Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc (Trang 62)

Là một chi nhánh cấp 2 nên lãi suất cho vay và huy động của MHB Sađéc hoàn toàn phụ thuộc vào chi nhánh cấp trên, do đó Ngân hàng không chủ động được lãi suất để cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động như : quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài phát thanh và các hình thức tiếp thị khác của Ngân hàng là rất hạn chế. Và chi nhánh cũng chưa có riêng bộ phận Marketing, bộ phận huy động vốn mà giao chỉ tiêu huy động vốn trực tiếp cho cán bộ tín dụng, đó là những nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động tại chổ của Ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay, Ngân hàng phải sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên.

Tuy có vị trí thuận lợi là nằm ngay tại trung tâm của TX nhưng Ngân hàng chưa có được trụ sở khang trang, trang thiết bị phục vụ công việc và cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế gây nhiều bất tiện cho khách hàng đến giao dịch.

Do chưa được trang bị đầy đủ các điều kiện và trang thiết bị nên ngoài các hoạt động tín dụng thì Ngân hàng còn hạn chế các loại hình dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cộng với việc thiếu hệ thống máy ATM là một thệt thòi lớn của MHB Sađéc so với các Ngân hàng khác trong công tác huy động tiền gủi thanh toán, và lượng khách hàng đến giao dịch.

Khi nhận thế chấp tài sản là bất động sản thì Ngân hàng thường áp dụng theo khung giá quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, để xác định mức cho vay. Chính vì vậy, giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng do Ngân hàng định thường không tương xứng với giá trị thực tế, nhất là quyền sử dụng đất. Bởi giá trị quyền sử dụng đất ở mà ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đưa ra là để áp dụng tính thuế chứ không phải để bán và trao đổi trên thị trường. Mặc dù Ngân hàng đã có quy định về phương thức xác định giá trị tài sản bảo đảm bảo theo khung giá thị trường nhưng việc cán bộ tín dụng áp dụng là rất hạn chế. Đều này làm cho người cần vốn đầu tư phát triển kinh tế không có đủ nhu cầu vốn để đầu tư mặc dù phương án kinh doanh của họ là khả thi. Điều đó vừa làm giảm doanh số cho vay của Ngân hàng, vừa có thể làm mất đi khách hàng tốt của Ngân hàng.

4.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG.

Nợ quá hạn và nợ khó đòi luôn tồn tại bất cứ một đơn vị cho vay, một tổ chức tín dụng nào. Vấn đề ở đây là làm sao nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến của nó để có các giản pháp, biện pháp cụ thể để nhằm ngăn ngừa xảy ra rủi ro tín dụng? Sau đây tôi đưa ra một số nguyên gây ra tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi trong hoạt động tín dụng của MHB Sađéc.

ü Những nguyên nhân thuộc về khách hàng:

Đối với các hộ nông dân:

Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, do bị thiên tai lũ lụt, dịch bệnh hoành hành, gây mất mùa, ảnh hưởng đến sản xuất, tình hình kinh tế khó khăn nên không có trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh

lực quản lý. Một số khách hàng sản xuất nông nghiệp theo kinh nghiệm, không áp dụng các tiến bộ khoa học kỉ thuật vào sản xuất nên năng xuất thấp và chi phí lại cao, dẫn đến thất bại trong sản xuất.

Bên cạnh đó, đa số hộ sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, trình độ quản lý thấp nên sản phẩm được làm ra có chất lượng chưa cao, không ổn định, khâu bảo quản còn xem nhẹ nên sản phẩm dể hư hỏng. Do đó sản phẩm được bán ra thường với giá thấp, thu nhập không cao, thậm chí còn bị lỗ, vì thế công tác thu nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Hiện tượng trúng mùa mất giá đối với người nông dân đồng bằng sông Cửu Long là chuyện thường xảy ra. Cung vượt cầu đã làm cho giá các loại nông sản khi thu hoạch rộ bị mất giá, thêm vào đó lợi dụng việc phải trang trải các chi phí cho phân, thuốc, chi phí nhân công… của nông dân mà các doanh nghiệp và thương lái thường mua ép giá vào cuối mua thu hoạch.

Rủi ro do khách hàng sử dụng vốn sai mụch đích:

Bên cạnh những khách hàng cố ý sử dụng vốn sai mục đích thì còn do sự biến động của thị trường hàng hóa, tình hình kinh tế xã hội làm cho nhiều khách hàng thay đổi phương án kinh doanh, đầu tư vào ngành nghề khác so với mục đích vay vốn ghi trong hợp đồng tín dụng, có nhiều trường hợp kinh doanh không đạt hiệu quả nên khả năng trả nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Hiện tượng đi vay Ngân hàng với lãi suất thấp và cho vay lại với lãi suất cao để hưởng chênh lệch lãi suất cũng khá phổ biến…nhưng do không có pháp lý và trình độ quản lý còn yếu kém, không có tính tổ chức nên khả năng thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, từ đó không trả được cho Ngân hàng….

ü Những nguyên nhân thuộc về Ngân hàng.

Tùy theo từng đối tượng khách hàng, qui mô của khoản vay và đặc điểm của tổ chức tín dụng, những người làm công tác cho vay, làm tín dụng được phân công chi tiết cụ thể từng công việc khác nhau theo quy trình tín dụng, nhưng nhìn chung ở MHB Sađéc cán bộ tín dụng là người trực tiếp phải thực hiện toàn bộ công việc của một món vay. Điều đó rất dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

Tại MHB Sađéc khách hàng phần đông là hộ nông dân sản xuất kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các đối tượng khách hàng

khác ở đô thị, ở các vùng sâu, vùng xa, địa bàn không tập trung, việc đi lại bất tiện, cộng thêm khối lượng công việc quá tải và áp lực của cán bộ tín dụng rất nặng nề nên việc lơ là trong công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn đối với khách hàng là điều không thể tránh khỏi.

Trong cho vay Ngân hàng còn quá chú trọng vào tài sản đảm bảo mà không quan tâm nhiều đến phương án sản xuất có hiệu quả hay không. Trong thời gian qua một số cán bộ tín dụng đặt vai trò của đảm bảo tín dụng không đúng chổ, coi đảm bảo tín dụng là cơ sở để quyết định cho vay mà không chú trọng đến các yếu tố khác. Đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng gây ra rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng.

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng được mở rộng đến tất cả các lính vực kinh doanh của khách hàng nên việc cán bộ tín dụng thiếu các thông tin về thị trường, hiểu biết cũng như kinh nghiệm trong nghề nên gặp khó khăn trong công tác thẩm định các phương án kinh doanh của khách hàng, đây là nguyên nhân dẫn đến tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng tăng cao trong thời gian gần đây.

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1. GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG.

Qua thực tế về phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại MHB Sađéc trong ba năm qua nợ quá hạn vẫn phát sinh và tăng qua các năm. Đây là một điều hiễn nhiên vì bất cứ một khoản vay nào cũng có một xác suất nhất định là sẽ không thu hồi được nợ. Tuy nhiên tại MHB Sađéc tỷ lệ nợ quá hạn này là 0,64% (2006). Đây là kết quả của việc MHB Sađéc đã thực hiện tốt công tác cho vay. Chính sách tín dụng thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế và những thay đổi của các văn bản pháp luật, thực hiện tốt và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu trong quy trình cho vay; đội ngũ cán bộ đã từng bước hoàn thiện, học hỏi nâng cao trình độ và hiểu biết xã hội.

Nhưng thực trạng nợ quá hạn vẫn phát sinh và tồn tại ở Ngân hàng, do đó làm thế nào đẻ có thể phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả nhất ?

Như đã trình bài ở phần một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thì chúng ta điều thấy rằng một khoản tín dụng kém là một trong những nguyên nhân chính để gây ra rủi ro tín dụng và hậu quả của nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng. Trong bối cảnh nhu cầu về vốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, để hạn chế được rủi ro tín dụng của Ngân hàng thì sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng như sau:

Ø Thực hiện khâu phân loại, đánh giá khách hàng và khoản vay.

Để hạn chế rủi ro tín dụng, việc đánh giá, phân loại khách hàng là hết sức cần thiết. trên cơ sở đánh giá, phân loại khách hàng, Ngân hàng sẽ có chính sách tín dụng cụ thể áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng. Do hoạt động kinh doanh của khách hàng luôn biến động vì vậy việc thu thập thông tin, đánh giá khách hàng phải thường xuyên để có chính sách linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ cụ thề, tránh cứng nhắc, chủ quan.

Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, cán bộ tín dụng cũng cần thường xuyên đánh giá từng khoản vay, khả năng thu hồi của khoản vay, từ đó đánh giá mức độ rủi ro và biện pháp thích hợp bảo đảm thu hồi vốn, an toàn trong hoạt động tín dụng.

Ngân hàng cũng thường xuyên rà soát, quản lý danh mục tín dụng của mình để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu về giới hạn, cơ cấu tín dụng được Ngân hàng cấp trên giao, trên cơ sở đó vân dụng phù hợp với thực tế địa bàn, từng khoản thời gian.

Ø Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng.

Trong thực hiện quy trình tín dụng cần tuân thủ đúng quy trình xét duyệt cho vay. Cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Trước khi cho vay, cán bộ tín dụng cần kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như; hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay vốn, tính hiệu quả của dự án hay lĩnh vực đầu tư.

Việc kiểm tra trong khi cho vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể định kỳ hay đột xuất để đảm bảo tính khách quan. Việc kiểm tra này giúp cán bộ tín dụng đánh giá được chí nh xác hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc sử dụng vốn của khách hàng.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp vay vốn lần đầu hay khách hàng là cá nhân vay vốn lớn điều phải thông qua hội đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có khả năng tài chính, kinh doanh có hiệu quả để tránh rủi ro.

Ø Nâng cao chất lượng thẩm định.

Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ, tính hiệu quả của dự án, phương án đó, để nâng cao chất lượng thẩm định dự án, cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng đi thẩm định. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, tập huấn về thẩm định dự án để cập nhật thông tin thị trường, cách thức thẩm định một dự án đầu tư.

Khi thẩm định dự án ở các lĩnh vực khác nhau, cán bộ công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểm các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác về dự án, phương án xin vay vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng thực sự có được dự án khả thi và có đủ nguồn vốn tham gia như cam kết… sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt đông tín dụng.

Ø Mở rộng cho vay có đảm bảo tài sản.

Đây là giải pháp rất cần thiết và xuất phát từ thực tế hoạt động tín dụng của các Ngân hàng, vì để đảm bảo an toàn khi cho vay thì cần có tài sản bảo đảm tiền vay. Thực tế cho thấy, diễn biến kinh tế thường phức tạp, hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Một trong những biện pháp để bảo đảm an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có đảm bảo , đây là nguồn thứ cấp để thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần đảm bảo tính khách quan, tài sản bảo đảm phải có khả năng chuyển nhượng và đủ điều kiện pháp lý. Ngoài ra Ngân hàng cũng cần thường xuyên theo dõi tài sản bảo đảm, nếu có biến động lớn cần xem xét định lại giá trị tài sản.

Không chỉ có vậy, việc thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá sẽ giúp Ngân hàng có cơ sở định giá trị tài sản đảm bảo một cách chính xác hơn.

Ø Phân tán rủi ro.

Trong hoạt động tín dụng, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, một trong những biện pháp để hạn chế rủi ro và đạt được mục tiêu lợi nhuận là “không để

nhiều trứng vào một giỏ”. Trong kinh doanh, Ngân hàng phân tán rủi ro theo cách sau:

− Đa dạng các hình thức cho vay; trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như: cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay đồng tài trợ, cho vay thuê mua…ngoài ra Ngân hàng còn có thể áp dụng các hình thức cho vay trả góp, cho vay dự án đầu tư, cho vay tiêu dùng dựa trên bảng lương của người hưởng lương… việc đa dạng hóa các hình thức cho vay sẽ làm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

− Đa dạng hóa khách hàng: để phân tán rủi ro và đạt mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, cho vay nhiều đối tượng khách hàng thay vì tập trung chủ yếu vào một loại khách hàng.

Ø Yếu tố con người trong hoạt động tín dụng.

Cần phải nhận thức rằng cho vay thương mại là một nghệ thuật hơn là một ngành khoa học và tự Ngân hàng phải thu hút, thuê, giữ lại những cán bộ vừa có kỹ năng vừa có năng lực . Do đó, nên có chính sách tuyển dụng cán bộ một cách

công bằng và hợp lý để có thể thu hút được những người thực sự giỏi về làm việc cho Ngân hàng. Ngoài ra cần có các chính sách về đãi ngộ hấp dẫn, thưởng phạt nghiêm minh để giữ chân nhân tài.

5.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MHB SAĐÉC. VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MHB SAĐÉC.

Trong thời gian vừa qua mặc dù MHB Sađéc đã có sự phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong kinh doanh, tuy nhiên trước xu thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế, cùng với các NHTM Việt Nam, Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh SaĐéc cũng cần phải nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình để ngang tầm với các Ngân hàng trong nước và trong khu vực. Tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh và hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh SaĐéc.

5.2.1. Nâng cao hơn nửa chất lượng huy động vốn.

Giữ vững và phấn đấu tăng mức huy động vốn tại địa phương, phát huy hơn nửa hiệu quả trong công việc để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rổi trong dân cư.

Trích một khoản từ thu nhập của Ngân hàng để thành lập quỷ dành cho

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)