ định nhà nhập khẩu...trong đó biện pháp cấp giấy phép nhập khẩu hiện vẫn đ−ợc áp dụng.

Sản xuất mía đ−ờng cũng là đối t−ợng của nhiều chính sách hỗ trợ. Trong hai năm 1999-2000, theo Quyết định 65/2000/QĐ-TTg ngày 7/6/2000 Thủ t−ớng Chính phủ đã giảm 50% thuế VAT phải trả cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng đ−ờng. Từ năm 2000 trở đi, một loạt các chính sách hỗ trợ đã đ−ợc áp dụng bao gồm hỗ trợ lãi suất cho vay để đầu t− trồng mía và sản xuất đ−ờng; quy định mức giá sàn mua mía tối thiểu cho các nhà

mía; bù chênh lệch tỷ giá và cấp vốn l−u động theo Quyết định 854/2000/QĐ- TTg ngày 7/9/2000 và quyết định 194/1999/QĐ-TTg ngày 23/9/1999, hỗ trợ lãi suất thu mua đ−ờng trong vụ thu hoạch theo Công văn số 562/CP-NN ngày 7/6/2000 của Chính phủ và hỗ trợ các khu vực trồng mía từ nguồn ngân sách địa ph−ơng. Theo đó, các địa ph−ơng chi hỗ trợ làm đất, giống, chuyển đổi đất lúa sang trồng mía cho nông dân…

Để giải quyết những khó khăn của ngành mía đ−ờng, gần đây nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 1083/BNN-CB ngày 14/5/2004 về việc quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu, trong đó yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh có nhà máy đ−ờng, các nhà máy, công ty đ−ờng thực hiện nghiêm các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu của Quyết định 28/2004/QĐ-TTg do Chính phủ ban hành ngày 04/3/2004, trong đó tập trung làm một số việc cơ bản sau:

+ Uỷ ban nhân dân các tỉnh rà soát quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy đ−ờng, dành đất thích hợp trồng mía tạo điều kiện để nhà máy đ−ờng phát huy hết công suất thiết kế, đảm bảo cự ly vận chuyển mía gần để giảm c−ớc phí vận chuyển, góp phần giảm giá thành sản xuất đ−ờng. Quy hoạch diện tích vùng nguyên liệu mía tập trung cho nhà máy phải chi tiết đến từng xã.

+ Các nhà máy tiếp tục hoàn chỉnh Dự án phát triển vùng nguyên liệu tập trung, trong đó đặc biệt quan tâm đến phát triển kết cấu hạ tầng (đ−ờng giao thông, thuỷ lợi...). Nghiên cứu lập dự án t−ới cho mía ở những nơi có điều kiện, dự án nhân giống mía để cung cấp đủ và kịp thời giống phù hợp có năng suất, chất l−ợng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu. Đề xuất yêu cầu nhập khẩu giống mía mới, nêu rõ tên giống, số l−ợng, giá cả, nguồn gốc để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ thẩm định và giúp đỡ triển khai.

+ Trên cơ sở diện tích vùng nguyên liệu mía đ−ợc cấp có thẩm quyền quy hoạch, các nhà máy phải có kế hoạch và ký hợp đồng tiêu thụ mía với ng−ời trồng mía theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ t−ớng Chính phủ về việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, củng cố bộ phận nông vụ với cán bộ giỏi nghiệp vụ, tinh thông địa bàn, chỉ đạo kịp thời việc phát triển vùng nguyên liệu.

Theo lộ trình hội nhập AFTA, từ năm 2006 Nhà n−ớc sẽ cắt giảm sự bảo trợ qua thuế nhập khẩu sản phẩm đ−ờng.

3.4.3. Bông

Đối với mặt hàng bông, Nhà n−ớc đặt mức giá sàn cho các doanh nghiệp thu mua bông của nông dân nhằm đảm bảo thu nhập của ng−ời trồng bông. Khi giá bông thế giới xuống thấp, nhà máy dệt chỉ mua bông xơ trong n−ớc bằng với giá bông nhập khẩu. Chính phủ đã bù khoản lỗ cho các nhà máy cán bông từ Quỹ bình ổn giá nay là Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

Theo chủ tr−ơng của Chính phủ, diện tích trồng bông sẽ đ−ợc tăng lên 60.000 ha vào năm 2005 và 120.000 ha vào năm 2010. Chính phủ đã quy hoạch các vùng trồng bông đồng thời ban hành một số chính sách hỗ trợ nh− hỗ trợ vốn dự trữ hạt bông, −u tiên vốn tín dụng đầu t−, hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, thành lập Qũy hỗ trợ giá bông.

Một phần của tài liệu 46 Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)