Sau khi thực hiện đề tài “Khảo sát thực trạng và cải tiến quy trình quản lý thuốc bảo hiểm y tế cho Bệnh viện Nguyễn Trãi ” giai đoạn

Một phần của tài liệu 255969 (Trang 101 - 103)

- Dùng Microsoft Excel tính tỷ lệ % các tiêu chí nghiên cứu và vẽ các biểu đồ theo số liệu thống kê.

Sau khi thực hiện đề tài “Khảo sát thực trạng và cải tiến quy trình quản lý thuốc bảo hiểm y tế cho Bệnh viện Nguyễn Trãi ” giai đoạn

trình quản lý thuốc bảo hiểm y tế cho Bệnh viện Nguyễn Trãi” giai đoạn 2002 – 2006, chúng tôi có một số kết luận như sau :

 Tổng số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nguyễn Trãi năm 2006 tăng gần gấp đôi so với năm 2002 từ 67.805 lên đến 113,812.

 Tổng số lượt khám tăng từ 346.541 - 404.630 lượt, tương ứng với số người khám 180.418 - 252.946.

 Số lượt khám ngoại trú BHYT chiếm 82,88 - 86,82% tổng số lượt khám ngoại trú toàn Bệnh viện. Số bệnh nhân điều trị nội trú BHYT chiếm 43,77 - 56,71% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.

 Tổng tiền thuốc BHYT sử dụng chiếm 58,07 – 77,85% tổng tiền thuốc toàn Bệnh viện sử dụng.

 Bình quân đơn điều trị ngoại trú tăng từ 56.457 - 111.338 đồng/đơn.

 Số thuốc kê trong đơn dao động từ 1 đến 13, đa số là 3 – 6 thuốc.

 Có 51 ý kiến chiếm tỷ lệ 68,92% cho rằng mô hình quản lý hiện nay của Khoa Dược là được, 19 ý kiến chiếm tỷ lệ 25,67% cho rằng mô hình quản lý hiện tại của Khoa Dược là tốt, và 04 ý kiến cho là chưa tốt chiếm tỷ lệ 5,41%, do thủ tục lĩnh thuốc rườm rà, cải tiến khâu phát thuốc BHYT, muốn bổ sung thuốc phải chờ đến đấu thầu, cần quản lý thuốc qua hệ thống mạng vi tính của Bệnh viện.

 Có 32 ý kiến chiếm tỷ lệ 43,24% cho rằng Danh mục thuốc Bệnh viện chưa đủ cho nhu cầu kê đơn, cần đưa thêm vào danh mục hiện tại những thuốc chuyên khoa sâu điều trị về khớp, loãng xương, thận, viêm gan siêu vi B, nha, tạo máu, …

 Đa số ý kiến cho rằng có nghe nói về Dược lâm sàng (63/74 ý kiến), mức độ hiểu biết về công tác Dược lâm sàng còn chưa nhiều.

 Có 48 ý kiến chiếm 64,87% cho rằng Đơn vị thông tin thuốc hoạt động ở mức thỉnh thoảng, nội dung thông tin chủ yếu là các thuốc bị đình chỉ, thu hồi, cấm lưu hành và các thuốc tồn kho, ít sử dụng.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với Khoa Dược Bệnh viện

 Bố trí nhân lực cho phù hợp với từng bộ phận nhất là khâu cấp phát thuốc BHYT.

 Tăng cường công tác tư vấn, thông tin thuốc trong Bệnh viện

 Tăng cường việc đưa thuốc đến tận khoa phòng.

 Cần đổi mới mô hình quản lý dược theo hướng Dược lâm sàng.

5.2.2. Đối với Ban Giám đốc Bệnh viện

 Tăng cường bổ sung nhân lực cho Khoa Dược nhất là DSĐH và DSTH vì hiện nay DSĐH quá ít so với Bác sỹ.

 Có hệ thống mạng vi tính quản lý nối đến các Khoa.

 Chỉ đạo các khoa về công tác xây dựng nhu cầu về thuốc theo phác đồ điều trị.

 Chỉ đạo việc kê đơn đối với những bệnh nhân có bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, … phải tiến hành kê trên “ Sổ điều

trị ngoại trú bệnh mãn tính” vì cấp thuốc 30 ngày.

5.2.3. Đối với BHYT Thành phố Hồ Chí Minh

 Thực hiện đồng chi trả

 Làm thẻ BHYT điện tử

5.2.4. Đối với Bộ Y tế

 Ban hành quy định tổ chức biên chế khoa Dược

 Đào tạo Dược sỹ lâm sàng chính quy

 Danh mục thuốc chủ yếu chỉ nên quy định tên hoạt chất, dạng bào chế không nên quy định nồng độ, hàm lượng như hiện tại.

Một phần của tài liệu 255969 (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w