Các thành phần kinh tế ở Việt Nam trước đổi mớ

Một phần của tài liệu cơ cấu và chuyển dịch cấu kinh tế (Trang 28 - 29)

Trước đổi mới, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nước ta chủ yếu có hai thành phần: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Trong đó kinh tế quốc doanh ( các doanh nghiệp nhà nước) là chủ đạo, kinh tế tư nhân, cá thể bị kỳ thị, không được khuyến khích phát triển. Nhà nước chỉ huy nền kinh tế theo một kế hoạch tập trung với những chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống. Tuyệt đối hóa vai trò của kế hoạch, phủ nhận vai trò của thị trường. Quan niệm rằng, để xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phải nhanh chóng hoàn thành cải tạo kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ là những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Nguồn lực đầu tư không dồi dào, tích lũy cho đầu tư không đáng kể (đầu tư/GDP chỉ chiếm khoảng 7-8%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (chỉ 3% đến trên 3%), tuy nhiên tỷ lệ lạm phát lại rất cao, thậm trí giữa thập kỷ 80, tỷ lệ lạm phat ở

mức 3 con số. Như vậy, mức tăng trưởng thực còn dừng ở mức khiêm tốn hơn nữa . Tình trạng nghèo đói bên cạnh sư bất công bằng trong xã hội đã làm phân hóa sâu sắc giữa người giàu và người nghèo. Trước thực trạng đó, đặt ra vấn đề về công cuộc đổi mới nền kinh tế là thực sự cấp thiết. Cuối năm 1986, Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế. Đó là xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, và các công cụ khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà từ đại hội IX của Đảng, đã gói gọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội IX của Đảng khẳng định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát cuả nước ta trong thời kỳ quá độ. Đại hội X của Đảng đề ra nhiệm vụ “ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Một phần của tài liệu cơ cấu và chuyển dịch cấu kinh tế (Trang 28 - 29)