Sự tác động của các chính sách tới việc quản lý sử dụng đất ở địa ph−ơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho quy hoạch sử dụng đất sản xuất Lâm Nông Nghiệp xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (Trang 38 - 43)

- Chính sách địa ph−ơng

3.2.1.2. Sự tác động của các chính sách tới việc quản lý sử dụng đất ở địa ph−ơng

Sự ra đời của Nghị quyết 10/NQ-TW, ngày 05/04/1988 đã tạo ra những chuyển biến tích cực rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn từ năm 1988. Cùng với việc thực hiện nghị quyết 10, Luật bảo vệ phát triển rừng (1991), Luật đất đai 1993, Những sửa đổi cơ bản của luật đất đai năm 1998 và năm 2003 ra đời có tác động hết sức quan trọng trong việc xác định quyền sử dụng đất đai, vai trò của HGĐ là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông thôn. Đặc biệt là sự ra đời của Nghị định 02/CP năm 1994 đã đ−a ra h−ớng mới trong quản lý lâm nghiệp. Quá trình giao đất lâm nghiệp đ−ợc triển khai sớm ở xã Huyền Sơn từ năm 1992 cho đến năm 1995. Sau 4 năm thực hiện giao đất rừng và đất đồi núi (từ 1992 đến 1995) toàn xã giao đ−ợc tổng số 678,85 ha cho 524 HGĐ [5]. Với kết quả trên, Huyền Sơn đ−ợc coi là một trong những xã thực hiện có hiệu quả chính sách GĐGR trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Cùng với việc triển khai công tác GĐGR, xã tiến hành thực hiện các dự án trồng rừng 327, dự án trồng rừng Việt - Đức và các ch−ơng trình KNKL góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo h−ớng giảm tỷ lệ đất ch−a sử dụng, kết quả tổng hợp ở bảng 3-2.

Bảng 3-2. Biến động cơ cấu đất đai

Năm 1993 Năm 1998 Năm 2003

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.989,40 100,0 1.989,40 100,0 1.989,40 100,0 1 Đất nông nghiệp 531,16 26,7 831,16 41,8 821,41 41,3 2 Đất lâm nghiệp 175,20 8,8 338,40 17,0 872,05 43,8 3 Đất thổ c− 30,60 1,5 34,50 1,7 52,70 2,7 4 Đất chuyên dùng 67,40 3,4 97,40 4,9 135,40 6,8 5 Đất ch−a sử dụng 1.185,04 59,6 687,94 34,6 107,84 5,4 Từ bảng 3-2 cho thấy đất nông nghiệp tăng từ 26,7% (1993) lên 41,8% tổng diện tích đất tự nhiên (1998) và giảm xuống còn 41,3% (2003). Nguyên nhân tăng

do ng−ời dân khai hoang đất trống đồi núi trọc để trồng cây ăn quả, đồng thời một phần đất v−ờn chuyển sang đất ở, chi tiết trong phụ biểu 5A, 5B.

Đất lâm nghiệp cũng tăng từ 8,8% (1993) lên 43,8% (2003), nguyên nhân do xã thực hiện các dự án trồng rừng, chuyển từ diện tích đất đồi núi ch−a sử dụng sang trồng mới và khoanh nuôi phục hồi rừng.

Diện tích đất chuyên dùng tăng từ 3,4% (1993) lên 6,8% (2003). Nguyên nhân tăng do đặc điểm của địa ph−ơng nằm trong vùng lụt, hàng năm phải tu sửa nâng cấp các công trình giao thông, thuỷ lợi, làm đ−ờng giao thông, đê,... Phần diện tích này đ−ợc chuyển từ diện tích đất ch−a sử dụng sang.

Đất thổ c− tăng từ 1,5% (1993) lên 1,7% (1998) và 2,7% (2003). Nguyên nhân do gia tăng dân số cho nên phải chuyển mục đích sử dụng từ những loại đất khác (đất v−ờn, đất ch−a sử dụng) nhằm đáp ứng nhu cầu đất ở cho ng−ời dân trong xã. Đất ch−a sử dụng giảm từ 59,6% (1993) xuống còn 5,4% (2003). Nguyên nhân giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất lâm nghiệp, nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở.

Nh− vậy, các chính sách đã có tác động tích cực trong sử dụng đất ở địa ph−ơng, đặc biệt phần lớn diện tích đất trống đồi núi trọc đã đ−ợc sử dụng vào các mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp góp phần tích cực trong công tác quản lý đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Biến động tỷ lệ các loại đất đai đ−ợc mô tả ở hình 3.2.

Đất NN Đất LN Đất TC Đất CD Đất CSD 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 Tỷ trọng (%) Loại đất Năm 1993 Năm 1998 Năm 2003

Hình 3.2. Biểu đồ mô tả biến động cơ cấu đất đai

Sự tác động của các chính sách đến công tác quản lý sử dụng đất và sản xuất có thể đ−ợc đánh giá qua các mặt sau:

- Chuyển dịch cơ cấu đất sản xuất nông - lâm nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp tăng từ 26,7% (1993) lên 41,8% (1998) so với tổng diện tích tự nhiên (tăng 300 ha). Nguyên nhân là do ng−ời dân chuyển 243,04 ha từ đất đồi núi ch−a sử dụng và 56,96 ha đất bằng ch−a sử dụng sang trồng cây ăn quả. Từ năm 1998 đến năm 2003, diện tích đất nông nghiệp giảm 9,75 ha do chuyển sang đất ở.

Trong khi đó, đất lâm nghiệp tăng từ 8,8% (1993) lên 43,8% (2003) so với tổng diện tích tự nhiên. Nguyên nhân, do xã đ−a 456,15 ha đất đồi núi ch−a sử dụng vào trồng rừng, khoanh nuôi là 240,7 ha thành rừng tự nhiên.

- Hiệu quả sử dụng đất

Những năm tr−ớc đây, khi ch−a có những chính sách về giao quyền sử dụng đất thì hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp rất thấp do ng−ời dân ch−a chủ động trong sản xuất. Từ khi có Nghị định 64/CP quy định về giao đất nông nghiệp, Nghị định 02/CP, Nghị định 163/CP về giao và thuê đất lâm nghiệp đã khuyến khích ng−ời dân nhận đất, nhận rừng từ đó họ đã chú trọng đầu t− phát triển sản xuất.

Sản xuất nông nghiệp đ−ợc chú trọng đầu t− thâm canh tăng vụ, đ−a giống mới vào sản xuất. Năng suất lúa bình quân 32,4 tạ/ha/vụ tr−ớc đây nâng lên 47,3 tạ/ha/vụ. Nhiều diện tích đất lúa một vụ tr−ớc đây nay chuyển sang trồng cây hoa mầu và canh tác 2 vụ. Toàn bộ diện tích n−ơng rẫy tr−ớc kia cho hiệu quả thấp nay đã chuyển sang trồng cây ăn quả và NLKH đem lại thu nhập cao cho ng−ời dân.

Các chính sách đầu t− hỗ trợ trồng rừng tại địa ph−ơng đ−ợc đẩy mạnh, dự án 327 và dự án trồng rừng Việt - Đức đã sử dụng phần lớn đất trống đồi núi trọc vào trồng, khoanh nuôi phục hồi rừng. Các dự án góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ng−ời dân. Đặc biệt trong t−ơng lai rừng sẽ đem lại hiệu quả sinh thái to lớn đối với cuộc sống ng−ời dân trong toàn xã.

Thu nhập của ng−ời dân xã Huyền Sơn chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và cây ăn quả, vì vậy những chính sách áp dụng vào địa ph−ơng đã có tác động tích cực đối với việc phát triển sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nh− diện tích cây ăn quả (Na, Vải) tăng từ 28,56 ha (1993) lên 411,51 ha. Những thay đổi trên đã góp phần nâng cao mức sống của ng−ời dân địa ph−ơng. Theo báo cáo hàng năm của UBND xã, sự thay đổi về mức sống của các HGĐ đ−ợc trình bầy trong bảng 3-3.

Bảng 3-3. Sự thay đổi về hoàn cảnh kinh tế

TT Loại hộ Năm 1993 (%) Năm 1998 (%) Năm 2003 (%)

1 Nghèo 35,7 32,4 25,3

2 Trung bình 58 55,3 52,1

3 Khá 6,3 12,3 22,6

Kết quả bảng 3-3 cho thấy, mức sống của ng−ời dân đ−ợc nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,7% (1993) xuống còn 25,3% (2003), số hộ khá đ−ợc tăng lên từ 6,3% lên 22,6%. Kết quả thay đổi đ−ợc mô tả qua hình 3.3

0 10 20 30 40 50 60 Tỷ trọn g (%)

Nghèo Trung bình Khá Loại hộ

Hoàn cảnh kinh tế năm 1993 Hoàn cảnh kinh tế năm 1998 Hoàn cảnh kinh tế năm 2003

Hình 3.3. Biểu đồ mô tả thay đổi về hoàn cảnh kinh tế

- Công tác quản lý

Tr−ớc đây, khi ch−a có chính sách giao đất sản xuất nông lâm nghiệp đến từng HGĐ thì diện tích đất nông nghiệp giao cho 3 Hợp tác xã liên thôn quản lý, diện tích đất lâm nghiệp và đất trống đồi núi trọc do lực l−ợng kiểm lâm phối hợp với UBND xã quản lý. Công tác quản lý gặp nhiều khó khăn do phần lớn các diện tích

đất của các HGĐ là tự nhận, không có giấy chứng nhận QSDĐ cho nên ranh giới và diện tích không rõ ràng. Tình trạng tranh chấp ranh giới, vi phạm lâm luật xảy ra th−ờng xuyên điều này ảnh h−ởng tới việc ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại địa ph−ơng. Nh−ng từ khi có nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nghị định 02/CP, Nghị định 64/CP giao đất nông nghiệp, giao đất khoán rừng, xã Huyền Sơn đã triển khai công tác GĐGR và đạt đ−ợc kết quả khả quan. Cụ thể diện tích các loại đất đai đã đ−ợc giao cho các đối t−ợng quản lý đ−ợc thống kê ở bảng 3-4.

Bảng 3-4. Hiện trạng sử dụng đất theo chủ quản lý năm 2003

Đất đã giao sử dụng TT Loại đất Tổng diện tích Tổng Hộ GĐ UBND xã Đất ch−a giao SD Tổng diện tích 1.989,40 1.881,56 1.512,11 369,45 107,84 1 Đất nông nghiệp 821,41 821,41 780,56 40,85 2 Đất lâm nghiệp 872,05 872,05 678,85 193,20 3 Đất chuyên dùng 135,40 135,40 135,40 4 Đất ở 52,70 52,70 52,70 5 Đất ch−a sử dụng 107,84 107,84

Kết quả ở bảng 3-4 cho thấy xã đã giao quyền sử dụng đất cho các đối t−ợng chiếm 95% tổng diện tích tự nhiên của xã. Diện tích ch−a giao sử dụng chiếm 5%, phần lớn là đất sông suối và đất trống đồi núi trọc nơi cao, dốc.

Việc thực hiện các nội dung quản lý Nhà n−ớc theo quyết định 245/QĐ-TTg đã đ−ợc quán triệt trong toàn xã, thể hiện rõ trách nhiệm của UBND xã trong quản lý Nhà n−ớc về rừng và đất rừng. Xã đã lập danh sách các hộ tham gia nhận đất nhận rừng vào sổ lâm bạ, tiến hành lập các hợp đồng, khế −ớc khoán bảo vệ rừng, trồng rừng đối với các hộ tham gia. Chỉ đạo các thôn có đất lâm nghiệp xây dựng quy −ớc quản lý bảo vệ rừng. Xã phối hợp với lực l−ợng kiểm lâm th−ờng xuyên theo dõi, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng báo cáo lên cấp huyện. Thực hiện tốt việc phòng cháy, chữa cháy. Các thôn đều thành lập tổ bảo vệ rừng và tr−ởng thôn làm tổ tr−ởng, chi phí do các hộ có rừng đóng góp. Th−ờng xuyên mở các đợt tuyên truyền, h−ớng dẫn phòng chống cháy rừng đến toàn thể ng−ời dân. Đồng thời xử phạt nghiêm minh những tr−ờng hợp vi phạm lâm luật. Riêng năm 2003 đã bắt và xử phạt hành chính 10 tr−ờng hợp [49].

Nh− vậy, việc triển khai các chính sách trên địa bàn xã Huyền Sơn đã đem lại những thay đổi tích cực trong công tác quản lý sử dụng đất sản xuất nông, lâm nghiệp. Phần lớn diện tích đất đã đ−ợc giao cho HGĐ quản lý và đ−a vào kinh doanh có hiệu quả những diện tích đất trống đồi núi trọc. Việc thực hiện tốt nội dung quản lý Nhà n−ớc của UBND xã về quản lý rừng và đất rừng góp phần tích cực vào ổn định phát triển kinh tế tại địa ph−ơng.

3.2.2. Cơ sở kinh tế - xã hội

3.2.2.1. Cơ sở kinh tế a. Sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho quy hoạch sử dụng đất sản xuất Lâm Nông Nghiệp xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)