Mục tiêu phát triển ngành giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu 308 Một số giải pháp phát triển ngành giấy Việt Nam (Trang 38 - 39)

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát phát triển ngành giấy bao gồm các nội dung chính sau: - Về sản xuất: Khai thác và phát triển các nguồn lực sản xuất, đảm bảo đáp ứng từ 85 đến 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước tham gia hội nhập khu vực, tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa.

- Về công nghệ máy móc thiết bị: Phải đổi mới thiết bị và hiện đại hóa công nghệ công nghệ, kết hợp hài hòa giữa đầu tư xây dựng mới với đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở hiện có.

- Về vùng nguyên liệu: Phát triển vùng nguyên liệu, cân đối giữa tiêu dùng và sản xuất.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở định hướng phát triển được phê duyệt, ngành giấy Việt Nam cần đạt được một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Về công suất thiết kế: Công suất sản xuất giấy dự kiến vào năm 2010 là 1.050.000 tấn còn công suất sản xuất bột giấy dự kiến là 1.015.000 tấn.

- Về chỉ tiêu sản lượng: Sản lượng giấy sản xuất dự kiến vào năm 2010 là 1.050.000 tấn còn sản lượng bột giấy sản xuất dự kiến là 1.015.000 tấn.

Mức sản lượng theo quy hoạch đến 2010 là 1.050.000 tấn bột giấy và 1.015.000 tấn giấy là mức sản lượng đảm bảo cho nhu cầu sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu của ngành giấy Việt Nam. Mức công suất sản xuất bột giấy và giấy cũng bằng với

mức sản lượng bột giấy và giấy sản xuất ra. Như vậy, mức huy động công suất theo quy hoạch là đạt 100%.

- Về vùng nguyên liệu, theo quy hoạch giai đoạn 1998 - 2010, tổng diện tích rừng trồng mới là 640.000 ha, với tổng diện tích rừng hiện có (1998) là 174.000 ha và tổng diện tích trồng rừng tự nhiên trong vùng quy hoạch là 476.000 ha.

- Về vốn đầu tư trong giai đoạn 1998 - 2010, vốn đầu tư định hướng cho nhà máy giấy giai đoạn 1998 - 2010 là 1690 triệu USD, vốn đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu giai đoạn 1997 - 2010 là 320 triệu USD.

Một phần của tài liệu 308 Một số giải pháp phát triển ngành giấy Việt Nam (Trang 38 - 39)