Về chuyên môn kỹ thuật

Một phần của tài liệu Lý luận chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 44 - 45)

Thống kê cho thấy, cho đến nay, tỉ lệ công nhân đã tốt nghiệp tiểu học là 7,4%, tốt nghiệp THCS là 28,4% và tốt nghiệp PTTH trở lên là 62,3%. Cả nước có khoảng 25% công nhân và 39% lao động phổ thông chưa qua đào tạo tay nghề, đặc biệt là lao động trong một số khu vực ngành nghề như cao su, thuỷ sản…(12/02/2007)

Hiện nay cả nước có 65% dân số trong độ tuổi lao động (khoảng 53 triệu người), trong đó, chỉ có 27,5% đã qua đào tạo (trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ này là 60 – 70%). Theo Bộ LĐ-TB-XH, lực lượng lao động ở VN chủ yếu là lao động nông thôn (chiếm trên 50%), trong khi có đến khoảng 70% lao động ở khu vực này chưa qua đào tạo,0,8% có trình độ cao đẳng, 0,7% ở trình độ đại học và tương đương, trình độ chuyên môn, tay nghề yếu, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém.

Trong những năm gần đây, trình độ học vấn của lao động cả nước nói chung và nông thôn nói riêng không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên có sự cách biệt khá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ, giữa các vùng lãnh thổ kinh tế về trình độ giáo dục. Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận ở nông thôn, dân trí thấp hơn 2 lần, nhân tài thấp hơn 8,6 lần và nhân lực, trong đó đào tạo nghề thấp hơn 10 lần so với khu vực thành thị. Cơ cấu lao động theo trình độ kỹ thuật cũng có những điểm mất cân đối so với yêu cầu của sự phát triển. Lao động trí óc ở thành thị chiếm 30%, ở nông thôn chỉ là 4,4%. Hiện tại VN đang nhập khẩu khoảng 2% lao động đối với một số nhóm ngành đặc biệt. Hiện tại, các doanh nghiệp ở một số khu công nghiệp đang trong tình trạng thiếu lao động, trong khi một số địa phương chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu về nhân lực. Năng suất lao động của VN chỉ đứng thứ 77/125 quốc gia, thấp hơn nhiều với cả các nước như Philíppin, Thái Lan, Malaixia.

Theo chấm điểm và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100 thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động. Các nhà kinh tế thế giới cũng cảnh báo rằng các nền kinh tế có chất lượng nguồn nhân lực dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 44 - 45)