II. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế Việt Nam sau Đổi mớ
1. Phối hợp giữa chính phủ và địa phương trong công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế vùng
Nhà nước sẽ đưa ra các định hướng phát triển kinh tế xã hội tổng thể trên phạm vi toàn quốc. Trong đó chỉ ra các nhóm ngành sẽ được ưu tiên phát triển (các ngành trọng điểm-như đã đề cập ở phần trên). Các địa phương sẽ tiến hành tự nghiên cứu các tiềm năng, lợi thế của mình cũng như các địa phương quanh đó. Sau đó, đối chiếu với định hướng của chính phủ để đưa ra các ngành chủ lực trong thời gian tới của địa phương và trình chính phủ xem xét. Khi đã xem xét kiến nghị của tất cả các địa phương nhằm tránh sự chồng chéo (các địa phương đều tập trung quá nhiều vào ngành này, bỏ rơi ngành khác) chính phủ chuyển lại danh sách các ngành đã phê duyệt cho địa phương. Địa phương dựa vào đó tự xác định các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế của địa phương mình. Làm như vậy vừa rút ngắn được thời gian của công tác lập kế hoạch (do một phần công việc của chính phủ đã được chia sẻ với địa phương) vừa nâng cao hiệu quả(do địa phương được chủ động tìm ra thế mạnh của chính mình). Ngoài ra, chính phủ có thể cử các chuyên gia kinh tế từ các Bộ lập thành các nhóm tư vấn xuống thực tế giúp địa phương trong công tác lập kế hoạch.
2.Tăng cường mối liên kết giữa các vùng
Chủ trương phát triển kinh tế xã hội của chính phủ là tăng cường đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm để làm đầu tàu phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Trong giai đoạn tới để phát huy mạnh mẽ hơn vai trò động lực của các vùng này, cần tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa bản thân các tỉnh trong vùng cũng như của vùng với các vùng xung quanh.
Trước hết, xét từ góc độ nội bộ vùng, vùng kinh tế là một không gian kinh tế thống nhất. Mặc dù vùng kinh tế trọng điểm không phải một đơn vị hành chính nhưng tại đây nhiều vấn đề phải được giải quyết trên cơ sở thống nhất cả vùng như: lao động - việc làm, tài nguyên-môi trường, hạ tầng giao thông…Vì vậy cần một cơ chế quản lý chung cho các địa phương trong vùng. Giữa các tỉnh, thành phố phải có sự trao đổi nhằm giải quyết vấn đề này. Đặc biệt về vấn đề thu hút đầu tư và cơ cấu kinh tế, phải có một mối liên kết tạo ra những chính sách chung. Như thế mới có sự phối hợp nhịp nhàng và nhà đầu tư đầu tư mới nhìn thấy ở đó cơ hội đầu tư công khai, bình đẳng. Trong sự liên kết đó các địa phương vẫn hoàn toàn phát huy lợi thế riêng của mình mà không hạn chế sự phát triển của địa phương khác. Muốn vậy, cần quan niệm chính xác vấn đề cạnh tranh thu hút đầu tư. Cạnh tranh là nhằm tăng khả năng thu hút đầu tư của mỗi tỉnh nhưng cạnh tranh phải dựa trên định hướng phát triển của cả vùng. Bởi vậy, xây dựng chủ trương về thu hút đầu tư các tỉnh không nên chi dựa vào điều kiện của chính địa phương mình mà còn phải xét mối tương quan với các tỉnh khác. Về phía nhà nước, mỗi bộ nên cử một chuyên viên lập thành từng nhóm kết hợp với các địa phương với nhiệm vụ cụ thể nghiên cứu phát triển vùng. Từ đó, đưa ra những tư vấn cho việc quy hoạch phát triển cho từng tỉnh. Các tỉnh có thể dựa vào đó để xác định các ngành chính cũng như mũi nhọn thu hút đầu tư.
Mặt khác, đối với các vùng xung quanh vai trò dẫn dắt, hỗ trợ của vùng trọng điểm cần được được xác định cụ thể hơn. Trước mắt, với nguồn lực có hạn chính phủ vẫn tập trung đầu tư cho các vùng trọng điểm. Tuy nhiên, đi kèm với các dự án của chính phủ cần có cam kết từ những địa phương tiếp nhận đầu tư. Cam kết bao gồm: tỷ lệ GDP sẽ được giành để giúp đỡ các tỉnh khác, các chương trình, dự án hỗ trợ cụ thể. Nội dung hỗ trợ bao gồm: cơ sở hạ tầng, liên kết đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, y tế… Chính phủ sẽ giám sát việc thực hiện các cam kết đó. Về phía mình, các địa phương xung quanh sẽ đảm nhiệm vai trò phụ trợ cho vùng trọng điểm: thực hiện khâu gia công chế biến, phát triển các vùng nguyên liệu cho vùng trọng điểm, đáp ứng thêm nhu cầu về nhân công(nếu thiếu).
Ngoài ra, trên phạm vi cả nước cũng cần sự liên kết giữa các vùng trọng điểm. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam có điều kiện phát triển hơn cần giúp đỡ vùng trọng điểm miền Trung. Vùng trọng điểm miền Trung, do đặc điểm về vị trí địa lý, cần đảm nhiệm tốt vai trò đầu mối giao thương giữa hai vùng còn lại và dựa vào đó để phát triển.
II.Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư tại địa phương
Hiện nay, nhu cầu về đầu tư phát triển của các địa phương là rất lớn. Để nâng cao năng lực cạnh tranh mình phải các địa phương có một môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, năng động. Môi trường đầu tư bao gồm rất nhiều yếu tố (cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,tài nguyên sẵn có của địa phương, cơ chế chính sách). Tuy nhiên phần này chỉ tập trung đưa ra các giải pháp liên quan đến các chính sách của địa phương.
1.Thiết lập hệ thống chính sách cởi mở
Để có một môi trường đầu tư thông thoáng các chính sách phải cởi mở. Trước hết, để thu hút các dự án các địa phương (trong phạm vi quyền hạn cho phép) có thể miễn giảm một số loại thuế cho doanh nghiệp như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất, thuế xuất nhập khẩu, thuế nguyên, nhiên vật liệu…Đặc biệt là các ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những ngành chủ lực của địa phương(danh mục loại A) để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Tuy nhiên, chỉ nên coi đây là giải pháp bước đầu. Không nên khuyến khích các địa phương vào cuộc chạy đua giảm thuế. Bởi vì thuế là nguồn thu chủ yếu của chính phủ cũng như chính quyền địa phương. Thuế đảm bảo cho người dân tiếp cận với các dịch vụ công cộng. Nếu cắt giảm thuế quá nhiều, lợi ích sẽ giành nhiều cho các nhà đầu tư, công bằng xã hội không đảm bảo.
Vì vậy, về lâu dài, các hình thức thu hút đầu tư cần được định hướng theo chiều sâu. Các biện pháp cụ thể bao gồm: Đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa nhằm giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng đưa dự án vào
thực hiện, tránh ứ đọng vốn. Thay đổi quan niệm về doanh nghiệp từ đối tượng quản lý sang đối tượng phục vụ. Doanh nghiệp là người mang lại sự phát triển. Mỗi quan chức địa phương đều phải ý thức được điều đó và coi doanh nghiệp là đối tác. Mỗi dự án đầu tư là một cam kết hợp tác giữa doanh nghiệp và chính quyền. Vì vậy không nên có quan niệm “xin-cho” mỗi khi cấp phép một dự án. Mặt khác, nếu muốn doanh nghiệp gắn bó lâu dài với địa phương cần củng cố niềm tin của các nhà đầu tư. Tức là phải bảo đảm sự ổn định của hệ thống chính sách và đấu tranh làm trong sạch đội ngũ cán bộ địa phương. Sự ổn định của chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các chính sách thay đổi quá thường xuyên doanh nghiệp sẽ không phản ứng kịp và phải gánh chịu những thiệt hại. Bởi vậy, trước khi đề ra một chính sách mới cần nghiên cứu kỹ lưỡng, dự báo các tác động của chính sách. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của người dân và doanh nghiệp về các thay đổi. Những chính sách đúng đắn sẽ khắc phục được tình trạng sai rồi sửa nhờ đó hạn chế những thay đổi đột ngột. Còn để làm trong sạch bộ máy chính quyền cần phải đấu tranh chống tham nhũng và các hành vi hạch sách, nhũng nhiễu của các cán bộ nhà nước. Một mặt tăng cường kênh thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp. Tại đó chính quyền công khai với doanh nghiệp những quyền lợi, nghĩa vụ của họ và các bước thực hiện thủ tục hành chính cần thiết. Doanh nghiệp được khuyến khích tố cáo các hành vi sai phạm, hạch sách của cán bộ nhà nước hoặc kiến nghị các vấn đề bất cập của cơ chế chính sách với chính quyền. Đặc biệt cần huy động báo chí tham gia vào kênh này. Mặt khác, cần xử lý nghiêm và công khai các vụ vi phạm bị phát hiện. Việc đó không những tạo thêm niềm tin với các nhà đầu tư mà còn có tác dụng cảnh cáo, răn đe. Ngoài ra, mỗi địa phương nên khuyến khích những sáng kiến riêng để thu hút đầu tư.
2.Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động triển khai các dự án đầu tư
Cơ chế giám sát cần đảm bảo vừa đủ chặt chẽ để hạn chế các sai phạm của doanh nghiệp vừa không quá cứng nhắc gây khó khăn cho doanh nghiệp:
Một mặt, tăng cường năng lực kiểm tra,giám sát của ban quản lý dự án.
Mặt khác, tạo điều kiện cho giám sát cộng đồng được thực hiện hiệu quả. Để người dân tích cực tham gia hoạt động giám sát, cần tích cực tuyên truyền để người dân hiểu việc đó là vì lợi ích của chính họ và của cộng đồng. Mặt khác, phải có biện pháp bảo vệ những công dân đã tố cáo những hành vi sai trái. Ngoài ra các quy hoạch của dự án (ngoài nhưng dự án bảo mật) đặc biệt là các dự án sử dụng ngân sách nhà nước phải được công khai trước cộng đồng. Ban giám sát đầu tư cộng đồng có thể yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành... Trong trường hợp dự án có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hoá - xã hội, vệ sinh môi trường sinh sống của cộng đồng hoặc chủ đầu tư không thực hiện
công khai hoá về đầu tư theo quy định của pháp luật, ban giám sát có thể kiến nghị các cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự án.
Trên cơ sở quy định của nhà nước các địa phương có thể đưa thêm một số điều kiện do những yêu cầu của riêng địa phương. Tuy nhiên cần hạn chế tối đa vấn đề này.
B.2.Đối với cơ cấu thành thị-nông thôn
Sau đây là những giải pháp nhằm đẩy mạnh đô thị hóa theo chiều sâu: thay vì tập trung quá nhiều vốn đầu tư vào các đô thị nên đầu tư vào khu vực nông thôn. Đô thị hóa sẽ diễn ra theo lộ trình sau:
1.Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động
Về phía nhà nước, cần đẩy nhanh quá trình thực hiện các dự án đã đề ra nhằm cải thiện điều kiện hạ tầng nông thôn. Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và đa dạng hóa các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn.. Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thủy lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để bảo đảm an toàn về nước. Củng cố hệ thống hồ đập, kè ven sông, ven biển; nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường nước. Phát triển giao thông, điện, nước sạch, giáo dục qua mô hình điện-đường-trường-trạm. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, đầu tư... nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện việc hình thành các khu và cụm công nghiệp, cụm làng nghề ở nông thôn để thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ sử dụng nhiều lao
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn
Lao động dư thừa=>đưa vào đào tạo
Xây dựng khu công nghiệp hoặc khu chế biến các sản
phẩm của địa phương
Cơ cấu kinh tế của địa phương thay đổi.Bản chất
của nền sản xuất thay đổi Đô thị hình thành
động và nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản…Tóm lại, đầu tư từ ngân sách nhà nước phải tạo ra một môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Đối với các đơn vị trực tiếp sản xuất,cần đưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi, kỹ thuật canh tác và môi trường, công nghệ sau thu hoạch; ứng dụng mạnh công nghệ sinh học và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi…Cơ khí hóa hoạt động sản xuất để nâng cao sản lượng.
Sau khi hoàn thành các công việc trên, năng suất lao động sẽ được nâng cao một cách đáng kể. Khi đó sẽ xuất hiện tình trạng dư thừa lao động cũng như các tiền đề cơ bản cho đô thị hóa. Khi đó chúng ta sẽ bước hai:
2.Đưa lao động dư thừa vào đào tạo.
Khi năng suất lao động nâng cao đồng nghĩa thu nhập của địa phương đó sẽ nâng cao. Cần dành một phần từ ngân sách địa phương cho mục tiêu dài hạn là giáo dục đào tạo. Dựa vào các kết quả của phổ cập giáo dục ở bước trên, chúng ta sẽ tiếp tục đào tạo theo chiều sâu, đào tạo theo 2 mức: Đào tạo phổ thông: Các địa phương nên chủ động trong khâu này, tự đào tạo cho lực lượng lao động chứ không nên thụ động chờ doanh nghiệp vào rồi để họ tự đào tạo. Nội dung đào tạo sẽ bao gồm giao dục các kĩ năng chung, tác phong công nghiệp, các kiến thức khoa học chung cần có ở một người công nhân hiện đại .Đào tạo nâng cao: cần cử những công nhân có khả năng đi nâng cao tay nghề để tạo ra các điển hình lao động giỏi có khả năng giúp người khác cùng phát triển.
Thực ra bước này nên được thực hiện liên tục, là sự gắn kết bước trước đó với bước kế tiếp.
3.Xây dựng các khu công nghiệp,khu chế xuất sản phẩm địa phương.
Khi sản phẩm nông nghiệp đã dồi dào và người lao động đã có một trình độ nhất định mới nên nghĩ đến việc xây dựng các khu công nghiệp hoặc khu chế biến các sản phẩm của địa phương. Lúc này đối với với những người nông dân có đất bị thu hồi nên được giải quyết công ăn việc làm theo các hướng sau: Đối với lực lượng lao động trẻ, đã được đào tạo (tại bước 2) có thể làm việc tại khu công nghiệp. Nếu khu công nghiệp không sử dụng hết có thể xuất khẩu lao động. Đối với những lao động trung niên cần khuyến khích họ sử dụng tiền đền bù vào đầu tư vào các ngành nghề mới làm thay đổi các ngành nghề của gia đình. Ví dụ có thể đầu tư cho chăn nuôi theo quy mô lớn, kiểu nông trại. Hoặc có thể phát triển các ngành nghề phục vụ cho chính khu công nghiêp như ăn uống, giải trí… Cũng nên khuyến khích họ góp vốn tạo nên các xưởng sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ để xuất khẩu. Để làm được những
việc nay cần có sự chung tay góp sức, giúp đỡ người dân của chính quyền và các doanh nghiệp trên địa bàn. Chính quyền địa phương có vai trò tìm hiểu thị trường và định hướng sản xuất cho người dân. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có trách nhiệm giúp người dân tháo gỡ những khó khăn về công nghệ và vốn (đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn) khi họ triển khai những dự án của riêng mình.
Nếu các khâu trên được hoàn thành nhanh và được thực hiện sáng tạo phù hợp với tình hình riêng của mỗi địa phương thì kết quả đạt được sẽ là:bản chất của nền sản xuất thay đổi, cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng nông thôn đó thay đổi. Người dân không còn sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp nữa. Khi đó đô thị sẽ được hình thành một cách tự nhiên.