Phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc (Trang 54 - 56)

Tín dụng là một phạm trù gắn chặt với quá trình tạo tiền, sự tạo ra tiền này sẽ được kết thúc khi khách hàng hoàn trả nợ. Các Ngân hàng thương mại nói chung và MHB Sađéc nói riêng khi cung ứng tín dụng điều có thể gặp hiện tượng người vay không trả nợ đúng hạn gốc và lãi vay, đây là rủi ro tín dụng mà bất cứ Ngân hàng nào cũng gặp phải. Ngân hàng nào cũng có nợ quá hạn nhưng mức độ cao hay thấp và có thể chuyển thành rủi ro hay không tùy thuộc vào đặc điểm quản lý, phương thức cho vay và phương thức xử lý của một Ngân hàng. Mặt khác phân tích tình hình nợ quá hạn của một Ngân hàng trong tổng dư nợ cũng cho biết khả năng cho vay và thu nợ của Ngân hàng đó là cao hay thấp, có hiệu quả hay không. Cũng như các Ngân hàng thương mại, MHB Sađéc cũng có nợ quá hạn phát sinh, cơ cấu thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7 : Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng. ĐVT:Trđ Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiển % CTY& DN 0 0 0 0 0 CÁ THỂ 526 816 2.352 290 55,13 1.536 188,24 TỔNG CỘNG 526 816 2.352 290 55,13 1.536 188,24 (Nguồn: Phòng tín dụng)

Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn của Ngân hàng tập trung 100% vào thành phần kinh tế tư nhân và cá thể. Các khách hàng có nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, năng lực quản lý yếu kém, trình độ chuyên môn thấp nên dẫn đến thu lỗ. Họ thường không có ý thức hợp tác với Ngân hàng hoặc cố tình chậm trễ trong việc trả nợ cho Ngân hàng… cụ thể năm 2004 nợ quá hạn của Ngân hàng là 526 triệu đồng, sang năm 2005 nợ quá hạn tăng lên 816 triệu đồng tương đương 55,13%. Đến năm 2006 con số này tiếp tục tăng cao khi nợ quá hạn của Ngân hàng tăng đến 188,24%. Con số nợ quá hạn của Ngân hàng năm 2006 là 2.352 triệu đồng, đây là con số đáng báo động cho bộ phận thu nợ và xử lý nợ, cũng như đối với toàn bộ Ngân hàng. Ví dụ cụ thể qua một số khách hàng như sau:

Ø Khách hàng Nguyễn Viết Liệt, địa chỉ xã Tân Hòa, Lai Vung, Đồng Tháp, số tiền vay là 50 triệu đồng, phát sinh nợ quá hạn năm 2004, nguyên nhân quá hạn do lũ lụt mất mùa. Ngân hàng đã đến động viên gia đình cho vay tiếp tục với số tiền cao hơn để khắc phục hậu quả, nhưng khách hàng cho đây là thiên tay gây ra nên nhà nước phải xóa nợ, dẫn đến không hợp tác với Ngân hàng, đến nay vẫn chưa xử lý xong do cơ quan thi hành án Lai Vung xử lý kéo dài.

Ø Khách hàng Bùi Thanh Long, địa chỉ xã Phong Hòa, Lai Vung, Đồng Tháp, số tiền vay là 95 triệu đồng, nợ quá hạn phát sinh năm 2005 nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn là do làm ăn thua lỗ, không có ý thức trả nợ, không hợp tác với Ngân hàng, đến nay chưa xử lý xong do chưa có người mua tài sản bán đấu

Nhìn chung đối với các hộ quá hạn ở nông thông, khi khách hàng cố tình không hợp tác với Ngân hàng thì thời gian thu hồi nợ do xử lý tài sản bảo đảm là rất lâu, do người vay còn nhiều nhận thức lệch lạc: nợ nhà nước thì trả từ từ, nợ lâu ngày sẽ được xóa… và tâm lý người mua tài sản do Ngân hàng bán đấu giá sợ mất tình làng nghĩa xóm, và rất ngại khi mua những tài sản do nhà nước bán đấu giá. Như vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần chủ động nghiên cứu kỹ hơn khi quyết định cho vay. Cần có những biện pháp thẩm định kỹ thuật của cán bộ thẩm định về: quan hệ tín dụng, nhân than, trình độ năng lực quản lý, hiệu quả phương án…để đầu tư, không nên chú trọng quá tài sản đảm bảo nợ vay.

3.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB SAĐÉC QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)