Đặc điểm t−ơng quanH vn-D1.3, Dt D1.3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến tái sinh loài cây trám trắng Canarium album Lour. Raeusch) tại lâm trường Sơn Động II huyện Sơn Động, tỉnh Bắc GIang (Trang 48 - 51)

4.1.4.1. T−ơng quan Hvn-D1.3.

Nhiều tác giả trong và ngoài n−ớc đã nghiên cứu t−ơng quan Hvn - D1.3 cho đối t−ợng rừng tự nhiên hỗn loài và đều khẳng định là giữa chúng tồn tại mối liên hệ chặt chẽ. Mối liên hệ đó không nhất thiết phải xét đến phạm vi một lâm phần mà có thể tồn tại ở nhiều lâm phần.

Hai đại l−ợng sinh tr−ởng chiều cao và đ−ờng kính đều có chung một bản chất là:

- Phản ảnh mức độ tr−ởng thành của cây rừng hay quần thể rừng.

- Chúng đều là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của cây rừng trên những dạng lập địa cụ thể.

- Phản ảnh mức độ tốt, xấu của hoàn cảnh sinh thái.

Đại l−ợng Hvn phản ảnh mức độ tăng tr−ởng của lâm phần theo chiều thẳng đứng, có liên quan đến hiện t−ợng phân hoá và phân chia rừng thành các tầng thứ khác nhau. Trong khi đó đại l−ợng D1.3 lại diễn tả mức độ phát triển của lâm phần theo mặt phẳng nằm ngang (G/ha, độ đầy P). Vì vậy nếu biết đ−ợc mối quan hệ Hvn - D1.3 có thể suy đoán một số nhân tố cấu trúc hình thái theo mặt phẳng đứng khó xác định từ một vài nhân tố cấu trúc rừng theo mặt phẳng nằm ngang dễ xác định hơn. Trong đề tài sử dụng phần mềm Excel để xác định ph−ơng trình t−ơng quan giữa chiều cao vút ngọn và đ−ờng kính ngang ngực. Kết quả đ−ợc thể hiện trong phụ biểu 05.

Từ kết quả của bảng phân tích trên cho thấy, giữa Hvn và D1.3 của các loài cây trong các OTC đều có quan hệ chặt chẽ với nhau (R=0,885), sự tồn tại của tỷ t−ơng quan đ−ợc khẳng định qua giá trị Ftính=1834,55 lớn hơn rất nhiều so với F05 tra bảng=3,86 (với k1=1, K2=508), đồng thời sai số F = 1,435*10- 170

nhỏ hơn 0,05. Các tham số a,b đều tồn tại (a≠0, b≠0), với ⎢Ta⎢=18,651,

⎢Tb⎢=42,831 và giá trị xác xuất của Ta, Tb đều nhỏ hơn 0,05.

Ph−ơng trình hồi quy tuyến tính 1 lớp biểu thị mối quan hệ giữa chiều cao vút ngọn (Hvn) với đ−ờng kính ngang ngực (D1.3) có dạng nh− sau:

Hvn=3,314+42,92*D1.3.

Liên hệ của đ−ờng kính và chiều cao cây rừng có dạng đ−ờng thẳng phản ảnh đặc điểm là phần lớn cây rừng đều đang ở giai đoạn trung niên - giai đoạn phát triển mạnh. Điều này có nghĩa là trong hệ sinh thái đang tồn tại những mâu thuẫn gay gắt về không gian sống giữa các cá thể cây rừng. Vì vậy, những biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm vào điều tiết mối quan hệ canh tranh và phát huy khả năng hỗ trợ trong hệ sinh thái sẽ có hiệu quả cao.

4.1.4.2. T−ơng quan Dt - D1.3.

Đ−ờng kính tán (DT) là chỉ tiêu biểu thị diện tích dinh d−ỡng của cây rừng. Với mỗi lâm phần ở thời điểm xác định diện tích dinh d−ỡng của mỗi cá thể đ−ợc quy định bởi mật độ lâm phần và trị số bình quân đ−ờng kính tán. Qua nghiên cứu của nhiều tác giả nh− Vũ Đình Ph−ơng (1987) đã khẳng định, giữa đ−ờng kính tán (DT) và đ−ờng kính ngang ngực (D1.3) luôn luôn tồn tại mối quan hệ đồng biến. Trong các đại l−ợng sinh tr−ởng của lâm phần thì đ−ờng kính tán cây khó đo đếm và xác định trị số trong quá khứ. Trong khi đó đ−ờng kính D1.3 dễ dàng điều tra và đo đếm, có thể biết đ−ợc quy luật sinh tr−ởng từ khi xuất hiện cá thể đến thời điểm điều tra thông qua giải tích thân cây. Vì vậy, nghiên cứu quy luật t−ơng quan giữa đ−ờng kính tán và đ−ờng kính thân cây là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong điều tra và kinh doanh

rừng. Mặt khác, đ−ờng kính tán cây có liên quan mật thiết đến cấu trúc rừng, độ tàn che lâm phần, đồng thời nó cũng là chỉ tiêu dùng để xác định mức độ thích hợp phục vụ công tác nuôi d−ỡng rừng, là mục tiêu của các biện pháp kĩ thuật lâm sinh nhằm nâng cao hiệu quả phòng hộ của rừng và duy trì tiểu hoàn cảnh rừng.

Khi biết đ−ợc đặc điểm t−ơng quan DT - D1.3 có thể dự đoán đ−ợc sinh tr−ởng đ−ờng kính tán. Ngoài ý nghĩa trên việc nghiên cứu quan hệ này còn đánh giá xem có sự sai khác về quan hệ DT - D1.3 theo đai cao hay không, từ đó tìm ra quy luật chung làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo phục vụ cho xây dựng, quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.

Để nghiên cứu đặc điểm t−ơng quan DT - D1.3, đề tài sử dụng mối quan hệ theo dạng ph−ơng trình DT = a + b.D1.3.

Từ kết quả phân tích ở phụ biểu 06 cho thấy, giữa DT và D1.3 của các loài cây trong các OTC đều có quan hệ với nhau (R=0,466), sự tồn tại của tỷ t−ơng quan đ−ợc khẳng định qua giá trị Ftính=140,72 lớn hơn rất nhiều so với F05 tra bảng=3,86 (với k1=1, K2=508), đồng thời Significance F = 8,1337*10- 29

nhỏ hơn 0,05. Các tham số a, b đều tồn tại (a≠0, b≠0), với ⎢Ta⎢=10,609,

⎢Tb⎢=11,863 và giá trị xác xuất của Ta, Tb đều nhỏ hơn 0,05.

Ph−ơng trình hồi quy tuyến tính 1 lớp biểu thị mối quan hệ giữa đ−ờng kính tán (DT, cm) với đ−ờng kính ngang ngực (D1.3, cm) là:

DT = 2,12 + 13,4*D1.3. R=0.46

Mức liên hệ giữa đ−ờng kính tán và đ−ờng kính ngang ngực thấp một phần do các loài cây có t−ơng quan giữa hai đại l−ợng này khác nhau, một phần khác do rừng đang ở giai đoạn có sự cạnh tranh gay gắt về không gian dinh d−ỡng đã làm sai lệch mối liện hệ giữa chúng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến tái sinh loài cây trám trắng Canarium album Lour. Raeusch) tại lâm trường Sơn Động II huyện Sơn Động, tỉnh Bắc GIang (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)