Quan hệ nội bộ Doanh nghiệp: Nhân viên kế toán trong công ty Quan hệ bên ngoài:Khách hàng, nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Trường Sa (Trang 68 - 72)

II. Trách nhiệm và công việc: 1 Các công việc của kế toán TSCĐ:

Quan hệ nội bộ Doanh nghiệp: Nhân viên kế toán trong công ty Quan hệ bên ngoài:Khách hàng, nhà cung cấp

Quan hệ bên ngoài: Khách hàng, nhà cung cấp

I. Mục tiêu:

- Ghi chép kiểm tra đối chiếu toàn bộ nghiệp vụ thanh toán, quản lý cung cấp thông tin về hoạt động mua bán chịu, tình hình công nợ của khách hàng và tình hình nợ phải trả nhà cung cấp.

- Kiểm tra tình hình thanh toán của công ty với nhà cung cấp. Kiểm tra khả năng trả nợ của khách hàng, đề xuất hạn mức tín dụng cho khách hàng và đồng thời đối chiếu với tình hình thanh toán của khách hàng đề ra chiết khấu

thanh toán phù hợp.

- Đảm bảo tính chính xác và hợp lý của số liệu kế toán thanh toán để ghi vào doanh thu nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho việc lập báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ khác.

- Kiểm tra và đối chiếu thông tin liên quan đến thuế GTGT đầu vào để thu khách hàng và nộp lại cho nhà nước. kiểm tra thông tin về thuế GTGT đầu ra để thanh toán với nhà cung cấp.

- Thực hiện đúngvà cung cấp thông tin phản hồi kịp thời nhằm hoàn thiện và chuẩn hoá các quy trình xử lý nghiếp vụ kế toán trong doanh nghiệp.

- Theo dõi quỹ tiền mặt hiện có tại công ty cuối ngày, cuối tháng...

II. Trách nhiệm và công việc:1. Các công việc thường xuyên: 1. Các công việc thường xuyên:

- Hàng ngày, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, tiến hành thực thu, thực chi và cập nhật vào sổ quỹ tiền mặt số tiền thu, chi trong ngày, Cuối ngày chuyển sổ quỹ qua kế toán thanh toán để đối chiếu và lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt. Thực hiện nghiêm quy định của công ty trong quản lý quỹ tiền mặt.

- Thực hiện công tác lưu trữ số liệu, sổ sách, báo cáo liên quan đến phần hành phụ trách đảm bảo an toàn, bảo mật.

- Theo dõi các khoản tiền trích theo lương, BHXH,đồng thời thực hiện việc chi các khoản theo quy định khi cần thiết.

- Không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đặc biệt là lĩnh vực kế toán tài chính để nhằm đáp ứng tốt công tác thu, chi tiền mặt đạt hiệu quả cao nhất.

- Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty hàng ngày và cuối tháng. Thực hiện nghiêm quy định của công ty trong quản lý quỹ tiền

mặt.

- Quản lý nghiêm ngặt sổ quỹ tiền mặt, phải có số liệu thống kê mỗi ngày.

- Vào dữ liệu phần mềm kế toán , định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày trong quá trình thanh toán trên máy, để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các sai sót ( nếu có) về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu chính xác kịp thời.

- Theo dõi nghiêm ngặt vấn đề tỷ giá trên thị trường trước và sau khi thanh toán với bên nhà cung cấp nước ngoài để báo cáo ngay với KTT và BGĐ khi có biến động về tỷ giá.

- Tiến hành tiếp nhận các chứng từ thanh toán của công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ, thực hiện kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ trên cơ sở định mức quy định của Bộ tài chính, quy chế tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của công ty.

2. Công việc định kỳ:

- Cuối kỳ đối chiếu lại sổ sách quỹ tiền mặt để xuất ra báo cáo cho KTT và BGĐ.

- Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho Kế toán tổng hợp.

- Trích ra báo cáo đột xuất về quỹ tiền mặt khi xảy ra vấn đề lien quan đến khả năng thanh toán của công ty.

- Phản ánh số lãi tiền gửi ngân hàng khi tới tháng vào doanh thu tài chính. - Cuối kỳ có nhiệm vụ cùng kế toán công nợ theo dõi các khoản công nợ phải thu phải trả của khách hàng và nhà cung cấp.

- Lập danh sách các khoản nợ của các công ty cung cấp và đơn vị khách hàng để sắp xếp lịch thu, chi trả đúng hạn, đúng hợp đồng, đúng thời hạn, đôn

đốc theo dõi các khoản nợ chưa thanh toán.

- Định kỳ cung cấp số liệu, thống kê cho kế toán tổng hợp.

- Theo dõi cẩn thận các khoản thanh toán với nước ngoài về việc ký quỹ L/C và vấn đề đảm bảo tỷ giá ngoại tệ khi thanh toán vớ nhà cung cấp nước ngoài.

- Tổng hợp tình hình thanh toán bán chịu với khách hàng,báo cáo với kế toán trưởng để xem xét trình bày với Ban giám đốc nhằm đề ra hạn mức tín dụng hợp lý cho khách hàng.

- Theo dõi các khoản nợ quá hạn và các khoản nợ khó đòi để trình bày với kế toán trưởng nhằm lập dự phòng và xử lý các khoản nợ.

- Cung cấp thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính.

3. Báo cáo:

- Bảng kê chi tiết về tình hình thu, chi theo định kỳ - Sổ phụ ngân hàng

- Các báo cáo có liên quan khi có nhu cầu của cấp trên - Báo cáo tổng hợp tình hình thanh toán.

- Báo cáo doanh thu

- Báo cáo tồn quỹ tiền mặt hằng ngày và cuối tháng.

- Báo cáo về tình hình chiết khấu thanh toán cho khách hàng. - Báo cáo các khoản nhận phạt và nộp phạt vi phạm hợp đồng.

4. Quan hệ cộng đồng:

- Quan hệ tốt với đồng nghiệp.

hướng dẫn nhân viên mới.

- Quan hệ tốt với các cơ quan chức năng.

5. Tiêu chuẩn thực hiện:

- Cá nhân phải xây dựng và xác định lịch trình công tác, xác định thời điểm hoàn tất số liệu, công việc, báo cáo làm căn cứ cho việc đánh giá việc thực hiện vào cuối kỳ kế toán.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực kế toán và pháp luất nhà nước.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Trường Sa (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w