7. Chi phí tà
1.9. Dự báo những tiềm lực tương lai và những rủi ro liên quan
1.9.1. Những thuận lợi
Nghành hàng hải nước ta có điều kiện rất thuận lợi về địa lý, với bở biển dài hơn 3.260km, có nhiều cảng nước sâu, lại nằm gần kề các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng. Ng ành h àng h ải Vi ệt Nam phát triển rất sớm, từ đầu thế kỷ XX. Theo đánh giá, hiện tốc độ tăng trường của ngành khá tốt, khoảng 30% 1 năm và được xác định là một trong những ngành quan trọng, tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế trong thời gian tới
Hiện nay, Việt Nam có 266 cảng biển, bố trí tại 24 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có nhiều cảng biển tiềm năng và lợi thế lớn như Lạch Huyện (Hải Phòng), Vân Phong (Khánh Hoà)…
Các công ty đóng tàu của Việt Nam được đánh giá là khá thành công trong việc cạnh tranh giành các hợp đồng đóng tàu của các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và đã thâm nhập vào thị trường Châu Âu với các đơn đặt hàng từ Anh, Đức
Bên cạnh đó, thị trường kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng hải Việt Nam. Theo dự kiến, năm 2010 sẽ có khoảng 200 triệu tấn hàng hoá thông qua các cảng biển Việt Nam,. Đến năm 2020, số lượng này có thể sẽ tăng lên đến 350 triệu tấn. Giá cước vận tải cũng tăng từ 10 – 20% . Đây sẽ là cơ hội kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp hàng hải Việt Nam
1.9.2. Khó khăn
Vấn đề quan trọng lâu nay cản trở ngành vận tải biển Việt Nam, kể cả đóng tàu, đăng bộ và khai thác, đó là tiêu chuẩn Việt Nam chưa thể đồng bộ với tiêu chuẩn các nước tiên tiến. Do đó, khi nhận đóng mới, bảo trì hay đưa tàu viễn dương ra khai thác, tàu biển của chúng ta thường gặp trục trặc về thông số kỹ thuật trong đăng bộ.
Cảng biển Việt Nam tuy nhiều nhưng lại bố trí chưa hợp lý, năng lực của các cảng có hạn và ít cảng nước sâu để đón tàu có trọng tải lớn. Vì vậy, trong thời gian tới, nhiệm vụ của các công ty hàng hải Việt Nam là phải đẩy mạnh phát triển đội tàu và năng lực của cảng biển cũng như dịch vụ hàng hải, cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế
Ngành hảng hải của nước ta đang phải đối đầu với một khó khăn lớn, đó là sự thiếu hụt trầm trọng về nhân lực, trung tâm, cơ chế, chính sách đào tạo. Nhiều công ty phải chạy đi khắp nơi, có khi phải dùng quan hệ tình cảm để lôi kéo thuyền viên, trưởng máy, các sĩ quan… về làm việc cho công ty của mình. Một khó khăn khác khiến các công ty hàng hải hàng năm mất hơn chục tỷ đồng doanh thu chính là do sự thiếu hụt các nhà máy sửa chữa tàu biển. Trong khi các công ty vận tải đang đầu tư ồ ạt hàng loạt các dự án nhà máy đóng tàu, thì lại chưa đầu tư đúng mức xây dựng nhà máy sửa chữa, nâng cấp tàu biển. Tàu chạy đến kì bảo hành, hỏng hóc tai nạn đều phải mang sang nước ngoài, rất tốn công sức và tiền bạc.
Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều hãng vận tải hàng đầu của Thế Giới bằng cách này hay cách khác cũng đã có mặt ở Việt Nam, ví dụ như là hãng vận tải biển Maersk của Đan Mạch, các hãng MOL, NYK, K’Lines của Nhật Bản…Đây sẽ là một thách thức rất lớn cho những côg ty hàng hải Việt Nam, để cạnh tranh với những hãng vận tải lớn từ nước ngoài này, đòi hỏi các công ty hàng hải Việt Nam phải không ngừng đổi mới chất lượng, xây dựng bến bãi, và hạ giá thành dịch vụ
Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn chung của toàn ngành vận tải đường biển ở nước ta, bên cạnh những thuận lợi là khó khăn. Khó khăn nhiều và lớn nhưng cơ hội kinh doanh và phát triển vẫn đang rất mở rộng. Công ty vận tải dầu khí Việt Nam cũng chịu chung những tác động này, biết khắc phục khó khăn và tận dụng những thuận lợi thì công ty vận tải dầu khí Việt Nam nói riêng và các công ty hàng hải Việt Nam nói chung cũng sẽ có vị trí cao trên trường quốc tế, trở thành những thương hiệu mạnh, là những đối thủ đáng gờm của các công ty vận tải biển đứng đầu bây giờ.