B. PHẦN NỘI DUNG
3.1.3.4. Xây dựng chính sách bổ trợ
Muốn thực hiện được chiến lược kinh doanh thì phải đưa ra được các chính sách hỗ trợ. Vì muốn xây dựng được sản phẩm đặc trưng độc đáo, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng tốt... Thì phải có nguồn trữ chính đủ mạnh, có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có tâm huyết với kinh doanh Khách sạn. Do đó Khách sạn cần có một số chính sách hỗ trợ sau
a. Xây dựng chính sách tài chính
Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới việc thực hiện chiến lược kinh doanh. Để mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cần phải xây dựng một chính sách tạo vốn và sử dụng vốn hợp lý.
Đối với Khách sạn Sheraton để thúc đẩy hoạt động kinh doanh cần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ trong tất cả các bộ phận, nhất là bộ phận F&B
b. Xây dựng chính sách nhân sự
Con người là tài sản quí báu nhất của Khách sạn. Do đó chính sách về nhân sự cần thực hiện theo trình tự sau:
- Khai thác và hoàn thiện đội ngũ lao động hiện có, dần dần đầu tư để năng cao chất lượng và mở rộng qui mô lao động.
- Với việc nâng cao chất lượng lao động phải hướng đến tạo lập một đội ngũ cán bộ đầu ngành và đội ngũ nhân viên có tay nghề, kỹ năng phục vụ cao, đủ khả năng đáp ứng đòi hỏi cao của khách.
- Để hành trình mùa vụ trong du lịch cần có những hoạt động kinh doanh bổ trợ:
Một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh tại khách sạn Sheraton
+ Cho chuyên viên đi đào tạo nghiệp vụ du lịch.
+ Đưa một số nghề vào dạy cho công nhân viên lúc trái vụ. Thêu, may, đan... Tận dụng tối đa chất xám của cán bộ công nhân viên để trong thời kỳ trái vụ Khách sạn vẫn có doanh thu và được hoạt động.
* Nhận xét đánh giá chiến lược tăng trưởng
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh Khách sạn trên địa bàn HCM đang có chiều hướng đi xuống, môi trường cạnh tranh gay gắt. Nhưng đứng trước sự hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thành phố và cả nước cũng như trên thế giới ở thế kỷ 21. Sự hội nhập và phát triển như vũ bão này sẽ nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống của người dân và nhu cầu du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu. Mặt khác sự hội nhập và phát triển đó dẫn đến hoạt động giao lưu, mua bán, ký hợp đồng tăng cao. Lý do này cho phép lượng khách thương gia và công vụ sẽ đến HCM ngay một đông hơn. Đứng trước những điều đó việc để ra chiến lược tăng trưởng là mang tính khả thi vì nó đã phát huy được sức mạnh nội lực trong Khách sạn và tận đụng tối đa những cơ hội bên ngoài mang đến cho Khách sạn.
Chiến lược tăng trưởng giúp cho Khách sạn nâng cấp. Cùng với nói là doanh thu ngày càng tăng, lợi nhuận được nâng lên và thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện. Khách sạn ngày càng có vị thế tại HCM
Một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh tại khách sạn Sheraton 3.2. M ộ t số ki ến ng h ị kh á c
3.2.1. Kiến nghị với Tổng cục Du lich:
Do cuộc khủng hoảng kinh tế cộng với số lượng Khách sạn ở HCM cũng vượt quá cầu, số lượng Khách du lịch vào Việt Nam ngày càng giảm sút. Trong khi đó du lịch Việt Nam đang còn nhiều vấn đề bấp cập về sản phẩm cũng như thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng du lịch... Để tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh cũng như kinh doanh nói chung. Em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Thúc đẩy hơn nữa việc tuyên truyền quảng cáo về du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt là một số thị trường trọng điểm. Để duy trì và củng cố những thị trường du lịch truyền thống:
+ Khai thác triệt để thị trường Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ. Vì thị trường này có khả năng thanh toán cao.
+ Tham gia tích cực vào các hội trợ du lịch quốc tế, tự tổ chức các cuộc giới thiệu, họp báo ở nước ngoài để giới thiệu với du khách về đất nước, con người Việt Nam.
+ Tuyên truyền phổ biến cho người dân biết về vai trò và trí tuệ của du lịch trong đời sống kinh tế xã hội của cả nước. Từ đó mọi người có ý thức bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử bảo vệ các phong tục tập quán tốt đẹp... Đó là những tài nguyên du lịch cho phép chúng ta thu hút khách.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bằng cách qui hoạch tạo ra các khu du lịch bằng cách qui hoạch tạo ra các khu du lịch, các điểm du lịch, tuyến du lịch, loại hình du lịch hấp dẫn.
+ Khai thác, phát triển các loại hình du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch văn hoá.
+ Có qui hoạch tổng thể mạng lưới Khách sạn trên toàn quốc để tránh chỗ thừa vẫn cứ thừa, chỗ thiếu vẫn cứ thiếu.
+ Khai thác và tu bổ các khu du lịch đã hình thành ở các địa phương, qui hoạh xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi tầm cỡ quốc gia.
+ Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc lập vira..., hoặc miễn thị thực cho khách du lịch đến Việt Nam dưới 20 ngày với mục đích du lịch thuần thuý.
Một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh tại khách sạn Sheraton
Việc cổ phần hoá sẽ giúp các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả hơn. Vì vậy cần đẩy mạnh cổ phần hoá theo nghị định 43CP, lấy những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, để tạo ra sức cạnh tranh mới.
- Tổng cục du lịch cần phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát các văn bản pháp qui, qui phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh Khách sạn để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp yêu cầu mới.
- Tổng cục du lịch nên khẩn trương lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu trước mắt và lâu dài, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để đẩy mạnh công tác đào tạo.
3.2.2. Kiến nghị với Chính phủ
- Để khuyến khích du lịch phát triển lên một tầm cao mới. Chính phủ nên có chính sách đầu tư chiến lược về cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng nâng cấp, tu tạo các di tích văn hoá lịch sử, các tuyến đêm du lịch với tầm cỡ lớn. Cũng như kinh doanh an ninh với khách du lịch.
- Chính phủ phải chỉ đạo sát sao hơn nữa về mối quan hệ và sự phối hợp giữa Tổng cục du lịch với hàng không, bưu điện, Bộ Văn hoá...
- Chính phủ cần có chính sách cởi mở với khách du lịch tàu biển đang có chiều hướng phát triển mạnh trong một vài năm gần đây.
Một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh tại khách sạn Sheraton
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trước hết phải nói, con số 4,2 triệu khách là một con số kỷ lục với quy mô tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Trong lịch sử phát triển của ngành du lịch Việt Nam, mỗi năm chúng ta chỉ tăng năm sau so với năm trước là 300.000 khách, chỉ có duy nhất một năm là 500.000. Năm 2007 là 600.000 (từ 3,6 triệu lượt khách lên 4,2 triệu lượt). Như thế là cao hơn gấp đôi con số trung bình.
Đó không phải là kết quả của riêng năm 2007, mà là hệ quả của cả một quá trình từ những năm trước, ngành du lịch đã có kế hoạch quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Cột mốc quan trọng có thể kể đến đó là từ Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần đầu tiên tại Hội An để đưa ra tuyên bố Hội An. Nếu nhìn rộng ra cả quốc gia, cạnh tranh tầm quốc gia, vị thế của du lịch sau hội nghị APEC năm 2006; bắt đầu phát huy hiệu quả của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO.
Ngành đã kịp thời tác động với các địa phương để điều chỉnh quy hoạch trong từng địa bàn, xây dựng các khách sạn cao sao, chất lượng phòng tốt, thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Dòng khách năm nay vẫn tiếp tục thay đổi theo hướng chất lượng cao. Lượng khách Trung Quốc vẫn thấp, thị phần khách đường bộ vẫn ít. Tăng này là tăng ở khách đường dài, khách chi trả đường dài. Nhóm khách này sẽ đẩy chất lượng khách du lịch lên cao, vừa số lượng vừa chất lượng đều rất tốt…
Kinh tế thị trường và những quy luật khắt khe của nó đang tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp khách sạn cũng không nằm ngoài môi trường đó. Để đứng vững và phát triển được trọng môi trường đó thì việc làm đầu tiê n đối với các khách sạn nói chung và khách sạn Sheraton Sài Gòn nói riêng là xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đầy tham vọng. Vì chiến lược kinh doanh là kim chỉ nam dẫn đường chỉ lối cho khách sạn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.
Trong thời gian thực tập tại khách sạn Sài Gòn với mong muốn hoạt động kinh doanh của khách sạn có bài bản, và đạt được hiệu quả kinh tế cao em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh tại khách sạn Sheraton Sài Gòn” . Đề tài này dựa vào việc phân tích Ma trận SWOT để xây dựng
Một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh tại khách sạn Sheraton
chiến lược kinh doanh cho khách sạn Sheraton Sài Gòn. Đề tài đã giải quyết và làm rõ một số nội dung sau :
1. Khái quát và hệ thống hoá những cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh.
2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại khách sạn Sheraton Sài Gòn và môi trường kinh doanh . Trên cơ sở đó phải ra những cơ hội , điểm mạnh điểm yếu để doanh nghiệp lường trước và có phương án chuẩn bị.
3. Xây dựng chiến lược tăng trưởng cho khách sạn Sheraton Sài Gòn cũng như đưa ra một tố chính sách bổ trợ đóng góp vào việc thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng.
4. Đưa ra một số kiến nghị nhằm :
+ Các nhà quản lý vi mô (khách sạn) nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh.
+ Các nhà quản lý vĩ mô (Nhà nước) tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn thúc đẩy hoạt động kinh doanh khách sạn đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên do hạn chế về trình độ và thời gian nghiên cứu chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Nhằm góp phần giải quyết những tồn tại, khó khăn để khách sạn Sài Gòn đứng vững và phát triển trong những năm đầu của thế kỷ 21
Một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh tại khách sạn Sheraton
PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo 1. Tập bài giảng
- Marketing du lịch
- Quản trị kinh doanh khách sạn - Quản trị kinh doanh lữ hành
- Quản trị kinh doanh doanh nghiệp du lịch
Khoa Thương mại du lịch trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM
2. TS. Alastair Morrison:
Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn - Tổng cục Du lịch
3. Philip Kotler: Marketing căn bản - Nxb Thống kê 1994 4. Tạp chí du lịch Việt nam
5. Báo cáo kết quả kinh doanh của khách sạn Sheraton Sài gòn 2005, 2006, 2007