Công nghệ và máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu 308 Một số giải pháp phát triển ngành giấy Việt Nam (Trang 25 - 27)

Trình độ công nghệ nói chung của nước ta nói chung và ngành giấy nói riêng rất lạc hậu. Theo Hiệp hội giấy Việt Nam, tính đến thời điểm tháng 03/2004, cả nước có 300 doanh nghiệp sản xuất bột giấy, giấy và bìa các loại. Trong số đó có 28 doanh nghiệp nhà nước và 272 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Tuy số doanh nghiệp sản xuất giấy là khá nhiều nhưng chỉ có một vài doanh nghiệp có công suất lớn như Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty giấy Tân Mai và Công ty giấy Đồng Nai. Máy móc thiết bị được xem là hiện đại nhất Việt Nam như Công ty giấy Bãi Bằng và Công ty giấy Tân Mai cũng cách xa so với trình độ tiên tiến của thế giới từ 10 đến 20 năm. Các nhà máy còn lại, phần lớn thiết bị có công suất nhỏ, thiết bị sản xuất không đồng bộ, công nghệ đơn giản và lạc hậu. Các cơ sở sản xuất nhỏ thì sản xuất theo lối thủ công và theo kinh nghiệm cá nhân, chưa có đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại để kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hầu hết hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ của các nhà máy giấy Việt Nam hiện không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường. Các cơ sở sản xuất tư nhân và các làng nghề sản xuất giấy thậm chí không có hệ thống xử lý nước thải. Hiện nay ngành giấy đang thiếu các dây chuyền xử lý giấy loại OCC (bao bì hòm hộp) và DIP (giấy loại từ giấy báo, giấy in).

Hiện nay ngoài Công ty giấy Bãi Bằng và Công ty giấy Tân Mai, phần lớn các nhà máy sản xuất bột giấy theo phương pháp kiềm không thu hồi hóa chất, nước thải mới chỉ được xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài mà chưa quan tâm đến việc thu hồi hóa chất có trong nước thải như xút (NaOH)… nên giá thành cao và gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng giấy loại với dây chuyền xử lý thô sơ càng làm cho môi trường ô nhiễm nặng hơn.

Một cách khái quát, các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam có thể chia ra thành 4 nhóm theo tiêu thức trình độ công nghệ như bảng sau:

Bảng 2.6: Phân loại công nghệ các doanh nghiệp giấy Việt Nam

Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Trình độ công nghệ Tương đối hiện đại Trung bình Cổ điển Lạc hậu

Năng suất sản xuất bột /

Năng suất toàn ngành (%) 50,80 23,70 22,50 3,00

Năng suất sản xuất giấy /

Năng suất toàn ngành (%) 50,00 28,00 22,00

(Nguồn: Lịch sử ngành giấy Việt Nam) - Nhóm 1 gồm Công ty giấy Bãi Bằng, phần mở rộng (dây chuyền hoàn chỉnh) của Công ty giấy Tân Mai. Chất lượng trang thiết bị của hai doanh nghiệp này tương đương với trình độ thế giới ở những năm 1970-1980. Và một số doanh nghiệp mới vừa nâng cấp công nghệ như Công ty giấy Việt Trì, Nhà máy gỗ Cầu Đuống, Công ty giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty giấy Vạn Điểm, Công ty giấy Bình An và Công ty giấy Đồng Nai. Nhóm này có năng suất sản xuất giấy ước khoảng 50% năng lực sản xuất giấy toàn ngành, khoảng 280.000 tấn/năm.

- Nhóm 2 gồm phần dây chuyền cũ của Công ty giấy Tân Mai, Công ty giấy Thủ Đức, Công giấy Việt Trì, các xí nghiệp địa phương không trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam và một số các xí nghiệp tư nhân. Năng suất sản xuất giấy của nhóm này khoảng 150.000 tấn/năm, chiếm 28% năng suất toàn ngành.

- Nhóm 3 gồm các doanh nghiệp còn lại. Đa số các dây chuyền công nghệ của nhóm này là do Trung Quốc hoặc Đài Loan chế tạo vào những năm 1920.

- Nhóm 4: Đây là nhóm các cơ sở nhỏ với thiết bị tự chế hoặc do các nhà máy cơ khí trong nước sản xuất.

Hiện năng suất sản xuất giấy nhóm 3 và 4 xấp xỉ 22% năng suất sản xuất giấy toàn ngành, khoảng 120.000 tấn/năm.

Do trình độ công nghệ chủ yếu của các doanh nghiệp giấy Việt Nam chủ yếu từ mức trung bình trở xuống cho nên một tất yếu khó tránh khỏi của ngành giấy Việt Nam là năng suất thấp, tỷ lệ hao hụt cao và trong khi tỷ lệ bột giấy trong giấy thành phẩm của các nước có công nghệ tiên tiến rất thấp (khoảng 60%) còn lại là

chất độn thì đối với các doanh nghiệp giấy Việt Nam, tỷ lệ bột giấy trong thành phẩm lên đến 82-88% làm giá thành cao, dẫn đến khó cạnh tranh với các loại giấy ngoại hơn hẳn về chất lượng mà giá cả lại rẻ hơn.

Một phần của tài liệu 308 Một số giải pháp phát triển ngành giấy Việt Nam (Trang 25 - 27)