- Chính sách địa ph−ơng
b. Sản xuất lâm nghiệp
- Hiện trạng tài nguyên rừng và xu h−ớng phát triển
Xã Huyền Sơn có tổng diện tích đất lâm nghiệp chiếm 43,8% diện tích tự nhiên, đây là thế mạnh cần đ−ợc khai thác để phát triển kinh tế - xã hội của xã. Nhờ những chính sách đầu t− của Nhà n−ớc nh−: giao đất giao rừng, thực hiện các dự án trồng rừng,... cho phát triển nghề rừng nên phần lớn diện tích đất trống đồi núi trọc đã đ−ợc đ−a vào trồng và khoanh nuôi phục hồi rừng. Do đó trong giai đoạn từ 1993 đến năm 2003 đã có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu tài nguyên rừng và đất rừng. Kết quả thể hiện trong bảng 3-7.
Bảng 3-7. Biến động tài nguyên rừng và đất rừng
Năm 1993 Năm 1998 Năm 2003
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất lâm nghiệp 175,20 100,0 338,40 100,0 872,05 100,0 1 Rừng tự nhiên 99,00 56,5 140,20 41,4 339,70 39,0 2 Rừng trồng 76,20 43,5 198,20 58,6 532,35 61,0
Qua bảng 3-7 cho những nhận xét sau:
+ Từ những năm 1993, do chính sách của Nhà n−ớc có nhiều thay đổi nên đã khuyến khích ng−ời dân tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng. Vì vậy diện tích rừng tăng cả về diện tích và chất l−ợng. Rừng tự nhiên tăng từ 99,0 ha (1993) lên 339,7
ha (2003), nguyên nhân tăng do làm tốt công tác bảo vệ rừng hiện có đồng thời đ−a những diện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng tái sinh phục hồi rừng vào khoanh nuôi với nguồn vốn của dự án trồng rừng Việt - Đức.
+ Nhờ thực hiện có hiệu quả những chính sách đầu t− trồng rừng nên toàn xã hiện nay đã có 532,35 ha rừng trồng, chiếm 61,0% diện tích đất lâm nghiệp, tăng 456,15 so với năm 1993. Cây trồng chủ yếu là Thông, Keo trồng tập trung vào diện tích đất trống cỏ và đất trống cây bụi. Hiện nay xã còn 50 ha rừng thuần loài Bạch đàn trồng theo dự án 327 đã đến chu kỳ khai thác nh−ng do loài cây không thích nghi với lập địa, đầu t− thấp dẫn đến cây phát triển kém số l−ợng cây ít và trữ l−ợng nhỏ. Ng−ời dân có xu h−ớng khai thác diện tích trên và trồng lại rừng bằng các loài Thông, Keo. Toàn xã cho đến thời điểm này còn 60 ha đất trống có khả năng sản xuất lâm nghiệp sẽ đ−ợc đ−a vào trồng rừng trong thời gian tới.
Nhờ có chính sách giao đất khoán rừng, các dự án đầu t− trồng và khoanh nuôi phục hồi rừng đã khai thác đ−ợc phần lớn tiềm năng đất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
- Vấn đề giao đất, khoán rừng và xu h−ớng trong thời gian tới
Đ−ợc sự hỗ trợ của ch−ơng trình 327, quá trình giao đất đ−ợc triển khai sớm ở xã Huyền Sơn từ năm 1992 đến năm 1995. Quá trình thực hiện có thể chia làm 2 giai đoạn:
+ Thời điểm tr−ớc khi có Nghị định 02/CP: việc giao đất lâm nghiệp và đất trống đồi trọc ở xã đ−ợc tiến hành dựa vào những văn bản pháp lý nh− Quyết định 184/HĐBT ngày 06/11/1982 của Chủ tịch hội đồng bộ tr−ởng (nay là Thủ t−ớng chính phủ) về đẩy mạnh giao đất giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây, gây rừng; Thông t− 46/TT-hợp tác xã ngày 13/12/1982 về h−ớng dẫn việc đẩy mạnh giao đất giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây, gây rừng theo quyết định 184/HĐBT; Quyết định 678/UB ngày 21/09/1988 của UBND tỉnh Hà Bắc về ban hành quy định giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế để quản lý và sản xuất kinh doanh [47].
+ Thời điểm sau khi có Nghị định 02/CP (1994 - 1995):Trong giai đoạn này việc giao đất giao rừng tiến hành dựa trên Quyết định 244/UB ngày 19/09/1994 của UBND tỉnh về những biện pháp tăng c−ờng công tác quản lý bảo vệ rừng; Quyết
định 195/UB ngày 15/01/1996 của UBND tỉnh về ban hành quy định giao đất lâm nghiệp, khoán rừng và trồng rừng trên địa bàn tỉnh; H−ớng dẫn 92/ĐC-KL ngày 18/09/1995 của Chi cục kiểm lâm và Sở địa chính về giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiệp theo nghị định 02/CP.
Công tác GĐGR, cấp giấy chứng nhận QSDĐ lâu dài đến HGĐ trên địa bàn xã cho đến nay đạt đ−ợc kết quả sau:
+ Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ lâu dài đến HGĐ còn chậm, thực hiện ch−a đ−ợc triệt để. Theo con số thống kê [48], toàn xã đã cấp đ−ợc 439 giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiệp; 1.174 giấy chứng nhận QSDĐ đất nông nghiệp; 1.351 giấy chứng nhận QSDĐ ở.
+ Việc giao đất nông, lâm nghiệp cho các HGĐ và thành phần sử dụng cho kết quả nh− sau: đất nông nghiệp đã giao đ−ợc 780,56ha cho HGĐ, còn lại 40,85ha do UBND xã quản lý; Đất lâm nghiệp có rừng đã đ−ợc giao cho HGĐ và cá nhân là 678,85ha, còn 193,2 ha rừng do UBND xã quản lý (trong đó 113,8 ha rừng tự nhiên, rừng trồng là 79,4 ha).
Ngoài diện tích đất đã đ−ợc giao cho HGĐ và cá nhân, còn lại một phần diện tích đất ch−a sử dụng không có khả năng canh tác, diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng nơi cao, dốc vẫn do UBND xã quản lý. Xu h−ớng diện tích đất này sẽ đ−ợc giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ.