Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động ra nước ngoài

Một phần của tài liệu Lý luận chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 56 - 58)

nước ngoài

Trong thời gian qua,việc gắn kết giữa đào tạo nghề và xuất khẩu lao động thời gian qua còn nhiều bất cập, cơ sở dạy nghề không nắm được nhu cầu để đào tạo, còn doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì không tìm được lao động đạt trình độ tay nghề theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Chúng ta cần đầu tư trang bị ngoại ngữ, kiến thức về pháp luật, xã hội và nâng cao trình độ tay nghề, trang bị kỹ năng làm việc cơ bản cho người lao động, trước khi họ ra nước ngoài làm việc.

Giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

 Đào tạo Anh ngữ cho một số lao động xuất khẩu đạt trình độ chuẩn TOFEL, IELTS đáp ứng thị trường lao động một số quốc gia như: Mỹ, Canada, Australia, Singapore… Đồng thời dạy tiếng Nhật, Pháp, Trung Quốc, Hàn ...

 Đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng kỹ năng hành nghề của thị

trường lao động ngoài nước.

 Đào tạo ngoại ngữ song hành với nâng cao tay nghề, cho người lao động đã qua đào tạo hoặc những người đã xuất khẩu lao động trở về mong muốn tiếp tục đi xuất khẩu lao động.

Thực hiện mô hình đào tạo tập trung chuyên nghiệp nhằm mang lại tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, tập thể, cộng đồng ngay trong nước cho người lao động để đạt được các yêu cầu sau: thành thạo ngoại ngữ để giao tiếp khi làm việc ở nước ngoài, có thể lực tốt, có kỹ năng chuyên môn cần thiết đáp ứng được yêu cầu công việc, có những thói quen tốt, phù hợp với tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận lao động.

3.3.3.3. Đầu tư đào tạo dạy nghề khối kỹ thuật nông nghiệp

Thực trạng người lao động ở nông thôn có tới 2/3 là không có tay nghề, không qua đào tạo mà chỉ lao động đơn thuần theo kinh nghiệm nghề nông. Do đó vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gặp không ít khó khăn.

Vì vậy, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động ở nông thôn là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Nó quyết định trực tiếp đến quá trình chuyển đổi cơ câu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn hiện nay là thanh niên chiếm tới 60%; đa số họ có trình độ văn hoá hết cấp 2, nên họ có khả năng tiếp thu nhanh những kiến thức về khoa học kỹ thuật nông nghiệp và những tiến bộ về khoa học công nghệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Ða số trong họ có khát vọng vươn lên làm giàu chính trên mảnh đất quê hương họ. Vì vậy phương pháp đào tạo:

 Cần tập hợp lực lượng nòng cốt này để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày cung cấp cho họ những kiến thức về kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp như kỹ thuật nhân giống cây trồng, vật nuôi, thú y, sử dụng giống mới, chăm sóc, nuôi dưỡng, thâm canh, tăng vụ, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, quản lý hợp tác xã, bảo quản, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thuỷ hải sản.

 Tuỳ theo từng điều kiện và hoàn cảnh của từng địa phương mà tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho hợp lý, phù hợp với điều kiện và thời gian của người nông dân, với mục đích nâng cao trình độ kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

 Hình thức đào tạo: đào tạo theo tính chất thời vụ, theo thời gian nông nhàn của người nông dân, đào tạo ngay tại địa phương, đào tạo ngắn ngày theo hình thức tại chức, tại chỗ, kết hợp với bổ túc kiến thức cho kỹ thuật viên vốn có của địa phương.

Nội dung đào tạo gồm:

 Ðào tạo và bồi dưỡng các chủ trang trại và gia trại.

 Ðào tạo, huấn luyện kỹ thuật viên, kỹ thuật sơ cấp cho các hợp tác xã nông nghiệp.

 Ðào tạo khuyến nông viên, khuyến lâm viên cơ sở. Chính lực lượng này

trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp cho bà bà con xã viên.

 Ðào tạo cán bộ sơ cấp, trung cấp nông nghiệp thuộc các lĩnh vực chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, kinh tế hợp tác xã, quản lý hoạch toán kinh tế nông nghiệp, nông thôn, quản lý ruộng đất.

 Thêm vào đó dạy nghề cho nông dân còn có thể mở rộng thêm các ngành

nghề phi nông nghiệp như: may mặc, đan thêu, dệt thảm, chiếu, đan lát, sửa chữa cơ khí, điện nông thôn, điện tử, trồng cây cảnh, thẩm mỹ uốn hớt tóc, nữ công gia chánh... nghĩa là những nghề, những dịch vụ địa bàn nông thôn có nhu cầu.

3.3.4. Đầu tư đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp cơ sở

Ðội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ cở là người gần dân nhất, tiếp xúc với dân thường xuyên, mọi chỉ thị nghị quyết, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước được triển khai tới dân thông qua lực lượng cán bộ nòng cốt này. Vì vậy trình độ năng lực tổ chức, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ chủ chốt này sẽ

lý Nhà nước cũng như chất lượng hoạt động của các tổ chức quần chúng. Phương pháp đào tạo đó là:

• Kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao nhận thức, bồi dưỡng quan điểm lập trường, đạo đức công chức, ý thức phục vụ và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, năng lực tổ chức thực tiễn.

• Kết hợp chặt chẽ công tác đào tạo với công tác quy hoạch cán bộ.

• Kết hợp đào tạo dài hạn, cơ bản với đào tạo bồi dưỡng cán bộ đang tại chức, đào tạo ngắn hạn, kết hợp với bổ túc nghiệp vụ chuyên môn, chính trị và lãnh đạo.

• Kết hợp đào tạo bồi dưỡng theo quy hoạch cán bộ với việc mở rộng giáo dục lý luận chính trị theo yêu cầu xã hội.

• Ðào tạo lại, đào tạo mới cán bộ công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo và quản lý, cán bộ kế cận. Chú ý đào tạo bồi dưỡng về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý đô thị, quản lý doanh nghiệp.

• Ðào tạo tại chỗ theo địa chỉ, kết hợp vừa đào tạo vừa làm việc.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w