Xác định cơ cấu ngành kinh tế dựa trên một hệ thống các nguyên tắc đa dạng trên phạm vi toàn quốc

Một phần của tài liệu cơ cấu và chuyển dịch cấu kinh tế (Trang 37 - 42)

II. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế Việt Nam sau Đổi mớ

1. Xác định cơ cấu ngành kinh tế dựa trên một hệ thống các nguyên tắc đa dạng trên phạm vi toàn quốc

dạng trên phạm vi toàn quốc

1.1. Nguyên tắc 1: Xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hướng tới thị trường

Sản xuất hướng tới thị trường là yêu cầu sống còn và tất yếu của mọi nền sản xuất. Tuy vậy trong một giai đoạn ở nước ta yêu cầu đó đã bị bỏ qua. Thậm chí ngay trong điều kiện hiện nay vấn đề nghiên cứu thị trường cũng chỉ mới được chú trọng ở cấp vi mô, chủ yếu trong phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp. Điều đó dẫn đến sự thiếu tính đồng bộ của cả nền kinh tế. Bởi vậy trong giai đoạn tiếp theo, cần quán triệt nguyên tắc này đối với cả thị trường trong nước và quốc tế.

1.1.1. Đối với thị trường trong nước:

Trải qua 20 năm đổi mới đời sống của người dân đã và đang không ngừng được nâng cao. Vì vậy nhu cầu trong nước đã có những thay đổi đáng kể mà khi hoạch định chiến lược phải đặc biệt lưu tâm. Ngay nay cái mà người ta hướng tới không còn là “ăn no mặc ấm” nữa mà là “ăn ngon mặc đẹp”. Bởi vậy để đáp ứng nhu cầu của thị trường hướng đầu tư vào 2 vấn đề: Phát triển những mặt hàng, ngành hàng mới có chất lượng cao và Xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng sản xuất trong nước.

Nâng cao chất lượng nền sản xuất: Cần khuyến khích phát triển những ngành có giá trị gia tăng cao. Trong bản thân mỗi ngành bên cạnh bộ phận sản xuất bình dân phục vụ đông đảo quần chúng cũng cần quan tâm đến bộ phận sản xuất những mặt hàng xa xỉ. Nhờ đó đáp ứng được nhu cầu của số người có thu nhập cao tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đang ngày một tăng về số lượng đông thời có nhu cầu tiêu dùng cao. Tất nhiên trong điều kiện hiện nay chúng ta không chủ trương phát triển một nền sản xuất phục vụ người giàu do yêu cầu của mục tiêu công bằng xã hội. Tuy nhiên phải nhìn rộng hơn để thấy những tác động tích cực của vấn đề này. Trước hết khi phát triển những ngành này có thể góp phần hạn chế tình trạng nhập siêu do một lượng tiền trong nước bị chuyển ra nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa chất lượng cao. Thứ hai, đây là những ngành mang lại giá tri gia tăng cao, với một lượng tài nguyên vốn có có thể mang lại thu nhập cao hơn cho nền kinh tế. Thứ ba, mang lại việc làm với thu nhập cao hơn và cơ hội nâng cao tay nghề và tác phong làm việc cho người lao động. Thứ tư, cùng với sự nâng cao dần dần chất lượng của từng ngành chúng ta có thể từng bước tiến tới mục tiêu đưa nền sản xuất phát triển theo chiều sâu. Cụ thể hướng phát triển với từng nhóm ngành như sau: Đối với ngành nông nghiệp, phải đầu tư cho công nghệ sinh học, cho ra đời những giống mới có chất lượng tốt, sản lượng cao. Đối với ngành công nghiệp: đầu tư nhằm phát triển đa dạng

hóa mặt hàng, tạo cơ hội lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng.Đặc biêt với các hàng hóa xa xỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cao phải nhanh chong tiếp cận và đáp ứng các chỉ tiêu quốc tế. Đối với nhóm ngành dịch vụ, cần đa dạng hóa cơ cấu của bản thân các ngành để phục vụ cho những đối tượng cụ thể. Các ngành Y tế,giáo dục bên cạnh những loại hình truyền thống (mà chủ yếu được cung cấp bởi khu vực công và đang bị quá tải) cần phát triển những loại hình mới phục vụ cho những nhu cầu mới nảy sinh trong nền kinh tế: khám chữa bệnh chất lượng cao; bác sĩ gia đình; học ngoại ngữ; bán du học; học theo các chương trình tiên tiến để lấy chứng chỉ quốc tế. Cần khuyến khích khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực này. Đồng thời do đặc điểm riêng của 2 ngành này phải đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với chất lượng hoạt động của những tổ chức tham gia cung cấp. Yêu cầu phân hóa ngành theo đối tượng phục vụ cũng tương tự đối với các ngành dịch vụ khác như giao thông vận tải,du lịch,bưu chính viễn thông…Ngoài ra,với điều kiện của nền kinh tế hiện đại cần tích cực đầu tư vào những ngành ngân hàng,tài chính,kiểm toán,tư vấn pháp luật…Đây là những ngành không chỉ mang lại giá trị gia tăng cao mà còn là những yêu cầu tất yếu để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển bền vững. Bởi vậy trong thời gian tới phải tăng cường đầu tư vào những ngành này.

Xây dựng thương hiệu: Việc xây dựng thương hiệu phải chuyển đổi theo chiều sâu (tức là quan tâm đến chất lượng của thương hiệu). Để nâng cao giá trị của thương hiệu ngay trong quan niệm của doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau: Thứ nhất, xây dựng thương hiệu trên cả 2 mặt: bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Thứ hai, đưa người tiêu dùng vào chuỗi phát triển thương hiệu chứ không chỉ là đối tượng phục vụ nằm cuối chuỗi đó. Thứ 3, các doanh nghiệp phải thực sự xây dựng một chiến lược chất lượng toàn diện. Doanh nghiệp phải nhìn nhận lại hệ thống ISO, không phải là những mục tiêu phải đạt đến, mà là một công cụ giúp họ trong quy trình sản xuất và quản lý chất lượng. Nhìn chung xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài gắn liền với quá trình phát triển và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

1.1.2.Đối với thị trường quốc tế:

Chúng ta đang tham gia thị trường toàn cầu, ở đó năng lực các quốc gia đang được phân chia theo nhữn nguyên tắc mới. Không hiểu những nguyên tắc đó không thể biết được chính xác những ngành vào của Việt Nam có thể cạnh tranh và tồn tại, những ngành nào cần tập trung phát triển để phát huy lợi thế so sánh, từ đó xác định những ưu tiên cũng như sự đánh đổi cần thiết. Cách thức can thiệp của chính phủ đối với từng lĩnh vực cũng cần tư duy hiện đại và tầm nhìn toàn cầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy những nguồn lực cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh. Để xây dựng một nền sản xuất hướng tới xuất khẩu, yêu cầu trọng tâm trong thời gian tới là phải xây dựng được một chiến lược xuất khẩu mang tính đột phá, táo bạo. Trong phạm vi đề tài chưa thể chỉ ra

được chiến lược ấy vì đây là một vấn đề lớn mang tầm quốc gia. Tuy nhiên trên con đường đi tìm chiến lược xuất khẩu cho Việt Nam cần chú ý các vấn đề sau:

Trong giai đoạn trước mắt, cần tập trung đầu tư cho công tác dự báo và nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời được những cơ hội lớn từ nhu cầu của thế giới. Vấn đề này vẫn là một khâu yếu của Việt Nam. Để nâng cao chất lượng của công tác dự báo cần:

• Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dự báo còn thiếu và yếu (cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài để tìm hiểu sâu hơn những lý thuyết khoa học của ngành và có tầm nhìn tổng quan đối với các sự kiện kinh tế);

• Đầu tư cho nghiên cứu: Khuyến khích các viện nghiên cứu chuyên ngành tập trung nghiên cứu, xây dựng những mô hình kinh tế lượng phù hợp và có chất lượng cao

• Nâng cao chất lượng của thống kê kinh tế nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho các hoạt động nghiên cứu, dự báo.

• Giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp cận được các thông tin về thị trường thế giới nhanh nhất. Hỗ trợ doanh nghiệp trong phân tích đánh giá thông tin nhằm cung cấp kịp thời nhu cầu của thị trường đồng thời hé mở hướng đi mới cho sản xuất.

Về lâu dài , cần phải xây dựng một chiến lược dài hạn cho xuất khẩu. Chiến lược này xoay quanh một nhiệm vụ trung tâm là phải xây dựng một thương hiệu Việt có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường quốc tế. Khác với xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp đây là một nhiệm vụ lớn, bao quát trên một phạm vi lớn. Đối tượng thực hiện không gói trọn trong một cấp, một ngành mà là toàn bộ nền kinh tế phải có trách nhiệm thực hiện. Mặt khác phải khẳng định đây cũng là yêu cầu sống còn để tạo ra sức đề kháng cho nền kinh tế trong điều kiện cạnh tranh hội nhập. Theo các chuyên gia kinh tế thì xây dựng thương hiệu Việt các nhiệm vụ sau:

• Thứ nhất là vấn đề định vị. Tức là phải phân tích, đánh giá vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nhằm tìm ra những nét riêng của cho dân tộc. Đặc biệt phải tích cực khai thác các nét bản sắc văn hóa dân tộc để chuyển vào giá trị sản phẩm.

• Thứ hai là phải định hướng. Định ra một lối đi riêng cho xuất khẩu để hướng cả nền sản xuất theo. Đây là một công việc lâu dài, khó khăn và tốn kém nhưng là công việc mang tính quyết định. Định hướng đúng mới đầu tư đúng. Đầu tư đúng mới cạnh tranh và phát triển được. Hiện

nay đây là yêu cầu khó khăn nhất đang đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam.

• Thứ ba, phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, truyền thông nhằm đưa hình ảnh Việt Nam trở nên quen thuộc với thế giới. Muốn vậy, một mặt phải đầu tư cho quảng cáo, marketing dưới nhiều hình thức. Mặt khác phải chăm chút tỉ mỉ cho từng sản phẩm xuất khẩu nhằm tạo niềm tin lâu dài và ấn tượng riêng biệt đối với người tiêu dùng quốc tế mỗi khi nghĩ đến sản phẩm Việt Nam.

• Thứ tư cần xây dựng một cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ phát triển thương hiệu Việt Nam. Cơ quan này phải có sự liên hệ tổng quát với nhiều bộ ngành, đặc biệt là các bộ ngành có liên quan sâu đến thị trường quốc tế như du lịch, xuất khẩu.

• Cuối cùng, phải xác định tiếp thị thương hiệu là trách nhiệm của mọi người dân mà đứng đầu là quan chứ chính phủ. Mỗi người phải tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu đất nước của mình. Các sự kiện quốc tế như các hội nghị, diễn đàn quốc tế, các cuộc thi hoa hậu…đều là dịp để chúng ta nhắc đến đất nước mình một cách tinh tế và khéo léo.

Các ý kiến trên là khá đầy đủ tuy nhiên mới đề cập đến một mặt của vấn đề. Đó là làm sao đưa được thương hiệu Việt đến với người nước ngoài. Vì vậy còn thiếu một mặt rất quan trọng: thương hiệu Việt trong lòng người Việt. Muốn tiếp thị thành công thì con người là yếu tố quan trọng nhất. Các ý kiến trên cũng đã đưa ra vấn đề mỗi công dân phải ý thức được rằng mình là một hình ảnh đại diện của đất nước khi giao lưu quốc tế. Bởi vậy, cần nâng cao sự hiểu biết của người dân, đặc biệt là giới trẻ về truyền thống, văn hóa,danh lam thắng cảnh… của đất nước và cách ứng xử văn minh trong mọi tình huống (đặc biệt là trong giao tiếp quốc tế). Đưa các nội dung đó vào trong chương trình học của học sinh từ bậc tiểu học.

1.2.Nguyên tắc 2: Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với khả năng của chính nền kinh tế Nguyên tắc này tuân theo “lý thuyết về đường giới hạn khả năng sản xuất”. Theo đó đòi hỏi khi xây dựng các chỉ tiêu định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phải dựa trên những điều kiện hiện có hoặc những tiềm năng thực sự của nền kinh tế . Bởi lẽ, một cơ cấu kinh tế hiện đại nhưng lại đòi hỏi những nguồn lực vượt quá khả năng của nền kinh tế hay một cơ cấu trì trệ, lạc hậu đều có tác hại như nhau cản trở sự phát triển của nền kinh tế và làm giảm tác dụng của đầu tư. Vì vậy, mỗi khi đưa ra những chính sách nhằm xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước cho từng giai đoạn, trước hết chính phủ cần tiến hành nhưng điều tra đánh giá lại năng lực của nền kinh tế trong hiện tại và những tiềm năng có thể xuất hiện trong kì kế

hoạch. Riêng trong điều kiện hiện nay công tác đánh giá của Việt Nam cần chú ý những điểm sau:

Thứ nhất,phải xem xét lại những yếu tố mà từ trước đến nay chúng ta vẫn coi là lợi thế của Việt Nam mà chúng ta vẫn dựa vào để xác định cơ cấu nền kinh tế. Đó là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, tài nguyên phong phú. Các nhân tố này hiện nay không còn mang tính quyết định khi ngày nay nó được lưu chuyển đễ dàng hơn trên thị trường quốc tế. Ngày nay người ta gọi đó là các lợi thế tĩnh. Những lợi thế này chỉ nên tận dụng ở giai đoạn đầu để tạo tiền đề vật chất cho nền kinh tế. Vậy điều gì tạo ra năng lực cạnh tranh và sự phát triển lâu dài cho nền kinh tế. Đó chính là những lợi thế động. Lợi thế động là những lợi thế có tiềm năng và xuất hiện khi có điều kiện.Cụ thể là sự thay đổi chính sách tạo môi trường kinh doanh, nỗ lực học hỏi của doanh nghiệp, sự lan tỏa kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ. Lợi thế động là lợi thế cấp cao, bao gồm vốn lớn, công nghệ hiện đại, lao động có chuyên môn. Hiện nay những tiền đề để tạo ra lợi thế động cho nền kinh tế đang bước đầu xuất hiện ở Việt Nam. Đó là việc Việt Nam gia nhập WTO, Hiệp định thương mại Việt-Mĩ và các quan hệ quốc tế khác đang ngày càng mở rộng. Chúng ta phải nắm bắt được những tiền đề này nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển công nghệ và nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Ngòai ra chúng ta còn phải tận dụng những lợi thế về vị trí địa lý và sự ổn định về chính trị làm yếu tố thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế.

Thứ hai,cơ sở hạ tầng của chúng ta rất thiếu thốn và kém phát triển.Bởi vậy chuyển dịch kinh tế phải tiến hành từng bước cho phù hợp với cơ sở hạ tầng trong từng giai đoạn. Cụ thể trong giai đoạn hiện nay, dù chú trọng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, vẫn cần phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Vừa tận dụng các nguồn lao động ở mọi trình độ, vừa không tạo sức ép cho cơ sở vật chất.

II.Tập trung đầu tư vào các ngành mũi nhọn làm đầu tàu kéo cả nền kinh tế

Nội dung của phần này sẽ không nhằm vào việc tìm ra những ngành nào sẽ là trọng điểm mà sẽ tập trung vào nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các ngành kinh tế trọng điểm.

Thứ nhất, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Một mặt phải tăng cường hiệu quả của các chính sách ưu tiên cho các ngành trọng điểm như các chính sách thuế, hải quan… Mặt khác phải khuyến khích các ngành có liên quan tham gia hỗ trợ cho các ngành có trọng điểm. Đặc biệt là hệ thống tài chính. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng, dễ dàng thông qua các kênh huy động vốn đa dạng.

Thứ hai, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng ,giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ hướng vào các ngành mũi nhọn. Đối với cơ sở hạ tầng: Tăng tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng của các ngành mũi nhọn trong tổng đầu tư phát triển của xã hội. Tuy nhiên tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phải giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc khuyến khích cả tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này nhằm làm tăng nhanh tổng nguồn vốn. Kêu gọi đầu tư nước ngoài một cách có định hướng vào các ngành trọng điểm. Đặt các dự án đầu tư vào các ngành đó vào khu vực ưu tiên phê duyệt. Trong cơ cấu đầu tư cho cơ sở hạ tầng của những ngành trọng điểm, nhà nước cần tập

Một phần của tài liệu cơ cấu và chuyển dịch cấu kinh tế (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w