Giải pháp đầu tư đối với giáo dục cơ sở

Một phần của tài liệu Lý luận chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 54 - 55)

Để thực hiện các mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước, việc cải cách và hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo (GDĐT) là quan trọng. Chúng ta cần đầu tư kinh phí vào những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hiện đại hóa giáo dục trước mắt và lâu dài:

Trước mắt là chấn chỉnh, xoá bỏ những bức xúc trong giáo dục mà xã hội quan tâm như dạy thêm, học thêm tràn lan, mua bằng, bán điểm, thi cử, đánh giá học sinh, sinh viên không đúng thực chất, chạy theo thành tích.

 Đầu tư để đổi mới chương trình dạy và học, đặc biệt là đổi mới sách giáo khoa ở các bậc học phổ thông. Đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, trang bị các giáo cụ trực quan, đẩy mạnh công tác giáo dục phân ban, giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông.

 Khuyến khích hình thành các quỹ khuyến học từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và từ những nguồn tài chính khác nhau trong cộng đồng, mở rộng hình thức hỗ trợ tín dụng, tạo điều kiện cho sinh viên, học sinh tiếp tục tham gia học tập. Chấn chỉnh quy chế tuyển sinh (đặc biệt là hệ mở rộng), quy chế thi và cấp bằng tại các trường cao đẳng và đại học. Nhà nước ban hành các tiêu chuẩn về chất lượng, chương trình, nội dung dạy và học, điều kiện cơ sở vật chất thống nhất cho các cấp học, đổi mới cơ chế thanh tra, giám sát chất lượng dạy và học, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Phát triển các hình thức đào tạo, dạy nghề cấp chứng chỉ nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu học nghề cho mọi người, ban hành cơ chế hỗ trợ cho các trung tâm đào tạo nghề dân lập hoặc bán công, đặc biệt đối với những ngành nghề mới, gắn kết các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước với chương trình đào tạo nghề, đáp ứng nguồn nhân lực.

Nhà nước dành tỷ lệ ngân sách thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chuyển chế độ tài trợ ngân sách Nhà nước cho các trường công lập từ phương thức cấp phát hành chính sang cơ chế tài trợ theo đầu học sinh, thực hiện chế độ cho sinh viên nghèo vay tiền. Ngân sách Nhà nước tập trung hơn cho các bậc giáo dục phổ cập ở các vùng nông thôn, miền Núi. Nhà nước cũng cần trích ngân sách ưu đãi cho những đội ngũ giáo viên ở các vúng nông thôn miền núi, xem xét nâng lương cho ngành giáo dục.

Để hỗ trợ trong quản lý cũng như trong giảng dạy, chúng ta cần đầu tư công nghệ thông tin vào hệ thống giáo dục đào tạo. Nó không những giúp giảm chi phí cho công tác điều hành, quản lý mà còn giúp cho học sinh, sinh viên cũng như giáo viên có thêm cơ hội để tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu, kiến thức mới. Kết nối internet có thể tạo điều kiện cho các trường chia sẻ kinh nghiệm, tài nguyên, liên kết đào tạo và cũng có thể phát triển thêm hình thức đào tạo từ xa.

Phân loại các cơ sở giáo dục, đào tạo để có kế hoạch đầu tư tập trung, xây dựng các trường Đại học quốc gia, các trường trọng điểm, các ngành trọng điểm trong các trường khác. Những cơ sở này phải đi đầu trong quản lý chất lượng đồng bộ để sớm có trường, có ngành đào tạo ngang với khu vực và quốc tế. Các trường đại học thực hiện hình thức liên kết đào tạo với các trường đại học quốc tế.

Nghiên cứu sửa đổi Luật giáo dục phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu hội nhập và hiện đại hóa. Trong đó những nội dung cần được quan tâm là đổi mới hệ thống chương trình, nội dung đào tạo liên thông được với các chương trình đào tạo với các trường tương tự trong nước và nước ngoài. Tổ chức các cơ sở giáo dục nhiều mô hình đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp để mỗi cơ sở giáo dục là điểm sáng tin cậy của nhân dân theo chủ trương xã hội hoá, học tập suốt đời.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w