Quá trình hồi phục T1

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ TẠO ẢNH CỦA THIẾT BỊ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHỤP ẢNH KHUẾCH TÁN (Trang 29 - 32)

Ở trạng thái cân bằng nhiệt, vector từ hóa mạng Mo định hướng theo chiều của Bo và được gọi là MZ (MZ = Mo), lúc này MXY = 0. Khi kích xung 90o-RF vào hệ thống, Mz = 0 và MXY = Mo

i Tinh: Time cause by Inhomogeneities

Hình 1.18 – Quá trình hồi phục T1 Hình 1.17 – Đường đặc trưng T2*

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM Quá trình hồi phục T1 chính

là quá trình thiết lập lại trạng thái cân bằng nhiệt của hệ thống. Vì vậy khi ngưng kích xung 90o

-RF, quá trình hồi phục được bắt đầu và MZ tăng theo quy luật hàm mũ:

1 T t o Z M 1 e M

Biên độ MZ phụ thuộc vào hằng số hồi phục T1. T1 được định nghĩa là thời gian cần thiết để cường độ vector từ hóa dọc hồi phục được 63% (1 - 1/e) so với Mo. T1 phụ thuộc chủ yếu vào:

Trạng thái và cấu trúc nguyên tử của vật chất. (T1 của chất rắn nhỏ hơn T1 của chất lỏng)

Cường độ của từ trường ngoài. (Cường độ càng lớn, thời gian hồi phục càng lâu)

Trong sinh học, các loại mô khác nhau hồi phục với tốc độ khác nhau, nhờ tính chất này mà các loại mô khác nhau trong cơ thể được phân biệt thông qua đường đặc trưng T1 của chúng. Sau đây là bảng thông số giá trị T1 của một vài loại mô khác nhau trong cơ thể tại một số giá trị từ trường ngoài:

Bảng 1.3 Loại mô T1 (ms) tại 63 MHz T1 (ms) tại 42 MHz T1 (ms) tại 8.4 MHz Chất béo 260±70 250±70 200±60 Gan 490±110 420±92 228±50 Thận 650±180 587±160 393±110 Lá lách 778±150 680±130 398±75 Chất trắng 783±130 680±120 388±66 Cơ xương 863±160 730±130 370±66 Cơ tim 862±140 745±120 416±66 Hình 1.19 – Đường đặc trưng T1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM Chất xám 917±160 809±140 492±84

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

CHƢƠNG 2. MÃ HÓA KHÔNG GIAN VÀ TÁI TẠO ẢNH 2,4,5

2.1. Trƣờng Gradient

Trong tạo ảnh MRI, tần số tiến động của các phân tử liên hệ trực tiếp với cường độ từ trường. Trong một môi trường từ trường đồng nhất, các phân tử được kích thích bởi một xung RF sẽ không cung cấp một tí thông tin nào về vị trí không gian của chúng. Một cách để xác định vị trí tín hiệu proton tại một vùng không gian là làm cho tần số cộng hưởng của nó thay đổi theo vị trí. Công

cụ để thực hiện điều này chính là trường gradient. Về cơ bản, trường gradient là một từ trường nhỏ được đặt trong từ trường chính để tạo ra sự sai lệch cường độ từ trường theo một hướng xác định. Trường gradient được sử dụng phổ biến trong cộng hưởng từ hạt nhân là trường gradient tuyến tính một chiều.

Trường gradient áp dụng lên các trục x, y, z lần lượt được kí hiệu là Gx, Gy, Gz. Độ lớn của trường gradient biến thiên tuyến tính từ -G đến +G. Vị trí mà trường gradient bằng không gọi là vị trí trung tâm (isocenter). Tùy theo các phương khác nhau mà trường gradient lại có tác dụng khác nhau bao gồm: chọn lớp cắt, mã hóa pha và mã hóa tần số.

2.2. Pixel, Voxel và FOVi

Ảnh MRI là một loại ảnh 2D mà thông tin được lấy từ một lớp cắt 3D. Ảnh 2D được cấu tạo từ những vi phần tử gọi là pixel. Nếu trên một lớp cắt có độ dày nào đó, vi phần từ đó được gọi là voxel.

Trường nhìn (FOV) – thông thường là một hình vuông – là khoảng không gian

i FOV: Field Of View

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ TẠO ẢNH CỦA THIẾT BỊ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHỤP ẢNH KHUẾCH TÁN (Trang 29 - 32)