Giải pháp tăng cường huy động vốn tại công ty TNHH Kraze Vina

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty TNHH Kraze Vina (Trang 58)

3.2.1. Một số biện pháp tăng cường huy động vốn

a. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và chất lượng của đội ngũ lao động tạo động lực làm việc:

- Thứ nhất là nâng cao đội ngũ cán bộ quản lý. Vì trong phần II ta thấy một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng quản lý sử dụng vốn sản xuất kinh doanh không hiệu quả là do trình độ chuyên môn trong quản lý của công ty chưa được tốt. tỷ. Vì thế để khắc phục được thực tế đó thì:

+ Công ty cần bố trí lại lao động quản lý cho phù hợp với năng lực của từng người. Muốn làm được điều này thì giám đốc, các phó giám đốc và trưởng phòng tổ chức nhân sự phải nắm được toàn bộ phòng ban của công ty, các dơn vị trực thuộc cần số lượng cán bộ là bao nhiêu, chất lượng như thế nào, cố gắng để phát huy thế mạnh của từng người.

+ Qua viẹc nắm rõ năng lực của từng cán bộ sẽ phát hiện những người có năng lực, ham học hỏi tạo điều kiện thuận lợi cho họ có được học nâng cao lên. Việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý thường rất tốn kém cần phải tuyển những người có năng lực thật sự để đTôi lại hiệu quả cao cho việc đào tạo đồng thời chính họ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và vốn kinh doanh nói riêng.

- Thứ hai là phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể cá nhân người lao động. Con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu và sử dụng có hiệu nhất nguyên vật liệu, máy móc thiết bị tiên tiến. Biện pháp:

+ Cần hình thành nên cơ cấu lao động hợp lý, phải bảo đảm việc làm trên cơ sở phân công đúng nhiệm vụ của mình.

+ Cần phải kiểm tra tay nghề khi giao việc cho công nhân. Đặc biệt cần quan tâm tới công tác trả lương, thưởng , khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động.

+ Tạo một động lực tập thể và cá nhân người lao động là yếu tố quyết định tới hiệu quả kinh tế. Công ty hoá chất mỏ cần phải phân phối lợi nhuận một cách thoả đáng đảm bảo công bằng hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh.

b. Mua sắm, trang bị thêm máy móc thiết bị cho dây chuyền công nghệ mới, nâng cấp, sửa chữa máy móc thiết bị đang sử dụng.

- Một trong những lý do làm hiệu quả kinh tế ở các doanh nghiêp thấp là do thiếu kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Do vậy đổi mới công nghệ là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp. Theo phần II ta đã thấy ở công ty trong những năm gần đây đã đầu tư mua sắm thêm công nghệ mới nhưng mức độ hiện đại là chưa cao và trong dây chuyền còn không ít bộ phận không đồng bộ với các bộ phận khác. Bên cạnh đó cũng đã nâng cấp, cải tạo sửa chữa máy móc thiết bị đang sử dụng. Khi đầu tư mua sắm công nghệ thì tránh tình trạng mua sắm công nghệ lạc hậu, lỗi thời, phải xTôi xét kỹ lưỡng và nhanh chóng đưa dự án đầu tư đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh bởi nó

sẽ quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Máy móc thiết bị là một trong những nhân tố quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó là yếu tố con người, nguyên nhiên vật liệu cho quá trình sản

xuất. Mục đích cuối cùng đó là tạo được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Các biện pháp để thực hiện:

+ Con người: Để thực hiện tốt biện pháp này cần phải tạo lập một đội ngũ cán bộ quản trị, các chuyên viên kỹ thuật công nhân lành nghề ... để đáp ứng được việc mua và sử dụng công nghệ mới này. Tuy nhiên vấn đề ở đây lại là chi phí cho việc đầu tư công nghệ mới này. Các nhà quản trị cần phải biết điều này và có biện pháp để thực hiện.

+ Cần phải lựa chọn, mua sắm các thiết bị công nghệ hợp lý cho việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ của công ty. Sau đó lập kế hoạch, phương pháp để quản trị nó. Sản phẩm dịch vụ của công ty đang được quan tâm nhất là thuốc nổ ANFO chịu nước, chính vì vậy công ty cần đầu tư mạnh hơn vào dây chuyền này.

c. Bảo toàn và phát triển vốn.

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu lâu dài của công ty là phát triển. Để đạt được mục tiêu lâu dài đó doanh nghiệp phải luôn tuân theo một nguyên tắc cơ bản là bảo toàn vốn và phát triển vốn, đó là cái ngưỡng tối thiểu mà Công ty phải đạt được để có thể duy trì sự tồn tại của mình trên thương trường.

Vốn sản xuất kinh doanh mà trước hết là nguồn vốn chủ sở hữu là một đảm bảo cho doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản và là điểm tựa quan trọng cho mọi quyết định đầu tư cũng như tài trợ. Nguồn vốn chủ sở hữu được coi như sự đảm bảo trước Nhà nước, các bên đối tác, các nhà đầu tư về khả năng kinh doanh của Công ty. Quy mô của nguồn vốn chủ sở hữu cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đầu tư và tìm kiếm nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Bởi vì những tài sản quan trọng nhất được đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và những nhà tài trợ đánh giá qua sự đảm bảo của nguồn vốn này. Chính vì vậy doanh nghiệp phải luôn luôn chú ý tới yêu cầu bảo toàn và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu.

Yêu cầu bảo toàn vốn thực chất là việc duy trì giá trị, sức mua năng lực của nguồn vốn chủ sở hữu và mặc dù cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ khác song mọi kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng đều phản ánh vào sự tăng giảm nguồn vốn vay. Nếu kinh doanh thua lỗ thì doanh nghiệp đó phải gánh chịu trách nhiệm bằng chính nguồn vốn của mình. Như vậy thua lỗ của mọi khoản đầu tư dù được tài trợ bằng nguồn nào cũng làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, do tác động của nhiều nhân tố, giá trị của các nguồn vốn và tài sản doanh nghiệp luôn luôn biến động. Do đó, nếu cho rằng bảo toàn vốn chỉ bao gồm việc giữ nguyên về số tuyệt đối giá trị tiền tệ của vốn sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ là không còn phù hợp. Để bảo toàn vốn doanh nghiệp phải quan tâm đến giá trị thực (giá trị ròng) của các loại vốn tức là khả năng tái sản xuất giá trị các yếu tố đầu vào. Do vậy, yêu cầu để đảm bảo vốn đối với các loại vốn trong doanh nghiệp là không giống nhau, do những đặc điểm riêng về sự chu chuyển, thời gian của từng loại vốn vào quá trình kinh doanh nên yêu cầu bảo toàn vốn cố định và vốn lưu động có khác nhau.

Bảo toàn và phát triển vốn lưu động

Vốn lưu động ở các công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau thì có cơ cấu tài sản lưu động khác nhau và sự luân chuyển vốn lưu động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau nên mỗi công ty phải có phương pháp quản lý vốn phù hợp với những đặc điểm đó. Do đặc điểm của vốn lưu động là chuyển dịch giá trị một lần và hoàn vốn một lần, hình thái giá trị của nó cũng thay đổi qua các giai đoạn của quá trình kinh doanh tồn đọng dưới dạng tiền tệ, hàng hóa … nên nó là những taifsanr rất dễ gặp phải rủi ro do tác động chủ quan từ phía doanh nghiệp và từ thị trường đTôi lại. Tuy nhiên công ty phải dựa trên những nguyên tắc chung nhất cho việc bảo toàn và phát triển vốn lưu động của công ty.

- Căn cứ để xác minh giá trị bảo toàn vốn là chỉ số vật giá chung hoặc chỉ số giá của sản phẩm hàng hóa chủ yếu phù hợp với nhu cầu và chiểm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động của công ty.

- Thời điểm kết thúc vòng quay của vốn nên tiến hành vào cuổi kỳ kế toán (quý, năm) vì vòng quay vốn lưu động trùng với chu kỳ kinh doanh.

- Đảm bảo tái sản xuất giản đơn về tài sản lưu động.

- Tiết kiệm vốn lưu động bằng cách tăng tốc độ luân chuyển. Tiết kiệm là một giải pháp cần áp dụng đầu tiên trước khi tìm nguồn vốn huy động khác, bởi vì nếu sử dụng tiết kiệm vốn lưu động công ty sẽ không phải mất thêm một khoản chi sử dụng mới nào mà độ an toàn tài chính sẽ tăng cao do không phải tìm nguồn tài trợ bằng vay nợ và cuối cùng là hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng. Để ắp dụng thành công những vấn đề đặt ra này đòi hỏi công ty phải có nỗ lựu lớn trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn lưu động trong suốt chu kỳ kinh doanh. Tuy việc thực hiện phương án này đồi hỏi công ty phải có nhiều nỗ lực nhưng tính khả thi lại rất cao, bởi vì tiết kiệm vốn lưu động là một trong những chính sách tài chính được Ban lãnh đạo quan tâm đặc biệt và được tổ chức thực hiện nghiêm túc như: chỉ cấp đúng hạn mức vốn lưu động đã đăng ký, khuyến khích khách hàng trả tiền trước nhằm tăng vòng quay vốn. Với những nỗ lực trên chắc chắn công ty sẽ tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và giảm bớt được nhu cầu vốn lưu động cần tài trợ.

Bảo toàn và phát triển vốn cố định

Bảo toàn và phát triển vốn cố định đặt ra như một nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Yêu cầu khách quan này bắt nguồn từ những lý do sau:

- Trong cơ cẩu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn, nó quyết định tới tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- So với chu kỳ vận động của vốn lưu động thì chu kỳ vận động của vốn ứng ra ban đầu cho chi phí về tài sản cố định cao hơn. Trong thời gian đó, đồng vốn luôn bị “đe dọa” bởi những rủi ro do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan làm thất thoát vốn như lạm phát, hao mòn vô hình…

- Khác với cách vận động của vốn lưu động là chuyển dịch giá trị một lần và cùng hoàn vốn một lần, vốn cố định chuyển dịch giá từng phần và hoàn vốn từng phần. Trong khi có một bộ phận của vốn cố định được chuyển hóa thành vốn tiền tệ - quỹ khấu hao (phần động) thì còn một bộ phận khác lại nằm trong phần giá trị còn lại của tài sản cố định (phần tĩnh). Nếu “loại trừ” những tác nhân chủ quan và khách quan thì muốn bảo toàn được vốn cố định thì “phần tĩnh” của vốn cố định phải nhanh chóng chuyển sang “phần động”. Đó là một quá trình khó khăn và phức tạp, đây chính là khâu dễ làm thất thoát. Từ những lý do chủ yếu trên ta thấy việc quản lý, bảo toàn và sử dụng vốn là rất quan trọng trong doanh nghiệp.

d. Huy động vốn từ cản bộ, nhân viên trong công ty

Hình thức này có nhiều ưu điểm như: khả năng huy động vốn lớn – vì không những huy động được nguồn vốn từ cản bộ nhiên viên trong công ty mà còn huy động được cả những người thân của nhân viên trong công ty; công ty tiết kiệm được khoản chi phí sử dụng vốn vay do chi phí sử dụng vốn vay thấp; điều kiện vay đơn giản; công ty không phải thế chấp tài sản. Hình thức vay giúp công ty có thể linh hoạt hơn trong tổ chức nguồn vốn, khuyển khích tinh thần lao đọng của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, do nguồn vốn này hoàn toàn được huy động dưới hình thức tiền vay không kỳ hạn nên có những điểm hạn chế sau:

- Vì người gửi có thể rút tiền bất kỳ lúc nào nên nguồn vốn này không sử dụng để tài trọ cho nhu cầu vốn thường xuyên.

- Độ rủi ro của vốn vay cao nên có thế gây áp lực đến khả năng thanh toán. - Có thể gây căng thẳng tài chính nếu công ty sử dụng quá nhiều.

- Công ty cần phải có những biện pháp khai thác vốn hợp lý thông qua các công cụ kinh tế như: tính thuận tiện trong thanh toán; lãi suất hợp lý, mức lãi suất này phải luôn hấp dẫn với người cho vay nhưng lại không quá cáo để giảm chi phí sử dụng vốn của công ty. Mức lãi suất này thực hiện theo nguyên tắc lãi suất vốn vay cán bộ công nhân viên phải lớn hơn lãi suất tiết kiệm nhưng lại nhỏ hơn lãi suất vay vốn ngân hàng.

Việc thực hiện các phương pháp marketing nhằm thu hút vốn từ cán bộ công nhân viên không thể có hiệu quả ngay tức thì. Từ chỗ cán bộ công nhân viên chưa có ý định gửi đến chỗ họ ưa thích gửi tiền lại công ty là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi công ty phải triển khai và thực hiện chiến lược marketing nghiêm túc.

Với tình hình tài chính hiện nay của công ty khi mà hệ số nợ còn khá cao thì việc huy động vốn từ cán bộ công nhân viên cũng có điểm lợi thế và điểm bất lợi. Song với tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng trong những năm vừa qua và dự kiến doanh thu của công ty trong những năm tới sẽ tăng trên 20% thì việc thực hiện phương án huy động vốn từ cán bộ công nhân viên là tương đối khả thi.

Như vậy. với việc tiết kiệm vốn lưu động và huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ nhân viên trong công ty thì công ty đã thu hút được nguồn vốn đáng kế.

e. Thanh lý, bán một số hàng còn đang tồn kho của công ty

- Chủ động giảm giá hàng hóa các hình thức khuyến mại nhân dịp các ngày lễ trong năm hoặc xây dựng một chương trình khuyến mại nhân dịp kỉ niệm thành lập công ty.

- Khuyến khích nhân viên trong phòng kinh doanh khi bán được hàng hóa tồn kho bằng các hình thức thưởng cao.

- Đưa các sản phảm này về các tỉnh có trình độ chưa cao.

- Ngoài ra công ty nên tổ chức thanh lý nhượng bán tài sản cố định không cần dùng. Đây là những taifsanr không những không góp phần vào hoạt động sản xuất kình doanh mà còn làm phát sinh những chi phái thiệt hại khác, do vậy công ty cần nhanh chóng giải quyết để thu hồi vốn cố định, tạo nguồn vốn mới tài sản cố định.

3.2.2. Kiến nghị đến cơ quan chức năng

Về phía Nhà nước cần thực hiện tốt mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước. Với ngành công nghệ thông tin, máy tính tin học gặp không ít khó khăn như về thị trường tiêu thụ, vốn, công nghệ … vì vậy để thích ứng được với cơ chế mới, các Công ty chỉ là ngành công nghệ thông tin mà tất cả các ngành nghề khác phải có thay đổi căn bản. Thế nhưng thách thức với ngành công nghệ thông tin Việt Nam khi bước vào WTO là không nhỏ, hiện tiak năng lực sản xuất của ngành còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực về quy mô, năng suất, chất lượng. Hơn nữa Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA, tham gia diễn đàn Châu Á, Thái Bình Dương APEC và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, là những cơ hội thách thức to lớn đối với ngành kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghệ thông tin nói riêng.

Để tạo điều kiện cho ngành công nghệ thông tin phát triển, Nhà nước cần có sự

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty TNHH Kraze Vina (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w