Quá trình suy giảm T2

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ TẠO ẢNH CỦA THIẾT BỊ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHỤP ẢNH KHUẾCH TÁN (Trang 27 - 29)

Như đã trình bày ở trên, xung 90o-RF có tác dụng làm cân bằng các vector spin định hướng cùng chiều và ngược chiều so với Bo. Kết quả là vector từ hóa mạng được định hướng trên mặt phẳng ngang.

Bản thân mỗi proton đều có vector từ hóa riêng của chúng. Khi còn tồn tại 90o

-RF thì các vector spin này vẫn cùng pha. Nhưng khi ngưng kích xung 90o-RF thì chúng lại ảnh hưởng lẫn nhau (tương tác spin – spin) và nhanh chóng mất tính kết hợp (do từ trường tại vị trí của mỗi proton có

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM sự khác biệt đôi chút làm cho vector spin tiến động ở các tần số khác nhau). Lưu ý là tương tác spin – spin không làm thay đổi năng lượng của hệ mà nó chỉ là quá trình trao đổi năng lượng giữa các proton với nhau.

Kết quả là vector từ hóa ngang bị giảm cường độ theo hàm mũ

2 T

t XY

XY M e

M 0 kéo theo cường độ tín hiệu thu được cũng giảm tương ứng. Biên độ MXY phụ thuộc vào hằng số suy giảm T2. T2 được định nghĩa là thời gian cần thiết để cường độ vector từ hóa ngang suy giảm còn 37% (1/e) so với ban đầu. T2 phụ thuộc chủ yếu vào:

Trạng thái và cấu trúc nguyên tử của vật chất. (T2 của chất rắn nhỏ hơn T2 của chất lỏng)

Độ đồng nhất từ trường.

Nhờ tính chất này mà các loại mô khác nhau trong cơ thể được phân biệt thông qua đường đặc trưng T2 của chúng.

Sau đây là bảng thông số giá trị T2 của một vài loại mô khác nhau trong cơ thể

Bảng 1.2

Loại mô Giá trị T2 (ms)

Gan 43±6 Cơ xương 47±6 Cơ tim 57±9 Thận 58±8 Lá lách 62±17 Chất béo 80±36 Chất trắng 92±20 Chất xám 101±13

Dịch não tủy (ước lượng) 1400±250

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ TẠO ẢNH CỦA THIẾT BỊ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHỤP ẢNH KHUẾCH TÁN (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)