Khát quát chung về công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại cty TNHH - TM- DV -SX cơ khí Hướng Thiện (Trang 26)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát trin

Công ty TNHH - TM - DV- SX CƠ KHÍ HƯỚNG THIỆN là đơn vị kinh tế chính thức thành lập vào năm 1995 do sở kế hoạch và đầu tư cấp phép kinh doanh hoạt động theo luật doanh nghiệp

Công ty có tên giao dịch: TNHH - TM - DV- SX CƠ KHÍ HƯỚNG THIỆN Địa chỉ: 34/57E Phan Huy Ích, P12, quận Gò vấp, TPHCM.

Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất, kinh doanh thiết bị cơ khí phục vụ ngành xây dựng, thi công lắp đặt các công trình xây dựng.

Giấy chứng nhận kinh doanh số: 4102016508 Mã số thuế: 03029810408

Số ĐT: 34137812 – 0650728100 Số fax: 32116452

Vốn điều lệ: 5.000.000.000

2.1.2 Chức năng, nhiệm v và lĩnh vực kinh doanh ca công ty

Chức năng

Chức năng chính của công ty TNHH - TM - DV- SX CƠ KHÍ HƯỚNG THIỆN: Sản xuất cơ khi: mố cầu, khung nhà tiền chế, trục quay.

Thi công xây dựng và lắp đặt khung thép nhà tiền chế và các công trình dân dụng công nghiệp.

Buôn bán một số VLXD như: tôn lá, tôn cuộn.

Nhiệm vụ: Công ty TNHH - TM - DV- SX CƠ KHÍ HƯỚNG THIỆN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các mặt hàng cơ khí.

Sản xuất đúng ngành ngành nghề được giao trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Tiếp tục nâng cao điều kiện sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ xã hội, không ngừng áp dụng qui trình sản xuất hiện đại sản xuất ra các sản phẩm mang thương hiệu của công ty, nâng cao nâng suất lao động, tạo công ăn việc làm giúp người lao động có thu nhập ổn định.

Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học – kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty

 Chuyên sản xuất các thiết bị cơ khi như mố cầu, khung nhà tiền chế, trục quay.

 Kinh doanh một số VLXD: tôn lá, tôn cuộn, xà gồ.

2.1.3 Cơ cấu t chc ca công ty

Đặc điểm về nhân sự của công ty:

Tổng số cán bộ công nhân viên là 150 người

Cùng với trang bị thiết bị công nghệ tiến tiến trong các năm qua, công ty đã đẩy nhanh công tác đào và phát triển nhân sự giúp công ty có được đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi về quản lý và có chuyên môn cao.

Chỉ tiêu (trình độ) Sốlượng lao động Tỷ lệ %

Tổng số lao động 150 100

Đại học 4 2.6

Cao đẳng 10 6.7

Trung cấp 15 10

Trình độ khác 121 80.7

Sơ đồ 2.1:Bộ máy quản lý của toàn công ty

Giám đốc Phòng kế toán – tài vụ - hành chính Nhà máy sản xuất Phó GĐ kinh doanh – kỹ thuật Kế toán trưởng Phó GĐ kinh doanh kỹ thuật Tổ vận chuyển Tổ sản xuất Tổ thi công Tổ kế toán bán hàng Kế toán trưởng

KT thanh toán tiền mặt, tiền lương, công nợ Thủ kho, thủ quỹ KT vật tư, TSCĐ, thuế

Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý

Mỗi phòng có chức năng và nhiệm vụ riêng phù hợp với nhiệm vụ, tổ chức kinh doanh của công ty, cụ thể như sau:

 Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất trong công ty trực tiếp chỉ đạo và điều khiển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 Phó giám đốc: 1 người

 Phụ trách kinh doanh kỹ thuật và nhà máy sản xuất cơ khi , là người trợ giúp cho giám đốc

 Kế toán trưởng: trưởng phòng, phụ trách công tác kế toàn tài chính toàn doanh nghiệp.

 Phòng kế toán – tài vụ - tài chính

 Tham mưu cho giám đốc các vấn đề hoạt động tài chính kế toán của công ty.

 Kiểm tra cân đối kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính khắc phục những khâu còn yếu và đề xuất phương hướng biện pháp khắc phục

 Hạch toán các hoạt động của công ty, kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính kế toán của công ty.

 Cân đối thu chi tài chính, thu hồi công nợ đúng qui định, kế hoạch khấu hao TSCĐ, kế hoạch vốn lưu động, kế hoạch lãi lỗ, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

 Nhà máy sản xuất: thực hiện việc gia công sản xuất các thiết bị cơ khí phục vụ xây dựng như: mố cầu, khung nhà tiền chế… để cung cấp cho khách hàng, do phó GĐ kinh doanh kỹ thuật quản lý.

 Tổ kế toán bán hàng: có chức năng bán hàng, ghi sổ sách, cung cấp hàng hóa,vật liệu.

 Tổ sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất các mố cầu, khung nhà tiền chế, trục quay theo đơn đặt hàng.

 Tổ thi công: đi lắp đặt nhà tiền chế cho khách hàng.

 Tổ sản xuất và thi công có thể chuyển đổi qua lại khi cần thiết.

 Tổ vận chuyển: vận chuyển các mặt hàng như mố cầu, trục quay… đến giao cho khách hàng.

 Kế toán trưởng: phụ trách chung về công tác kế toán tài chính của công ty, là trưởng phòng kế toán tài vụ, có nhiệm vụ điều hành phòng kế toán. Hiện tại làm kiêm việc kế toán tổng hợp.

 Kế toán vật tư, TSCĐ, thuế: theo dõi tình hình xuất nhập kho, lập phiếu nhập – xuất kho, theo dõi vật tư hàng hóa theo từng kho. Theo dõi trích khấu hao TSCĐ, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.

 Thủ quỹ: là người trực tiếp quản lý tiền mặt của công ty, chịu trách nhiệm về thu – chi tiền mặt trên cơ sở các phiếu thu – chi đã được lập. Phát lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty, lập sổ quỹ. Định kỳ đối chiếu với kế toán thanh toán về công tác thu – chi tồn quỹ.

 Kế toán thanh toán: làm nhiệm vụ kế toán tiền mặt, thanh toán, tiền lương. Tiền ngân gửi hàng, theo dõi công nợ

2.1.4 Đặc điểm sn phm

Do bản chất của công ty là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, do vậy các sản phẩm của công ty mang tính chất chuyên ngành, không phổ biến như những sản phẩm tiêu dùng khác

Các sản phẩm của công ty

 Khung nhà tiền chế

 Mố cầu

 Trục quay li tâm

2.2 Các nhân tốảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh

2.2.1 Nhân t vĩ mô

2.2.1.1 Quy mô dân số

Quy mô dân số là một yếu tố của môi trường dân số. Đó là khía cạnh được người kinh doanh quan tâm nhiều nhất bởi nó liên quan trực tiếp đến con người và con người chính là tác nhân tạo ra thị trường.

Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới luôn luôn có nhiều thay đổi, trong đó bao hàm những thay đổi về mặt dân số. Những biến động về mặt dân số có thể làm thay đổi về mặt lượng của thị trường (tăng hoặc giảm dân số sẽ dẫn đến tăng hay giảm doanh số bán hàng) đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp làm thay đổi mặt chất của thị trường. Bên cạnh đó sự gia tăng quy mô dân số của một vùng,

một số khu vực do tình trạng di dân. Xu hướng di dân này do tình trạng phát triển kinh tế ở một số vùng. Ngoài ra xu hướng di dân thường thấy hiện nay là tình trạng dân số tập trung vào các đô thị do điều kiện làm việc và đời sống cao hơn tạo ra một quy mô và mật độ dân số đông đúc ở các đô thị.

Đối với công ty Hướng Thiện việc công ty có trụ sở chính tại TPHCM và chi nhánh tại Bình Dương là một điều kiện thuận lợi, bởi đây khu vực đứng đầu cả nước về phát triển công nghiệp, thu hút nguồn đầu tư rất lớn. Hơn nữa đây là những khu vực tập trung đông dân cư nên nguồn lao động rất dồi dào, có kỹ thuật và lành nghề. Việc di dân ở nhiều nơi đến tập trung ở các khu công nghiệp cũng tạo điều kiện cho công ty bán được nhiều sản phẩm hơn như xà gồ, lưới thép… phục vụ cho xây dựng dân dụng.

2.2.1.2 Môi trường kinh tế

Như đã phân tích ở trên các mặt hàng của công ty Hướng Thiện không phải là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu các mặt hàng của công ty lại có đặc điểm là những mặt hàng phải đầu tư chi phí khá lớn, hơn nữa khách hàng của công ty là những bạn hàng quen thuộc sử dụng các sản phẩm của công ty vào các công trình xây dựng như nhà xưởng, các công trình giao thông công cộng nên việc thanh toán thường được chi trả định kỳ nên nguồn vốn của công ty không ổn định. Vì vậy công ty rất quan tâm đến lãi suất trên thị trường tài chính. Khi lãi suất vốn vay tăng doanh nghiệp sẽ phải tính toán sao cho việc hoàn vốn trong thời hạn nhanh nhất, hơn nữa lãi suất tiết kiệm tăng cũng hạn chế mức tiêu dùng của khách hàng.

2.2.1.3 Môi trường tài nguyên thiên nhiên

Đó là các nhân tố liên quan đến điều kiện của đất nước. Điều kiện này sẽ gây thuận lợi hoặc khó khăn đến khai thác cung ứng nguyên vật liệu cho doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm dịch vụ.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp đó như sau:

Sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu: sự thiếu hụt này là hệ quả của việc khai thác quá mức nguồn lực thiên nhiên của các ngành công nghiệp – dịch vụ. Sự thiếu hụt này ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của doanh nghiệp như làm tăng chi phí sản xuất và những nỗ lực nghiên cứu tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu mới.

Tài nguyên có hạn và không thể tái tạo như dầu mỏ, than, kim loại và các khoáng sản khác đang cạn kiệt. Đây là nguồn tài nguyên năng lượng, sự cạn kiệt làm gia tăng chi phí năng lượng cho sản xuất đồng thời làm tăng chi phí sinh hoạt sử dụng các dịch vụ của người tiêu dùng.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tăng lên do hoạt động của các ngành công nghiệp và do sinh hoạt của con người. Tuy nhiên đối với các công ty nhạy cảm với các vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ tìm thấy cơ hội cho một thị trường rộng lớn về các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường như máy lọc nước, xử lý chất thải, tái sinh nguyên liệu, sản xuất bao bì dễ phân hủy không gây hại cho môi trường.

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, đây là yếu tố cơ bản cấu thành nên thực thể sản phẩm, chất lượng của nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm dẫn tới ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ và uy tín của công ty. Ý thức được tầm quan trọng của nguồn nguyên liệu nên công ty rất quan tâm đến công tác cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất. Đó là đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, kịp thời. Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là thép đặc chủng và sắt mạ kẽm.

Mặt khác nguồn nguyên vật liệu của công ty cung cấp cho quá trình sản xuất từ hai nguồn chính:

 Nhập khẩu từ nước ngoài

 Thu mua trong nước

Song công ty đã thực hiện khai thác triệt để nguồn nguyên liệu trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

2.2.1.4 Môi trường công nghệ kỹ thuật

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng cơ khí như công ty Hướng Thiện gặp thêm những khó khăn vể “ rào cản kỹ thuật”, các đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Do đó công ty phải có sự đầu tư nghiên cứu phát triển KH&KT và khả năng sử dụng công nghệ mới trong nền kinh tế. Trong khi đó trình độ KH&KT của ngành cơ khí hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu máy móc từ bên ngoài, cho nên trình độ chung của ngành cơ khí còn thấp, kể cả công nghệ nhập cũng là công nghệ của nhiều thế hệ khác nhau, nên đôi khi vẫn ở tình trạng chắp vá, vì chúng ta không đủ tiền mua một công nghệ hoàn chỉnh. Một số doanh nghiệp có thể nhập công nghệ mới của Tây Âu và G7 nhưng cũng đơn

chiếc không đồng bộ. Ngoài con đường nhập khẩu các doanh nghiệp trong nước còn tiếp cận công nghệ mới bằng cách liên kết các tổ hợp công nghệ cơ khí trên thế giới bước đầu làm nhiệm vụ chi nhánh, vệ tinh cho họ. Thông qua con đường liên kết các doanh nghiệp trong nước sẽ học được cách tổ chức quản lý công nghệ hiện đại, cập nhật những tiến bộ KH&KT để nâng dần tỉ lệ nội địa hóa.

Theo kết quả đánh giá hiện trạng công nghệ ngành cơ khí chế tạo Việt Nam, máy thiết bị tự động trong các ngành cơ khí hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ chiếm khoảng 7% và những thiết bị này phát huy tác dụng cũng rất hạn chế trong các dây chuyền sản xuất không cao. Theo số liệu thống kê, hiện nay trong các doanh nghiệp cơ khí sử dụng 70% máy công cụ vạn năng. Do đó khả năng gia công chính xác và đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định của các dây chuyền sản xuất cơ khí còn thấp.

2.2.1.5 Môi trường pháp luật và thể chế chính trị

Sự ổn định về chính trị khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động bán hàng hay sự bất ổn về chính trị như bạo động… đều có thể là cơ hội hay nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp trong quá trình phân phối hàng hóa. Chính sách phát triển của một quốc gia có vai trò định hướng chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội trong đó có hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp. Đồng thời sự cởi mở của chính sách pháp luật tạo ra những phạm vi hoạt động rộng rãi cho các doanh nghiệp nhưng nó cũng tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với các hoạt động bán hàng trên thị trường.

Chính sách kinh tế của một quốc gia thể hiện quan điểm định hướng phát triển nền kinh tế của nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách để điều hành và quản lý nền kinh tế quản lý các doanh nghiệp trên tầm vĩ mô. Các chính sách kinh tế thể hiện những ưu đãi, khuyến khích đối với một số khu vực, một số mặt hàng nào đó. Đồng thời chính phủ cũng đưa ra những chế tài quy định cấm kinh doanh sản xuất một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bán hàng có thể thuận lợi hoặc khó khăn.

Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ văn bản pháp quy số 186/2002/QĐ- TTvề việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 như sau

Máy công cụ:

- Nghiên cứu thiết kế chế tạo các loại máy hiện đại (ứng dụng công nghệ PLC, CNC) và các thiết bị gia công đặc biệt.

- Đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa theo hướng điện tử - tin học hóa (CNC) dàn máy công cụ hiện có trong các cơ sở công nghiệp.

Cơ khí xây dựng

-Đầu tư chiều sâu, đầu tư mới các cơ sở chế tạo máy xây dựng với thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất: vật liệu xây dựng, thi công xây lắp các công trình lớn, xây dựng đô thị và nông thôn.

- Phát huy lợi thế đối với lĩnh vực sản xuất kết cấu kim loại trong xây dựng và các dự án công nghiệp, tập trung chế tạo các thiết bị máy xây dựng có độ phức tạp cao, hiện đại mà thị trường trong nước và nước ngoài có nhu cầu.

Chính sách tạo vốn cho ngành cơ khí:

- Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thiết bị cơ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại cty TNHH - TM- DV -SX cơ khí Hướng Thiện (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)