chính xác
Trong quá trình cổ phần hoá các DNNN thuộc lĩnh vực vận tải, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải thuỷ nội địa, việc xác định giá trị tài sản doanh nghiệp là khâu quan trọng nhất ảnh hưởng tới tốc độ của tiến trình cổ phần hoá. Nếu đánh giá giá trị đó không đúng, hoặc là Nhà nước sẽ bị mất vốn hoặc người lao động sẽ thiệt thòi và ảnh hưởng tới quá trình tham gia mua cổ phiếu của họ. Việc định giá các phương tiện vận tải vẫn là một vấn đề khó khăn và điều đáng nói là mặc dù khó khăn đã tồn tại từ lâu, nhưng tới nay, Bộ GTVT và Ban lãnh đạo Tcty Đường sông miền Bắc vẫn chưa đưa ra một giải pháp cụ thể nào để "hoá giải" vấn đề.
Báo cáo từ Công ty Vận tải thuỷ số I (thuộc Tổng Công ty Đường Sông Miền Bắc) cho thấy, việc xác định giá trị doanh nghiệp vấp phải một lực cản rất lớn là xác định giá trị các loại phương tiện vận tải được Công ty mua từ lâu và đã hết khấu hao trong quá trình hoạt động bởi Công ty có tới 68% số đầu phương tiện đã hoàn thành khấu hao, thậm chí có những phương tiện đã ...
được hạ thuỷ năm 1982 và đã hoàn thành khấu hao lần thứ nhất vào năm 1989 làm ví dụ. Giá thành sản xuất năm 1982 là 103,5 triệu đồng, tuy nhiên, để sản xuất chiếc xà lan đó vào năm 2004 phải tốn 300 triệu đồng, đánh giá giá trị còn lại là 20%, quy đổi theo giá trị hiện hành, ta được giá trị xà lan là 60 triệu đồng. Với cách tính như trên (các số liệu chưa được cơ quan kiểm toán thông qua) thì các phương tiện đã hoàn thành khấu hao của Công ty Vận tải thuỷ số 1 sẽ đẩy giá trị của Công ty lên thêm khoảng 9 tỷ đồng. Với số vốn tăng lên đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần mới cũng phải tăng lên tương ứng và sẽ có 2 vấn đề phát sinh kèm theo. Một là với vốn điều lệ lớn, người lao động sẽ khó mua hết cổ phiếu để hoàn thành cổ phần hoá; hai là vốn điều lệ lớn, cổ tức sẽ cũng phải chia nhỏ hơn và sự hấp dẫn của cổ phiếu sẽ giảm đi đáng kể. Việc huy động vốn gặp khó khăn là tất yếu.
Về nguyên tắc, sau khi hoàn thành khấu hao, doanh nghiệp sẽ tiến hành bán thanh lý và xóa sổ phương tiện đó trong danh sách tài sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có tiền vốn để đầu tư đóng phương tiện mới, vì vậy tất cả các doanh nghiệp đều tăng cường công tác bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, tăng số lần duy tu, đại tu để tiếp tục sử dụng. Nhờ chính sách ''tiết kiệm'' của các doanh nghiệp, nên trong số hàng ngàn phương tiện thủy nội địa đã tồn tại hàng nửa thế kỷ nay, số các phương tiện bị phá ra để bán sắt vụn là rất hãn hữu, hầu hết là được đại tu sơn sửa và tiếp tục có tên trong danh sách tài sản của doanh nghiệp. Một khi phương tiện đang hiện hữu cùng tất các các chỉ số tài chính kinh tế của doanh nghiệp thì không thể không tính tới trong quá trình đánh giá giá trị tài sản để cổ phần hoá. Nghịch lý là ở chỗ nếu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được tiến hành như cách trên thì doanh nghiệp nào bảo quản phương tiện càng kém,
gánh nặng khi cổ phần hoá lại càng nhẹ và ngược lại, bảo quản tốt giá trị còn lại cao nên trở nên gánh nặng cho những cố gắng của người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh trước đây.