Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu để góp phần ổn định sản xuất và

Một phần của tài liệu 308 Một số giải pháp phát triển ngành giấy Việt Nam (Trang 39 - 43)

nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu

Như đã trình bày và phân tích ở chương hai, một trong những yếu tố chính làm cho ngành giấy Việt Nam kém phát triển là do vùng nguyên liệu chưa được quy hoạch, nguồn nguyên liệu bột giấy sản xuất trong nước không ổn định và việc sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kém hiệu quả. Với những nhận định trên, chúng tôi cho rằng cần có những giải pháp sau:

Một là: Thực hiện quy hoạch và quy hoạch lạivùng nguyên liệu một cách hoàn chỉnh, đồng bộ. Cân đối giữa trồng và khai thác nguyên liệu.

- Vùng nguyên liệu đi kèm các dự án phải được quy hoạch một cách chi tiết. Số liệu dùng để quy hoạch phải là nhưng số liệu cập nhật mới nhất, đảm bảo tính chính xác trong quy hoạch, tránh tình trạng sai lầm trong công tác tính toán ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.Quy hoạch vùng nguyên liệu giấy phải đáp ứng được tiêu chí tập trung và gần các nhà máy sản xuất, khắc phục tình trạng manh mún như hiện nay. Các tính toán cho việc trồng rừng nguyên liệu cho dự án cũng phải phù hợp với lao động thực tế tại địa phương.

quyền tự chủ trong việc trồng, chăm bón, khai thác… phục vụ cho việc sản xuất. Giảm thiểu các thủ tục không cần thiết, rườm rà trong việc khai thác rừng nguyên liệu giấy.

- Đẩy mạnh trồng rừng, nhất là tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ để gắn việc trồng với khai thác rừng nguyên liệu, đồng thời khắc phục dần tình trạng mất cân đối trong sự phân bố vùng nguyên liệu trên phạm vi toàn quốc, giúp các nhà máy giấy trong khu vực Nam Bộ và Trung Bộ chủ động nguồn nguyên liệu giấy.

- Bảo vệ rừng, quy hoạch khai thác hằng năm nhưng phải hạn chế dần và tiến tới cấm khai thác rừng nguyên sinh, tăng cường sử dụng các loại cây phi gỗ như tre, nứa, phế liệu các ngành công, nông nghiệp… bên cạnh nguồn nguyên liệu truyền thống là các loại gỗ được cung cấp từ các vùng nguyên liệu đã được quy hoạch.

Hai là: Nghiên cứu phát triển nguồn cây giống có năng suất cao. Hiện nay, năng suất của các loại cây nguyên liệu giấy nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng của giống cây trồng. Việc nghiên cứu giống cây trồng hiện nay hầu như chỉ tập trung vào việc bảo quản giống cây mà chưa quan tâm đến chất lượng của hạt giống. Một số giải pháp đề nghị như sau:

- Nghiên cứu đổi mới giống cây trồng nhằm cải thiện đáng kể năng suất. Trước mắt Tổng công ty giấy Việt Nam vẫn là đầu mối chịu trách nhiệm nghiên cứu cải thiện năng suất giống thông qua Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy.

- Và về lâu dài, Tổng công ty giấy Việt Nam phải xây dựng chiến lược phát triển cây nguyên liệu giấy Việt Nam, đặt ra mục tiêu cụ thể cải thiện năng suất giống cây nguyên liệu giấy trong từng giai đoạn cụ thể.

- Học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong công tác tuyển chọn giống để tuyển chọn được giống tốt, có năng suất cao và chống sâu bệnh tốt. Bên cạnh đó, phải có kế hoạch đưa nhanh các loại cây giống có năng suất cao nghiên

cứu được vào sản xuất. Cụ thể: Phổ biến việc nhân giống vô tính dòng thông Caribê vốn có nguồn gốc Trung Mỹ và là loài thông sinh trưởng nhanh, rất thích hợp trồng trên đất có độ dốc cao - là loại đất phổ biến hiện nay dành cho trồng cây nguyên liệu giấy - thậm chí cả đất ít màu mỡ như đất ven biển hoặc ở các vùng Tây Nguyên. Đây là loài cây có tỷ lệ sử dụng gỗ cao và thích hợp để sản xuất bột giấy cao cấp. Hơn nữa, thông Caribê còn được các nhà khoa học chứng minh là loài cây cần thiết phải được nhân giống và tiếp tục khảo nghiệm để cung cấp phục vụ rừng trồng nguyên liệu trong tương lai.

- Chọn lọc các dòng keo lai (giống lai tự nhiên giữa cây keo tai tượng – Acacia mangium và keo lá tràm – Acacia auriculiformis) ưu trội, nhân giống sinh dưỡng và khảo nghiệm dòng vô tính để tạo ra nguồn giống mới tốt hơn cho sản xuất, góp phần tăng năng suất rừng trồng và hạn chế sâu, bệnh.

- Xây dựng vườn giống, thông qua công nghệ mô hom giúp tạo ra các thế hệ cây con có chất lượng cao, đồng đều, tăng năng suất rừng trồng góp phần ổn định về nguyên liệu để phục vụ nhu cầu sản xuất giấy có chất lượng cao..

Ba là: Tăng cường sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế cho bột giấy sản xuất từ gỗ như giấy loại (OCC, DIP), rơm rạ, bã mía từ các nhà máy đường, giấy vụn thu nhặt… Hiện tỷ lệ sử dụng giấy loại ở Việt Nam là từ 20 đến 30% trong khi ở các nước khác là từ 40 đến 52%. Việc sử dụng giấy loại có 2 lợi ích rất lớn đó là làm sạch môi trường sống và giảm giá thành sản phẩm. Việc khuyến khích sử dụng giấy loại sẽ làm giảm áp lực về nhu cầu bột giấy hiện nay mà nguồn cung ứng trong nước chưa đáp ứng đủ. Một số biện pháp như:

- Đẩy nhanh công trình nghiên cứu sản xuất bột giấy tẩy trắng OCC và DIP. Hiện nay lượng bột giấy này phải nhập hàng năm với số lượng lên đến hàng trăm ngàn tấn để thay thế cho nguồn nguyên liệu bột giấy bị thiếu hụt. Viện Công nghiệp giấy và xenluylô cần tiếp tục nghiên cứu quy trình sản xuất bột OCC đang tiến hành để giá thành bột OCC sản xuất trong nước có thể chấp nhận được, chất

- Khôi phục việc cho khấu trừ thuế giá trị gia tăng trên bảng kê thu mua giấy loại như trước đây là 3%.

Bốn là: Nâng cao hiệu quả sử dụng và chủ động nguồn nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Thực hành tiết kiệm nguyên liệu bằng cách ứng dụng các nghiên cứu khoa học công nghệ ngành giấy, cải tiến công nghệ máy móc thiết bị sẵn có dựa trên khả năng của từng doanh nghiệp, nghiên cứu phương án phối chế các loại nguyên liệu đối với từng loại sản phẩm phù hợp, bảo đảm chất lượng; tiết kiệm điện, nước, hơi nhưng phải đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch sản xuất cho từng thời kỳ 3 hoặc 6 tháng trên cơ sở dự báo chính xác nhu cầu thị trường, từ đó dự báo nhu cầu nguyên vật liệu và thực hiện dự trữ phù hợp nhằm huy động tối đa các nguồn nguyên liệu nội địa như gỗ, giấy vụn, hóa chất, phụ gia,… trong khả năng của doanh nghiệp.

Năm là: Tổng công ty giấy Việt Nam nghiên cứu đề án xây dựng các nhà máy chuyên sản xuất bột giấy có quy mô lớn, tập trung thành khu công nghiệp chuyên ngành giấy và phù hợp với các khu rừng nguyên liệu giấy về vị trí, năng suất khai thác trình Chính phủ xem xét. Việc xây dựng các nhà máy giấy tập trung thành khu công nghiệp sẽ giúp việc xử lý chất thải đạt hiệu quả cao và giảm giá thành sản xuất. Hiện nay ngành giấy đang thiếu các nhà máy sản xuất bột giấy có công suất lớn và công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu bột giấy ngày càng tăng trong nước. Các nhà máy bột giấy có công suất trên 100.000 tấn / năm là thích hợp nhất vì sắp tới, khi gia nhập thị trường khu vực và thế giới, mức công suất thấp hơn sẽ không thể cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Mặt khác, cần chú ý đến cơ cấu các nguồn nguyên liệu đầu vào như nguyên liệu gỗ tự nhiên hoặc giấy tái sinh … do mỗi loại nguyên liệu đầu vào yêu cầu các quy trình công nghệ xử lý khác nhau. Trong tương lai xu hướng sử dụng giấy loại sẽ tăng dần trong cơ cấu sử dụng nguyên liệu. Do vậy việc xây dựng các nhà máy sản xuất bột giấy từ nguồn giấy loại là rất quan trọng. Hạn chế xây dựng mới các nhà máy sản xuất giấy in và viết do hiện nay cung giấy in và viết đã vượt cầu; xây dựng thêm các nhà máy sản xuất giấy làm

bao bì, nhất là giấy lớp mặt và lớp sóng chất lượng cao, giấy tráng phấn để dần dần khắc phục sự mất cân đối về cung cầu bột giấy và về cơ cấu các sản phẩm giấy.

Một phần của tài liệu 308 Một số giải pháp phát triển ngành giấy Việt Nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)