Tóm tắt mô hình 4 biến (Model Summary)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢNXUẤT VÀ ĐỀXUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁ THÁT LÁT CÒM ỞTỈNH HẬU GIANG NĂM 2007 (Trang 67)

hình Đưa các biến vào (Variables Entered) Chuyển các biến vào (Variables Removed) Phương pháp (Method) 1 - Chi phí khác (CPK), - Mô hình nuôi (MHN), - Hình thức nuôi (HTN), - Lãi vay (LAI),

- Kinh nghiệm (KN), - Xử lý nước (XULY), - Mật độ nuôi (MATDO), - Thuốc thủy sản (TTS), - Ao vèo (AODEO), - Thức ăn (TA), - Giống (GIONG) Enter - Lao động (LD)

a All requested variables entered. b Dependent Variable: NS.

Kết quả xử lý như sau (bảng 4.54 và 4.55)

Hệ số tương quan (R) : 0,946 Hệ số tương quan xác định (R Square) : 0,894 Hệ số tương quan xác định đã điều chỉnh (Adjusted R Square): 0.890 Sai số chuẩn của ước lượng (Std. Error of the Estimate) : 0,539

Độ tự do (df) : 4 Số thống kê (F) : 190,678 Giá trị (Sig.) : 0,000

Bảng 4.54 Tóm tắt mô hình 4 biến (Model Summary) Mô hình (Model) Hệ số tương quan (R) Hệ số tương quan xác định (R Square) Hệ số tương quan xác định đã điều chỉnh (Adjusted R Square) Sai số chuẩn của ước lượng

(Std. Error of the Estimate)

1 ,946(a) ,894 ,890 ,539

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Bảng 4.55Phân tích (ANOVA(b)) Mô hình Tổng bình phương (Sum of Squares) Độ tự do (df) Trung bình bình phương (Mean Square) Số thống kê (F) Gía trị (Sig.) Hồi quy 222,303 4 55,576 190,678 ,000(a) Số dư 26,232 90 ,291 Tổng cộng 248,535 94

a Predictors: (Constant), TĂ, MHN, KN, GIONG b Dependent Variable: NS Kết quả xử lý ở mức ý nghĩa 10% thì các biến sau có ảnh hưởng đến năng suất: Các biến Hệ số (B) T Giá trị (Sig.) (Hằng số) -2,024 -7,471 0,000 X1: Kinh nghiệm 0,271 2,160 0,033 X2: Mô hình nuôi 0,278 1,735 0,086 X9: Giống 0,522 5,729 0,000 X11: Thức ăn 0,333 4,693 0,000 Các biến trên giải thích đến 89,40% (R2 = 0.894) sự thay đổi của năng suất TLC và các biến này cũng có mối tương quan rất chặt chẽđến năng suất (R = 0,946)

Như vậy, mô hình hồi qui đa biến dựa theo các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc

ở mức ý nghĩa p < 0,10 là hoàn toàn có ý nghĩa:

LgY = Lg(-2,024) + 0,271 Lg(X1) + 0,278 Lg(X2) + 0,522 Lg(X9) + 0,333 Lg(X11).

4.2.2.3 Phân tích phương sai của các biến độc lập

Kiểm định giả thuyết:

Đặt H0: p = 0: Các yếu tốđầu vào không ảnh hưởng đến năng suất cá.

H1: p ≠ 0: Nghĩa là có ít nhất một yếu tốđầu vào tác động lên sự biến động năng suất cá. Ta có: Giá trị (sig.) tương ứng với mức ý nghĩa quan sát được là 0,000 (p < 0,01). Có sự

tồn tại ý nghĩa 1% (tức là có 99% độ tin cậy), cho ta kết luận có tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa năng suất cá TLC và các yếu tốđầu vào là mô hình nuôi, kinh nghiệm nuôi, thức ăn và giống.

Tóm lại, Hàm Cobb-Douglass cho chúng ta xác định được các nhân tốđầu vào là giống, thức ăn, mô hình nuôi, kinh nghiệm nuôi ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá TLC được trình bày như sau: LgY = Lg(-2,024) + 0,271 Lg(kinh nghiệm) + 0,278 Lg(mô hình nuôi) + 0,522 Lg(giống) + 0,333 Lg(thức ăn).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Qua đó cho thấy các yếu tố đầu vào là giống, thức ăn, mô hình nuôi, kinh nghiệm nuôi (dựa trên kinh nghiệm kết hợp với khoa học – kỹ thuật), các hộ nuôi có thểđầu tư thêm

để tăng năng suất cá nuôi trong thời gian tới.

4.3 PHÂN TÍCH SWOT 4.3.1 Điểm mạnh

- Hậu Giang là một vùng có điều kiện tốt để nuôi cá TLC như mật độ sông rạch trung bình 1,8-2 km/km2và chi phối bởi hai chế độ triều là nhật triều và bán nhật triều do đó thích hợp với tập quán sinh trưởng của cá TLC.

- Thủy sản đượcxác định là thế mạnh thứ hai sau cây lúa, làm cơ sởquy hoạch mở rộng diện tích nuôi cá TLC thương phẩm đến năm 2010 lên 500 ha.

- Tỉnh đang chú trọng nghiên cứu ứng dụng ngày càng nhiều khoa học công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi và kỹ thuật phòng trị bệnh cho người nuôi. Ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất cung cấp giống, đáp ứng nhu cầu của người nuôi, cung cấp con giống chất lượng. Ngày càng có nhiều cơ sở thu mua đến tận nơi sản xuất. Quản lý môi trường nuôi được chú trọng. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thủy sản... và áp dụng một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư hợp lý đã tác động tích cực đến sự phát triển của ngành thủy sản. - Trong quá trình nuôi thủy sản, người nuôi ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật đểứng dụng vào sản xuất, quan tâm đến các đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, tận dụng lao động nhàn rỗi, nguồn nguyên liệu sẵn có để tạo việc làm, tăng thu nhập và tăng khả năng cạnh tranh.

- Sản phẩm TLC ngày càng được tiêu thụ mạnh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

4.3.2 Điểm yếu

- Nhìn chung nông dân nuôi cá thát lát còn mang tính tự phát (83,20% chưa hợp tác), làm ăn riêng lẻ, sản xuất manh mún.

- Nguồn cá tạp tự nhiên ngày càng giảm, do đó phát động nông dân mở rộng diện tích nuôi cá TLC thương phẩm đến năm 2010 lên 500 ha sẽ gặp khó khăn về thức ăn.

- Vốn tín dụng cho nuôi trồng thủy sản (NTTS) đa phần người nuôi tiếp cận chưa nhiều, nhu cầu vay để đầu tư cho NTTS thì rất lớn, qua điều tra có 77,9% hộ cần vay vốn để

NTTS.

- Có điều kiện tốt để nuôi trồng thủy sản, nhưng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế

- kỹ thuật chưa theo kịp phong trào phát triển nuôi cá TLC. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, giá thành còn cao. Hơn nữa cơ chế chính sách chưa hấp dẫn nhiều DN trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Thông tin thị trường thiếu, thị trường thu mua sản phẩm tự phát (87,40% sản phẩm bán cho người thu gom), chưa ổn định, kỹ thuật nuôi của người dân thấp, trình độ sản xuất của nông dân không đồng đều, chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất và chưa đạt chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến yếu thế trong cạnh tranh hàng hóa,sản phẩm hầu hết bán ở dạng thô chưa qua chế biến.

- Môi trường nuôi trồng thủy sản ngày càng xấu đi, nguồn lơi thủy sản suy giảm, nguồn cá tạp ngày càng cạn kiệt.

- Chưa có thương hiệu.

4.3.3 Cơ hội

- Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn đang

được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉđạo.

- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm TLC trên thị trường ngày càng tăng, thể hiện giá cả thu mua ngày càng tăng cao.

- Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế sẽ tạo nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tạo điều kiện để sản phẩm của tỉnh có khả

năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Đến nay có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đầu tư trên địa bàn của tỉnh. - Hiện nay có nhiều Viện/Trường hợp tác với tỉnh để nghiên cứu các sản phẩm thủy sản có thế mạnh của tỉnh. Các chương trình hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước cũng tăng lên...

4.3.4 Thách thức

- Các chính sách về thủy sản của tỉnh còn thiếu, chưa đồng bộ về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng đầu vào, môi trường nuôi trồng thủy sản và sản phẩm đầu ra, cũng như các quy định khác về chuẩn hoá quốc tế.

- Thị trường đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi sản phẩm của tỉnh được sản xuất tự phát và sản xuất ở quy mô nhỏ, do

đó chất lượng sản phẩm không đồng nhất và không đạt chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm dẫn đến thách thức lớn về cạnh tranh hàng hóa.

- Ô nhiễm môi trường chưa được chú trọng, nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, nguồn cá tạp ngày càng cạn kiệt.

- Đa số người sản xuất chưa am hiểu về luật lệ của quốc tế, sử dụng dư lượng kháng sinh trên cá nuôi còn phổ biến…

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.3.5 Các chiến lược thích ứng

4.3.5.1 Chiến lược đột phá (Kết hợp mặt mạnh và cơ hội)

- Tăng cường vai trò của Nhà nước trong CNH, HĐH ngành thủy sản. -Kêu gọi đầu tư của các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước. - Mở rộng qui mô sản xuất.

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi.

4.3.5.2 Chiến lược chuẩn bị (Kết hợp điểm yếu và cơ hội)

- Quy hoạch vùng nuôi thủy sản.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật.

- Đầu tư cơ sở sản xuất giống, giống tốt, bảo đảm đáp ứng nhu cầu. - Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người sản xuất.

- Tăng cường mạng lưới cán bộ công tác khuyến ngư. - Tăng cường nguồn vốn cho người sản xuất vay. - Xây dựng thương hiệu cá thát lát Hậu Giang.

4.3.5.3 Chiến lược phòng thủ (Kết hợp điểm yếu và đe dọa)

- Thực hiện tốt công tác kiểm soát giống, thức ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các nhà doanh nghiệp và người nuôi cá.

- Phổ biến công nghệ thông tin về kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh, thị trường tiêu thụ và luật pháp...

- Liên kết các hộ chăn nuôi để phát huy nội lực, giảm thiểu rủi ro.

4.3.5.4 Chiến lược giảm rủi ro (Kết hợp điểm mạnh và đe dọa)

- Tận dụng nguồn cá tạp hiện có, khai thác thế mạnh đặc thù của địa phương đẩy mạnh sản xuất

- Hạ giá thành sản phẩm tăng tính cạnh tranh.

- Hợp đồng sản phẩm với các doanh nghiệp thu mua chế biến. - Quảng bá thương hiệu cá thát lát Hậu Giang.

Tóm lại, qua phân tích ma trận SWOT, Hậu Giang nên chọn chiến lược phòng thủ (để

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu cao ý thức bảo vệ môi trường, ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và liên kết để

sản xuất giảm thiểu rủi ro) kết hợp với chiến lược đột phá (liên kết mạnh mẻ bốn nhà để

mở rộng sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo) để phát huy tối đa thế

mạnh, tranh thủ tốt nhất cơ hội, đồng thời hạn chế các yếu điểm, phân tán rủi ro để góp phần vươn lên đuổi kịp các tỉnh xung quanh.

4.4 CÁC GIẢI PHÁP 4.4.1 Những thuận lợi

- Cá TLC là một trong những đối tượng thích nghi rất tốt với điều kiện vùng đất Hậu Giang, dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao, khảo sát hiện trạng cho thấy thời vụ thả giống nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 7 và thu hoạch nhiều nhất từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Cá TLC được phát triển mạnh ở tiểu vùng V; diện tích, năng suất, sản lượng tăng nhanh như năm 2005 từ 40 ha tăng lên 85 ha năm 2007, năng suất từ 3 tấn/ha tăng lên 14 tấn/ha năm 2007 và sản lượng từ 120 tấn năm 2005 tăng lên 1.190 tấn năm 2007. Giá trị tổng sản lượng từ 3.240 triệu đồng năm 2005 tăng lên 23.790 triệu đồng năm 2006 và 45.220 triệu đồng năm 2007. Giải quyết 58,57 % lao động của hộ và tăng thu nhập đáng kể cho người nuôi.

- Có 3 mô hình nuôi phổ biến hiện nay ở Hậu Giang là nuôi ao, nuôi ruộng và nuôi vèo. Diện tích nuôi cá TLC năm 2007 trung bình 1.478,63 m2/hộ; năng suất trung bình 4,70 kg/m2. Sản lượng trung bình 1.019,16 kg/hộ. Doanh thu 39.646.010 đ/hộ, Chi phí 28.118.780 đ/hộ, lợi nhuận 11.527.220 đ/hộ

- Hiệu quả kỹ thuật xác định, biến động năng suất cá TLC 89,40 % là do sự tác động của các yếu tốđầu vào như: kinh nghiệm nuôi, mô hình nuôi, giống và thức ăn.

4.4.2 Khó khăn

Khó khăn trong thời gian qua là nguồn giống còn thiếu chủđộng, chưa đáp ứng nhu cầu (chỉ đáp ứng được 42,60% con giống), thả nổi việc kiểm tra chất lượng giống (không kiểm tra con giống 94,70 %.), chưa có tiêu chuẩn đểđánh giá chất lượng cá giống, chưa sản xuất con giống quanh năm nên thả nuôi và thu hoạch đồng loạt trong khoảng thời gian ngắn trong năm, nên giá cả thu mua không ổn định gây thiệt hại cho người nuôi. Tỷ lệ sử dụng cá tạp làm thức ăn để nuôi chiếm 69,18%, tuy nhiên nguồn cá tạp tự nhiên ngày càng giảm, làm cho chi phí nuôi cá ngày càng tăng cao; giá thành cao, hiệu quả

nuôi thấp.

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh, có đến 65,30% không được hỗ trợ kỹ thuật nuôi, do đó dẫn đến hao hụt nhiều, giá thành cao, đạt hiệu quả thấp. Đa số người nuôi có học vấn trung bình là lớp 7, đây là một hạn chế trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Qua khảo sát có đến 77,90% hộ nuôi cá có nhu cầu nhưng không được vay vốn, nhu cầu vay vốn để mua con giống chiếm 60 %, mua thức ăn chiếm 37,14% và đầu tư ao, mương, vèo chiếm 2,86%.

Có đến 83,20% hộ nuôi chưa gia nhập tổ chức hợp tác sản xuất, thể hiện các hộ nuôi riêng lẻ, manh mún.

Người nuôi bán cho người thu gom cao nhất chiếm 87,40% (người thu gom bán cho các chợđầu mối ở các thành phố lớn như Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh); bán cho chợ 3,20%; bán cho đại lý chiếm 7,40% và bán cho công ty chế biến thấp nhất là 2,10%. Giá cả thu mua thường không ổn định gây bất lợi cho người sản xuất.

Có 15,80% hộ nuôi đề nghị phổ biến thông tin thị trường về cá thát lát để người nuôi theo dõi.

4.4.3 Giải pháp

4.4.3.1 Về sản xuất

- Nghiên cứu sản xuất cá giống quanh năm, đáp ứng đủ nhu cầu người nuôi, giống chất lượng tốt, nuôi quanh năm, thu hoạch quanh năm làm giảm mất cân đối giữa cung và cầu của sản phẩm, làm cho giá cả thu mua ổn định hơn có lợi cho người nuôi.

- Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp riêng cho cá thát lát còm, thay thế nguồn cá tạp đang khan hiếm hiện nay đểđáp ứng nhu cầu của người nuôi hiện nay và trong thời gian tới.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng đầu vào (giống, thức ăn, thuốc thủy sản, môi trường nuôi trồng thủy sản) và sản phẩm đầu ra.

- Tăng cường công tác chuyển giao khoa học – kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh nhằm nâng cao kiến thức người nuôi.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho người nuôi cá. - Liên kết các hộ chăn nuôi để phát huy nội lực, giảm thiểu rủi ro.

- Nghiên cứu mô hình sản xuất thích hợp để người nuôi học tập ứng dụng.

- Quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng khai thác lợi thế từng tiểu vùng sinh thái, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, tăng lợi thế cạnh tranh.

- Nuôi trồng thủy sản thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn để đào ao, gia cố bờ bao, làm vèo; mua thức ăn; con giống… trong khi nguồn lực của người dân còn hạn chế. Vì vậy, Hậu Giang nên có các chính sách hỗ trợ vốn vay kịp thời, thủ tục thuận lợi và với lãi suất thích hợp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.4.3.2 Hiệu quả tài chính

Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 mô hình nuôi phổ biến hiện nay ở Hậu Giang là nuôi ao, nuôi ruộng và nuôi vèo. Doanh thu trung bình/m2 chung cho cả ba hình thức nuôi là 177.390 đồng, chi phí trung bình/m2 là 138.050 đồng và lợi nhuận trung bình/m2 là

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢNXUẤT VÀ ĐỀXUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁ THÁT LÁT CÒM ỞTỈNH HẬU GIANG NĂM 2007 (Trang 67)