Thực trạng dân số

Một phần của tài liệu 117 Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010 (Trang 28 - 33)

2.2.1.1. Quy mơ và tốc độ tăng dân số:

Quy mơ và tốc độ tăng dân số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1995 – 2003 được cho bởi bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4: Quy mơ và tốc độ tăng dân số

Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2001 2002 2003

Dân số 1.000 người 469,10 519,90 529,70 539,00 548,20 Tỷ suất tăng DS chung %o 16,20 18,85 17,55 17,10

Tỷ suất sinh %o 31,97 24,98 23,36 22,38 21,67 Tỷ suất chết %o 6,62 5,63 5,43 5,26 5,12 Tỷ suất tăng tự nhiên %o 25,35 19,35 17,93 17,12 16,55 Tỷ suất di cư %o -9,15 -0,50 -0,38 -0,02

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2003).

Qua bảng trên ta thấy, giai đoạn 1995 – 2003 tỷ suất tăng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giảm dần do tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm dần , nhưng tỷ suất sinh giảm nhanh hơn. Điều này cĩ được do thực hiện tốt cơng tác dân số –KHHGĐ. Tuy nhiên tỷ suất tăng tự nhiên cịn cao, giai đoạn 2000 – 2003 tỷ suất này tại tỉnh Ninh Thuận là 18,1%o, trong khi cả nước là 14,7%o. Tình trạng giảm cơ học chủ yếu do người Ninh Thuận xuất cư vào thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu làm việc.

2.2.1.2. Cơ cấu dân số và thu nhập của dân cư:

Cơ cấu dân số theo nhĩm tuổi và giới tính theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/1999 được cho bởi bảng 2.5:

Bảng 2.5: Cơ cấu dân số theo nhĩm tuổi và giới tính Đơn vị: người Nhĩm tuổi Nam Nữ Tổng 0-4 31.739 29.954 61.693 5-9 38.974 37.159 76.133 10-14 32.331 30.884 63.215 15-19 26.114 26.229 52.343 20-24 22.739 22.056 44.795 25-29 22.470 21.999 44.469 30-34 20.031 19.519 39.550 35-39 14.756 15.327 30.083 40-44 10.993 12.576 23.569 45-49 7.800 9.135 16.935 50-54 5.170 6.276 11.446 55-59 4.179 5.565 9.744 60-64 3.737 5.563 9.300 65-69 3.699 4.888 8.587 70-74 2.456 3.553 6.009 75-79 1.491 2.461 3.952 80+ 1.154 2.020 3.174 ( Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999)

Cơ cấu dân số theo nhĩm tuổi và giới tính như trên, cho ta tháp tuổi của tỉnh Ninh Thuận năm 1999 như sau:

Sơ đồ 2.1: Tháp tuổi tỉnh Ninh Thuận năm 1999

Nam Nữ 0-4 15-19 30-34 45-49 60-64 75-79 20000 40000 30000 10000 0 0 10000 20000 30000 40000

Tháp tuổi trơng giống như một tam giác cân với đáy rộng và đỉnh tháp nhọn như trên cho thấy dân số Ninh Thuận là dân số trẻ với tỷ lệ dân số độ tuổi 0 –14 trong tổng dân số là 39,81%.

Về giới tính, ở lứa tuổi từ 34 tuổi trở xuống, tỷ lệ nữ trong dân số cùng nhĩm tuổi hầu như thấp hơn tỷ lệ nam, nhưng từ 35 tuổi trở lên, tỷ lệ nữ trong dân số cùng nhĩm tuổi cao hơn tỷ lệ nam. Điều này cho thấy xác suất sinh nam cao, tỷ lệ chết của nữ thấp và nữ sống thọ hơn nam.

Tình hình trên cho thấy, Ninh Thuận cĩ tiềm năng về NNL, nhưng phải cĩ sự đầu tư để nâng cao chất lượng NNL và phải cĩ sự quan tâm về giới, tạo điều kiện tham gia ngày càng nhiều của phụ nữ trong các hoạt động KT-XH nhằm sử dụng cĩ hiệu quả NNL của Tỉnh.

Cũng theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cĩ 28 dân tộc và người nước ngồi với cơ cấu tỷ lệ trong tồn bộ dân số như sau:

+ Dân tộc Kinh :78,024% + Dân tộc Chăm :11,314% + Dân tộc Ra glai : 9,429% + Dân tộc K’ho : 0,481% + Dân tộc Hoa : 0,491% + 22 dân tộc ít người khác : 0,247% + Người nước ngồi : 0,014%

Người Kinh sống đều khắp ở các huyện, thị, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển. Người Chăm sống chủ yếu ở huyện Ninh Phước với nền văn hĩa lâu đời và các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, gốm,… Người Ra glai sống rải rác ở các huyện Ninh Sơn, Bác Aùi, Ninh Hải, tại các xã miền núi với cuộc sống mới được định canh định cư.

Ninh Thuận là một tỉnh đa dân tộc. Thơng thường, đa số người dân tộc cĩ trình độ văn hĩa, mức sống thấp, nên cĩ phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của Tỉnh.

Để hiểu rõ hơn mức sống dân cư trên địa bàn Tỉnh, ta cĩ thể tham khảo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống Kê năm 2002 vì mức sống được biểu hiện thơng qua thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng. Theo điều tra nĩi trên, ta cĩ thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng của các tỉnh/ thành phố vùng Đơng Nam Bộ như sau:

Bảng 2.6: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu / 1 tháng vùng Đơng Nam Bộ năm 2002

Tỉnh / thành phố Thu nhập (1 nhân khẩu/tháng) (1.000đ)

Hồ Chí Minh 904,12

Ninh Thuận 302,37

Bình Phước 331,24

Tây Ninh 329,91

Đồng nai 510,37

Bình Thuận 338,65

Bà Rịa – Vũng Tàu 475,39

(Nguồn:Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 )

Tĩm lại, Ninh Thuận là một tỉnh cĩ dân số trẻ, đa dân tộc, mức sống thấp. Điều này làm cho Tỉnh cĩ nền văn hĩa phong phú đa dạng do những cộng đồng dân tộc khác nhau cĩ nét khác biệt nhau về văn hĩa. Tuy nhiên, mức sống của dân cư cịn thấp; để nâng cao mức sống của dân cư, Tỉnh phải cĩ kế hoạch nâng cao trình độ văn hố, trình độ chuyên mơn của lực lượng lao động nĩi chung, lực lượng lao động người dân tộc nĩi riêng, và cĩ kế hoạch phát triển KT-XH thích hợp để sử dụng cĩ hiệu quả lực lượng lao động của Tỉnh.

2.2.1.3. Phân bổ dân số theo địa giới hành chính và khu vực:

Tỉnh Ninh Thuận từ năm 1992 cĩ 4 đơn vị hành chính gồm 1 thị xã và 3 huyện thị; đến năm 2001 Tỉnh cĩ 5 đơn vị hành chính do huyện Bác Aùi được tách ra từ huyện Ninh Sơn. Đĩ là thị xã Phan Rang – Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hĩa xã hội của Tỉnh và các huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Bác Aùi với 44 xã và 12 thị trấn.

Năm 2003, Tỉnh cĩ dân số là 548.115 với phân bố dân cư, mật độ theo địa giới hành chính được cho bởi bảng 2.7:

Bảng 2.7 : Phân bố dân cư, mật độ theo địa giới hành chính năm 2003

Huyện/thị Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Tỉ lệ trong tổng dân số (%)

Phan Rang - Tháp Chàm 79,39 158.675 1.998,68 28,95 Ninh Sơn 770,58 72.613 94,23 13,25 Ninh Hải 571,18 122.852 215,08 22,41 Ninh Phước 908,01 174.536 192,22 31,84 Bác Aùi 1.030,90 19.439 18,86 3,55 Tổng 3.360,06 548.115 163,13 100,00

Sơ đồ 2.2: Phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Năm 2003 3.55% 31.84% 22.41% 13.25% 28.95% TX Phan Rang - Tháp Chàm Huyện Ninh Sơn Huyện Ninh Hải Huyện Ninh Phước Huyện Bác Ái Phân bố dân cư theo địa giới hành chính với số liệu như trên cho thấy dân cư tập trung chủ yếu ở thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Ninh Hải, Ninh Phước; 2 huyện cịn lại mật độ dân số thấp vì là các huyện miền núi. Sự phân bố dân cư giữa các vùng khơng đều, chênh lệch mật độ giữa các vùng lớn, khơng những gây khĩ khăn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế của từng vùng; mà cịn ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược phát triển NNL tồn Tỉnh.

Cơ cấu dân số theo thành thị và nơng thơn được cho bởi bảng 2.8:

Bảng 2.8 : Cơ cấu dân số theo khu vực

Năm Tổng (người) Thành thị (người) Nơng thơn (người) Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3) (4) (5)=(3)/(2) 1995 469.064 107.780 361.284 22,98 1996 476.667 110.658 366.009 23,21 1997 487.080 113.563 373.517 23,32 1998 497.720 116.541 381.179 23,41 1999 508.593 119.596 388.997 23,52 2000 519.918 133.061 386.857 25,59 2001 529.650 135.091 394.559 25,51 2002 538.966 174.602 364.364 32,40 2003 548.115 176.817 371.298 32,26

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Thuận các năm)

Cùng với sự phát triển kinh tế là quá trình đơ thị hố và tương ứng là số lượng dân cư thành thị tăng. Qua 8 năm từ 1995 đến 2003, tỷ lệ dân cư thành thị ở Ninh Thuận trong tổng dân cư cĩ tăng nhưng chậm do tốc độ đơ thị hố chậm, phát triển ngành nghề ở đơ thị chưa cao nên tình trạng di dân từ nơng thơn đến thành thị thấp.

Một phần của tài liệu 117 Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)