mại.
Như đã nêu trên, Công ty TNHH Thái Vinh chưa có chế độ chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm và những khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Theo quy định của Bộ tài chính, chiết khấu thanh toán là khoản tiền thưởng cho khách hàng tính trên tổng tiền hàng mà họ đã thanh toán trước thời hạn quy định. Còn chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp giảm trừ hoặc thanh toán cho khách hàng do họ đã mua hàng với khối lượng lớn. Trong thời gian tới Công ty nên đưa thêm vào chính sách bán hàng hai hình thức này nhằm mở rộng quy mô tiêu thụ hàng hoá và khuyến khích khách hàng thanh toán trong thời gian sớm nhất, hạn chế vốn bị chiếm dụng.
Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chiết khấu thương mại , kế toán sử dụng tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”, hạch toán như sau:
+ Trong kỳ khi có các nghiệp vụ chiết khấu thương mại phát sinh có khách hàng, căn cứ vào các chứng từ chứng minh, kế toán vào “ Phiếu khác” kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 521: Số chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng
Nợ TK 3331: Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh
hiện chi trả)
Có TK 338 (3388): Số chiết khấu thương mại chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho người mua.
+ Đến cuối sau khi thực hiện “ Bút toán khóa sổ” máy sẽ tự động kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại để xác định doanh thu thuần theo định khoản:
Nợ TK 5112 Có Tk 521
Để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán sử dụng sổ ghi chi tiết TK 521, sổ chi tiết TK 531, sổ chi tiết TK 532, sổ cái TK 521, sổ cái TK 531, sổ cái TK 532.
Để hạch toán các khoản Chiết khấu thanh toán, kế toán sử dụng tài khoản 635 “Chi phí tài chính”.
Trong kỳ khi phát sinh các khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán trước thời hạn, kế toán căn cứ vào mục “ Phiếu khác” để lập bút toán:
Nợ TK 635: Tổng số chiết khấu khách hàng được hưởng
Có TK 131: trừ vào số tiền phải thu của khách hàng (kể cả trường hợp xuất trả tiền cho khách hàng cũng hạch toán qua tài khoản 131 này sau đó thực hiện chi trả)
Có TK 3388: Số chiết khấu chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho người mua.
Cuối tháng, sau khi thực hiện bút toán “ khóa sổ” máy sẽ tự động kết chuyển số liệu sang tài khoản 911 “Kết quả kinh doanh”
Nợ TK 635: Chi phí hoạt động tài chính Có TK 911
công ty tách phần lương của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý ra hai phần để hạch toán đúng vào tài khoản 641, 642. Do hạch toán trên không ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ hàng hóa của công ty nên em chỉ nêu bút toán định khoản lại dựa trên bảng thanh toán lương như sau:
- Lương của nhân viên:
Nợ TK 911: 64.245.000
Có TK 6411: 64.245.000 Nợ TK 911: 33.943.000
Có TK 6421: 33.943.000 - Tiền ăn trưa:
Nợ TK 6411: 2.400.000 Có TK 111: 2.400.000 Nợ TK 6421: 1.600.000
Có TK 111: 1.600.000
+ Dây cáp và giắc cắm là vật dụng đi kèm khi bán máy vậy nên kế toán hạch toán như hạch toán quá trình nhập – xuất hàng hóa chứ không hạch toán luôn vào chi phí quản lý doanh nghiệp như kế toán công ty đang làm vì đây cũng không phải là chi phí phục vụ quản lý doanh nghiệp dù việc hạch toán như vậy cũng không gây ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ hàng hóa.Chỉ xét lượng dây cáp, giắc cắm tiêu thụ trong tháng ( coi số lượng vật dụng này được nhập kho như hàng hóa nên giá trị nhập và xuất là như nhau và theo giá thực tề nhập)
Nợ TK 632: 10.908.000
Có TK 156: 10.908.000
+ Về chi phí phong bì của công ty. Thông qua số lượng xuất dùng trong sổ theo dõi số lượng nhập – xuất phong bì của công ty ta thấy: giá trị phong bì dùng phòng kinh doanh: 3.500.000đ và dùng phòng kỹ thuật:2.000.000đ, số còn lại dùng phục vụ công tác hành chính trong công ty:620.000đ. Vậy có điều chỉnh sau:
Có TK 111: 6.120.000
Qua các thông số trên, vấn đề nhận thấy công ty cần kiểm soát chặt chẽ hơn tình hình sử dụng phong bì trong công ty vì lượng dùng như vậy có lẽ là quá nhiều so với tình hình thực tế tại công ty như vậy lợi nhuận sẽ cải thiện hơn.