Những kiến nghị về quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi để Tổng công ty Đường sông miền Bắc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng cổ phần hóa tại tổng công ty đường sông miền bắc (Trang 57 - 61)

lợi để Tổng công ty Đường sông miền Bắc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng cổ phần hoá

Nhà nước cần có một số giải pháp để đẩy mạnh cổ phần hóa, trong đó tập trung vào việc quán triệt chủ trương cổ phần hóa DNNN, đề cao trách nhiệm trong thực hiện cổ phần hóa DNNN, đề phòng và khắc phục những lệch lạc, tiêu cực trong cổ phần hóa; tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý, chính sách thực hiện cổ phần hóa DNNN, xóa bỏ tình trạng cổ phần hóa khép kín, tăng lượng cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược được tham gia với tỉ lệ sở hữu vốn lớn hơn; tiếp tục cải tiến quy trình cổ phần hóa và gắn với quá trình cải cách hành chính; có biện pháp kiên quyết đối với những người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị không thực hiện nghiêm chỉnh, có hành vi cản trở hoặc chậm trễ trong thực hiện cổ phần hóa;

hoàn thiện các cơ chế quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội trong các doanh nghiệp cổ phần hóa.

Chính phủ cần tiếp tục cổ phần hoá một cách thận trọng, chặt chẽ. Về cơ chế chính sách nên tiến hành rà soát, sửa đổi một số văn bản liên quan như Quyết định 155 quy định tiêu chí các lĩnh vực DNNN cần nắm giữ để thu hẹp các lĩnh vực này, đồng thời thu hẹp những lĩnh vực nhà nước cần giữ cổ phần chi phối; sửa đổi NĐ 187 để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong cổ phần hoá, có lộ trình cổ phần hoá các Tcty cụ thể và rõ ràng.

Cần phải định ra một ba-rem nào đó về tỷ lệ phân chia giữa người lao động và chủ sở hữu (Nhà nước) những tài sản được gọi là ''thành quả bảo vệ thiết bị sản xuất''. Cụ thể, sau khi đánh giá giá trị các tài sản đã hoàn thành khấu hao, chủ sở hữu chỉ nên hưởng một lượng tỷ lệ nhỏ tượng trưng. Phần lớn còn lại nên được gộp vào Quỹ phúc lợi để quy ra những cổ phần ưu đãi cho người lao động. Theo quan điểm của một số lãnh đạo các doanh nghiệp vận tải thủy sẽ được cổ phần hoá trong năm tới, cách làm này sẽ vừa tạo công bằng cho người có công, lại làm tăng thêm tính hấp dẫn của cổ phiếu sẽ phát hành của công ty cổ phần.

Nhà nước phải tạo đủ khung pháp lý để đẩy mạnh sắp xếp những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn và nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hiệu quả sản xuất kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết TW9 và Luật DNNN sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2004 như: sửa đổi bổ sung ngay Nghị định 64/2002/NĐ- CP, Nghị định 103/1999/NĐ-CP, Nghị định 02/NĐ- CP, Nghị định 63/2001/ NĐ-CP, ban hành kịp thời những nghị định của Chính

phủ liên quan đến triển khai Luật DNNN sửa đổi. Đồng thời khẩn trương sửa đổi và bổ sung tiêu chí, danh mục phân loại DNNN, Tcty nhà nước...

Nhà nước cũng cần tổng điều tra đánh giá hiệu quả thực tế các doanh nghiệp sau cổ phần hoá để rút ra những kinh nghiệm về thành công và chưa thành công của các doanh nghiệp. Qua đó làm cho mọi doanh nghiệp thấy được lợi ích rõ ràng, những bài học cụ thể từ cổ phần hoá. Điều này sẽ có tác động làm thay đổi nhận thức, tạo những hiểu biết tốt hơn, từ đó tạo niềm tin và động lực từ bên trong của doanh nghiệp. Đồng thời có chiến lược hỗ trợ một cách có hiệu quả về đào tạo nâng cao năng lực trước, trong và sau cổ phần hoá.

Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp giải quyết dứt điểm những vướng mắc hiện nay về vấn đề đất đai, tài sản và những vướng mắc về lao động (không để cổ phần hoá làm thiệt hại đến người lao động trong doanh nghiệp). Đặc biệt cần sớm chấm dứt trên thực tế (không phải chỉ trên giấy tờ, văn bản) sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, nhất là các DNNN đã CPH.

KẾT LUẬN

Theo lộ trình đến năm 2009, Tcty Đường sông miền Bắc phải hoàn thành cổ phần hoá. Bắt đầu từ năm 1998 khi cổ phần hoá đơn vị đầu tiên, cho đến nay, những doanh nghiệp đã cổ phần hoá đều cho thấy những tác dụng tích cực từ việc cổ phần hoá đến việc phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Những số liệu về tài chính, nhân sự, quản lý đều cho thấy sự ưu việt của mô hình CtyCP.

Thế nhưng, 9 năm tiến hành cổ phần hoá cũng là những năm mà Tcty cũng như các đơn vị thành viên nhận ra còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Công tác cổ phần hoá chưa đúng tiến độ, chất lượng cổ phần hoá chưa cao, đặc biệt là nhận thức của Ban quản lý và người lao động vẫn còn chưa ủng hộ mô hình này. Những điều đó là rào cản làm giảm chất lượng cũng như tiến độ cổ phần hoá tại Tcty. Với những tồn tại đó cần có các biện pháp giải quyết kịp thời để đến năm 2009, công tác cổ phần hoá Tcty Đường sông miền Bắc hoàn thành.

Qua sự tìm hiểu về thực trạng cổ phần hoá trong Tcty những năm qua, em đã tổng kết tình hình cổ phần hoá và có một số giải pháp kiến nghị, mong đóng góp một phần cho công tác cổ phần hoá tại Tcty tiếp tục tiến hành đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng.

Do trình độ chưa cao và nhận thức còn hạn chế, em mong nhận được sự đòng góp ý kiến quý báu của các thầy cô, bạn bè và cá nhân quan tâm để chuyên đề tốt nghiệp này hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Vũ Phán và các cán bộ trong Tcty Đường sông miền Bắc đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng cổ phần hóa tại tổng công ty đường sông miền bắc (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w