1.3.1. Nhân tố chủ quan:
a. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C (1)
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có
thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
b. Uy tín và quan hệ giữa công ty với các tổ chức tài chính
Trong kinh tế học tài chính, tổ chức tài chính là tổ chức có chức năng cung cấp
các dịch vụ tài chính cho các khách hàng hoặc các thành viên. Dịch vụ tài chính quan trọng nhất mà các tổ chức tài chính cung cấp là hoạt động như các trung gian tài chính. Phần lớn các tổ chức tài chính được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. chính vì vậy nếu doanh nghiệp có uy tín và mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính thì việc vay vốn sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.
1.3.2. Nhân tố khách quan
a. Sự phát triển của thị trường tài chính và các tổ chức tài chính
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán những sản phẩm phát hành bởi những cơ sở tài chính như ngân hàng, hãng xưởng, nhà nước. Thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản tài chính hay các công vốn hoặc vốn. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
b. Các chính sách của nhà Nước
Nhà nước ban hành Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thuế, … và ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật trên đồng thời với các ván bản dưới Luật khác, nhằm khuyến khích đầu tư, mặt khác đảm bảo thu hút vốn đầu tư vào các dự án, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
CHƯƠNG II: TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH KRAZE VINA
2.1. Khái quát về công ty Kraze Vina 2.1.1. Hình thành phát triển 2.1.1. Hình thành phát triển
- Công ty TNHH KRAZE VINA (VIỆT NAM) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 0011043000239 ngày 19 tháng 11 năm 1997 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH KRAZE VINA (VIỆT NAM) - Tên giao dịch: KRAZE VINA VIET NAM CO., LTD
- Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có trụ sở làm việc riêng, có tài khoản tiền đồng Việt Nam mở tại ngân hàng Ngoại hối - Hà Nội, có con dấu riêng để giao dịch và áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.
- Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 8, số 66 Trần Thái Tông, Lô A/D6, Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Công ty TNHH Kraze Vina (Việt Nam) là công ty 100% vốn Hàn Quốc chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin như nội dung cho mạng di động, giải pháp web và thương mại điện tử, phát triển phần mềm … Với 15 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, công ty Kraze Vina đã và đang tiếp tục khai thác những tiềm năng công nghệ, tri thức và nội lực sáng tạo để tạo nên những sản phẩm và dịch vụ phần mềm chất lượng cao, thỏa mãn hoàn toàn yêu cầu của khách hàng và đối tác, bằng những nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ nhân viên, công ty đang từng bước khẳng định chất lượng dịch vụ và uy tín tuyệt đối với khách hàng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác của công ty.
- Phát triển bền vững dựa trên không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ; gắn phát triển doanh nghiệp với bảo vệ môi trường và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Định hướng sản phẩm: “Công nghệ mới & bước tiến mới”
- Phát triển đa chức năng, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty:
- Sản xuất và gia công các chương trình phần mềm; - Dịch vụ thiết kế trang website;
- Dịch vụ khai thác dữ liệu, xử lý dữ liệu trong lĩnh vực công nghệ thong tin; - Tư vấn và xúc tiến đầu tư;
- Nhập khẩu linh kiện máy tính
- Mua bán máy tính và linh kiện máy tính
- Nhập khẩu các mặt hàng quấn áo may sãn thời trang.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức trong công ty
Ban lãnh đạo bao gồm:
Ban giám đốc: một Giám đốc, hai Phó giám đốc
Cụ thể:
Đứng đầu công ty là Giám đốc. Giám đốc tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và các cơ quan quản lý về mọi hoạt động của công ty.
Giúp việc cho Giám đốc có hai phó Giám đốc do Giám đốc bổ nhiệm. Phó giám đốc được phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác của công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao. Trong trường hợp Giám đốc vắng mặt thì Phó giám đốc là người thay mặt điều hành mọi hoạt động của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị và bộ phận trược thuộc công ty cũng như mối quan hệ công tác giữa các đơn vị và bộ phận nói trên do Giám đốc quy định cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của từng năm, từng giai đoạn nhất định, đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động hiệu quả của công ty.
Các phòng ban chủ yếu của công ty gồm:
Phòng tài chính-kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật
BAN GIÁM ĐÔC (GIÁM ĐỐC + PHÓ
GIÁM ĐỐC)
TP KỸ THUẬT TP CHẤT LƯỢNG TP KINH DOANH TP TÀI CHÍNH TP MARKETING TP TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH
Phòng chất lượng Phòng kinh doanh Phòng marketing
Mối quan hệ với các Phòng, Ban trong công ty
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, các Trưởng phòng, ban có trách nhiệm phân công quán triệt đến các cán bộ công nhân viên trong phòng. Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ, Tổng giám đốc có thể giao cho các phòng định kỳ báo cáo cho lãnh đạo cho lãnh đạo công ty các phòng có trách nhiẹm đáp ứng yêu cầu của Tổng giám đốc giao.
Những công việc thuộc chức năng nhiệm vụ được giao nhưng lại có liên quan đến các Phòng khác phải chủ động chủ trì làm việc với các Phòng, ban khác để lấy các số liệu, dữ kiện để giải quyết công việc hiệu quả.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Tình hình kinh doanh của công ty trong ba năm 2008 - 2009 - 2010 được phản ánh thông kết quả kinh doanh của công ty như sau:
Biểu 1: Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 1. Vốn kinh doanh. 29.959 36.157 35.924 36.035 - Vốn cố định. 15.070 18.579 18.932 - Vốn lưu động. 14.889 17.578 17.578 2. Doanh thu. 320.000 300.900 227.200 108.833
4. Thu nhập bình quân (người/ tháng ) 1,423 0,975 0,94 0,784
(Nguồn số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 đến 2010 đã được kiểm toán).
2.2. Thực trạng huy động vốn của công ty TNHH Kraze Vina
2.2.1. Tình hình kinh doanh
Trước hết chúng ta xTôi xét tình hình tài sản và các nguồn vốn của công ty qua một số chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán của các năm như sau:
Biểu 2: Tổng kết tài sản qua các năm:
Đơn vị: đồng
TÀI SẢN 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
162.385.026.008 143.328.193.246 127.902.125.844
I. Tiền 4.939.852.337 3.313.862.586 6.558.096.089
II. Các khoản phải thu khác 63.473.923.934 63.825.586.541 62.742.201.692
1. Phải thu khách hàng 47.226.082.386 48.361.162.529 50.806.684.370
2. Trả trước người bán 716.540.035 2.269.096.483 558.236.808
III. Hàng tồn kho 91.781.480.589 73.468.622.758 55.643.472.546
V. Chi phí sự nghiệp ( đầu tư quốc gia )
600.280.346 639.473.960 551.683.486
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
25.163.994.432 35.390.185.673 35.571.806.008
I. Tài sản cố định 21.317.462.593 28.559.836.253 28.967.337.537
1. Tài sản cố định hữu hình 21.317.462.593 28.559.836.253 28.967.337.537
Nguyên giá 47.536.522.373 65.074.155.242 69.650.407.055
Giá trị hao mòn luỹ kế 26.219.059.780 36.514.318.989 40.683.069.518
II. Các khoản đầu tư dài hạn 500.000.000 1.000.000.000 1.000.000.000
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 3.346.531.838 5.380.349.420 5.604.468.417 Cộng tài sản 201.434.340.131 178.718.378.919 163.473.931.852 NGUỒN VỐN 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 A. Nợ phải trả 156.098.349.581 135.093.535.705 117.870.270.732 I. Nợ ngắn hạn 145.022.925.161 123.097.510.012 108.830.481.484 II. Nợ dài hạn 11.075.424.420 11.977.052.010 9.039.789.248 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 45.335.990.550 43.624.843.214 45.603.661.120 I. Nguồn vốn quỹ 36.835.990.550 35.124.843.214 37.103.661.120
II. Nguồn kinh phí ( nguồn hàng dự trữ quốc gia )
8.500.000.000 8.500.000.000 8.500.000.000
Qua xTôi xét Bảng cân đối kế toán qua các năm của công ty, ta có kết quả tổng tài sản các năm như sau:
Biểu 3: Tổng tài sản + D + (%) Đầu năm 2008: 168.310.608.096 Cuối năm 2008: 201.434.340.131 33.123.732.035 19,68 Cuối năm 2009: 178.718.378.919 - 22.715.961.212 - 11,27 Cuối năm 2010: 163.473.931.852 - 15.244.447.067 - 8,53
Ta thấy tình hình biến động về tài sản của công ty là không ổn định, thể hiện: Năm 2008 tăng so với 1997 là 19,68% nhưng năm 2009 lại giảm so với 2008 là 11,27% và năm 2010 giảm so với 2009 là 8,53%. Tương đương với sự biến động về tài sản là sự biến động về nguồn vốn. Có thê năm 2009 và 2010 các nguồn vốn huy động của công ty giảm.
Biểu 4: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
A. Nợ phải trả 27,65% - 13,456% - 12,75%
II. Nợ dài hạn. 3794,6% 8,14% - 24,5%
B. Nguồn vốn CSH. - 1,5% - 3,77% 4,54%
Nhìn vào biểu trên ta thấy năm 2008 tài sản tăng lên được hình thành từ khoản nợ phải trả, còn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lại giảm đi. Điều này sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh của công ty và hệ số tự chủ về tài chính.
Năm 2009 và 2010 tài sản của công ty giảm, tương ứng là nguồn vốn của công ty bị giảm. Nhưng điều đáng bàn là ta sẽ xTôi xét các nguồn huy động vốn của công ty.
2.2.2. Những hình thức huy động mà công ty đã áp dụng.
a. Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp.
Ở chương I ta đã biết đến tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp hay nguồn vốn đi chiếm dụng là khoản mua chịu nhà cung cấp và khoản khách hàng đặt tiền trước của công ty. Trong cơ chế thị trường việc này xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan.
Ta hãy xTôi xét nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty. Biểu 5:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Phải trả người bán. 2,195% - 3,975% 2,75%
2. Người mua trả tiền trước.
- 58,01% 73,69% 110,77%
Nhìn vào kết quả ta thấy: Nếu xét riêng từng các hình thức một “Phải trả người bán” và “người mua trả tiền trước” thì sự biến động là không ổn định. Có thê là cùng tăng nhưng có thể lại tăng cái này giảm cái kia. Nhưng nhìn vào kết quả tổng thị lại thấy nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty tăng rất nhanh trong mấy năm qua. Mặc dù nguồn tín dụng thương mại làm tăng nguồn vốn của công ty, nhưng về dài hạn cũng biểu hiện những hạn chế nhất định. Sự tăng lên của nguồn này cũng thể hiện sự ràng buộc về tài chính với các nhà cung ứng, nhưng nó giúp cho doanh nghiệp giải quyết một phần vốn kinh doanh.
Bên cạnh sự tăng lên nhanh chóng của vốn đi chiếm dụng thì ngược lại công ty vốn bị chiếm dụng của công ty cũng tăng lên tương ứng.
Biểu 6: Tình hình về vốn bị chiếm dụng của công ty.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Phải thu khách hàng. 29,46% 2,4% 5,057%
2. Trả trước người bán. 934,15% 216,67% - 75,39%
Tổng (1 + 2) 963,61% 219,07% - 70,333%
Như vậy năm 2008 và năm 2009 thì vốn của công ty bị chiếm dụng cũng tăng rất nhanh. Tuy nhiên đến năm 2010 thì vốn bị chiếm dụng của công ty lại giảm đi. Bây giờ để xTôi xét thực chất công ty bị chiếm dụng vốn hay đi chiếm dụng vốn ta sẽ xTôi xét phần chênh lệch.
Biểu 7: Chênh lệch giữa vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng.
Đơn vị: đồng.
1. Vốn đi
chiếm dụng. 41.764.261.982 42.453.331.858 40.888.656.725 42.306.834.622
2. Vốn bị
chiếm dụng. 36.518.803.708 47.942.622.421 50.630.259.012 51.364.921.178
3. Chênh lệch. 5.245.458.274 - 5.489.290.563 - 9.741.602.287 - 9.058.086.556
Qua xTôi xét mấy năm ta thấy: Chỉ có năm 2007 là công ty chiếm dụng được vốn còn thực chất công ty không chiếm dụng được vốn mà còn bị chiếm dụng một khoản rất lớn và khoản này tăng lên hàng năm. Điều này không phải do chính sách bán hàng của công ty mà do đặc điểm về sự tiêu thụ sản phẩm mà đã nói ở trên. Khả năng thanh toán phụ thuộc vào tiến độ thi công của các công trình và nguồn vốn Nhà nước cấp. Đó là điều ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì phần lớn vốn kinh doanh của công ty là vay ngân hàng lại bị chiếm dụng nên phải chịu lãi suất cho khoản vốn đó và hạn chế số vòng quay của vốn lưu động. Công ty nên tìm ra biện pháp để cân đối hợp lý giữa khoản phải trả và phải thu.
b. Vay ngắn hạn ngân hàng.
Trong mấy năm qua hoạt động tình hình vay ngắn hạn của ngân hàng của công ty như sau:
Biểu 8: Tình hình vay ngắn hạn ngân hàng.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu Đầu 2008 Cuối 2008 Cuối 2009 Cuối 2010
2. Phần tăng,
giảm. 24.218 -14.363 -21.830
3. % tăng. 46,63% - 18,86% - 35,33%
Vốn vay ngắn hạn ngân hàng biến động tăng, giảm không ổn định qua các năm.Đây là nguồn huy động chính của công ty, nên nguồn này tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào trữ lượng sản xuất, vào khả năng thanh toán tiền hàng cho công ty. Tuy nhiên công ty cũng có một ưu đãi là: lãi suất vay thấp hơn so với các tổ chức khác và có thể vay khi có nhu cầu. Nguồn vốn này có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn kinh doanh của công ty.