Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh máy tính để bàn của công ty cổ phần Huetronics từ năm 2005-2010 (Trang 56 - 59)

I. Phân theo đặc điểm vốn

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MÁY TÍNH ĐỂ BÀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HUETRONICS

3.1.2. Môi trường vi mô

3.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Ở thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, cụ thể như Tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện có có 25 đơn vị sản xuất kinh doanh máy tính để bàn, các loại hình công ty TNHH là đối thủ cạnh tranh mạnh của công ty, điển hình như công ty TNHH Nhật Huy kinh doanh trên thị trường Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm máy tính với các nhãn hiệu cạnh tranh lớn như : máy vi tính của IBM, INTEL, cạnh tranh với các loại máy tính để bàn mà công ty Huetronics đang cung cấp.

Ngoài ra trong kinh doanh ngày nay, uy tín và vị thế của nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bán hàng hóa đó, nếu nhãn hiệu hàng hóa thật sự không được thị trường chấp nhận thì dù doanh nghiệp có thực hiện tốt công tác phân phối cũng không bán được hàng hóa một cách có hiệu quả. Và nếu nhãn hiệu cạnh tranh chiếm được ưu thế trên thị trường thì khả năng bán hàng của doanh nghiệp cũng bị giảm sút. Việc tìm hiểu nhãn hiệu cạnh tranh là rất cần thiết. Hiện nay các nhãn hiệu cạnh tranh với nhãn hiệu của công ty cổ phần Huetronics đang kinh doanh là máy tính IBM, FPT.

Bảng 3.1: Các đối thủ cạnh tranh máy tính để bàn của công ty trên từng thị trường

Thị trường Tên đơn vị

1. Tỉnh Thừa Thiên Huế Công ty TNHH Nhật Huy 2. Thành phố Đà Nẵng Công ty cổ phần Vietronics

3. Quảng Trị Công Ty Điện Tử Quảng Trị

4. Quảng Bình Công ty TNHH HPC

Nguồn: Điều tra thị trường

Trong khu vực kinh tế nhà nước, Công ty Điện tử Quảng Bình là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và chủ yếu của công ty. Doanh nghiệp này được sự

ủng hộ rất lớn từ chính quyền tỉnh với chính sách ưu đãi và hỗ trợ trong kinh doanh. Hơn thế nữa, công ty Điện tử Quảng Bình lại có lợi thế là một doanh nghiệp chủ nhà nên khả năng nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của thị trường trong tỉnh Quảng Trị chính xác hơn vì vậy đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu thụ ở Quảng Trị. Do đó công ty cổ phần Huetronics phải có chiến lược đầu tư và phát triển lâu dài mà trước hết là công tác khảo sát và nghiên cứu thị trường phải được quan tâm đúng mức đồng thời phải xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng ở đây.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều. Những đơn vị này thu hút một lượng khách đáng kể với các sản phẩm tương đối đa dạng, giá cả có thể thấp hơn bởi những cơ sở này đôi khi thu nhận các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng như hàng bãi, hàng nhập lậu.

3.1.2.2. Khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường khách hàng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Xác định khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường thực chất là cạnh tranh về khách hàng, phải tìm mọi cách thu hút khách hàng về phía mình. Vì vậy việc nghiên cứu, nắm rõ về khách hàng là nhiệm vụ hết sức cần thiết.

Trong quá trình hình thành và phát triển uy tín của công ty đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh ngày một nâng cao. Do điều kiện hoạt động còn nhiều hạn chế nên khách hàng của công ty chỉ tập trung ở thành phố.

Công ty có các nhóm khách hàng sau:

+ Khách hàng mua máy để sử dụng trong gia đình: Đây là những khách hàng mua chủ yếu qua các trung gian phân phối phục vụ cho nhu cầu sử dụng như sinh viên, học sinh, hộ gia đình.

+ Khách hàng công quyền : các cơ quan đoàn thể, các đơn vị sản xuất kinh doanh... đây là khách hàng mua với khối lượng lớn nhưng không thường xuyên.

+ Khách hàng là đại lý: Họ là các nhà buôn, bán lẻ. Nhóm khách hàng này thường ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của công ty, với điều kiện bắt buộc phải ký quỹ tại công ty một khoản tiền hoặc tài sản nhất định. Nói chung đối với nhóm khách hàng này, cho tới nay công ty vẫn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp. Điều mà họ quan tâm nhất là tỷ lệ chiết khấu và khuyến mãi mà họ được hưởng khi bán sản phẩm của công ty. Chính vì vậy công ty cần nghiên cứu kỹ chính sách bán hàng, mức chiết khấu nhằm kích thích, tạo ra động lực hợp tác làm ăn lâu dài với nhóm khách hàng này.

3.1.2.3. Nhà cung cấp

Công ty có rất nhiều mối quan hệ cung ứng linh kiện, thiết bị của ngành sản xuất máy vi tính. Do đặc điểm của hàng hóa kinh doanh của công ty là những hàng hóa có giá trị lớn nên công ty chỉ sử dụng những linh kiện của công ty có uy tín và chỗ đứng trên thị trường như Intel, Samsum cung cấp. Điều này là yếu tố quan trọng giúp cho hoạt động bán hàng của công ty gặp nhiều thuận lợi.

3.1.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu, việc tạo hàng rào thuế quan để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước sẽ không còn, từ đó các nhà sản xuất linh kiện máy vi tính trong khu vực xâm nhập vào thị trường Việt nam sẽ dễ dàng hơn với mức thuế suất cho mặt hàng vi tính dưới 5% khi AFTA có hiệu lực. Công ty sẽ cạnh tranh của chính những nhà phân phối những linh kiện trước đây tại thị trường Việt Nam do bởi công ty này có thể tham gia lắp ráp trên thị trường mới này.

Ngoài ra với các chính sách ưu đãi của nhà nước sẽ tạo điều kiện thúc đẩy việc thành lập các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất mới. Đây là nguy cơ

đe dọa đến doanh thu cũng như thị phần của công ty trong tương lai. Bởi vì khi có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành thì mức độ cạnh tranh sẽ tăng, dẫn đến giá cả sẽ giảm xuống, các chi phí về nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ sẽ phát sinh trong quá trình hoạt động làm cho lợi nhuận của công ty sẽ giảm xuống.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh máy tính để bàn của công ty cổ phần Huetronics từ năm 2005-2010 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w